Đối với NHNN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 61)

2. BAN ĐIỀU HÀNH

3.3.2. Đối với NHNN

Với vai trò là cơ quan quản lý ngành ngân hàng, điều hành thị trường tiền tệ, NHNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định lãi suất thị trường, tạo các điều kiện cần thiết đê nâng cao hiệu quả công tác quản trị rui ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

 Xây dựng và hoàn thiện các văn bản chính sách, quy định liên quan tới hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng, như: văn bản hướng dẫn tôt chức thực hiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, quy trình quản trị rủi ro lãi suất, các chỉ tiêu đo lườn rủi ro lãi suất, các quy định về giới hạn rủi ro lãi suất và văn bản hướng dẫn giao dịch các nghiệp vụ phái sinh.

 Tăng cường điều hành và hỗ trợ hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các ngan hàng thông qua việc hỗ trợ các ngân hàng trong công tác đào tạo , tập huấn cán bộ nghiệp vụ: phổ biến kinh nghiệm về quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng trong và ngoài nước; thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hiện đai hóa ngân hàng thông qua việc tìm kiếm đối tác chiến lược, mở rộng hợp tác quốc tế...

 Điều hành linh hoạt, thận trọng CSTT, lãi suất và tỷ giá – là nền tảng xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTD. NHNN cần thiết nâng cao năng lực dự báo các diễn biến của các nhân tố thị ngfm nhằm sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đón đầu, tránh các cú sốc về lãi suất, gây tổn thương cho các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng.

Với một số giải pháp và kiến nghị đưa ra trong chương III, chuyên đề hy vọng sẽ giúp Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện công tác quản trị rủi ro lãi suất được hiệu quả hơn đồng thời góp phần nâng cao tính ổn định của toàn hệ thống tài chính – ngân hàng.

KẾT LUẬN

Với tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay thì hoạt động quản trị rủi ro và đặc biệt là quản trị rủi ro lãi suất là một yêu cầu cấp thiết đối với các ngân hàng và trong đó có MB. Với mong muoons có thể góp phần giúp Ngân hàng TMCP Quân Đội nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, chuyên đề đã tập trung nghiên cứu các nội dung chính như sau:

1.Các lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất cũng như quy trình quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng.. Chuyên đề đã nêu ra các quy định về quản trị rủi ro lãi suất mà Ủy ban Basel đề xuất các ngân hàng thương mại nên áp dụng, và các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất nộ bảng cũng như ngoại bảng.

2.Phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội qua các nội dung về công tác tổ chức quản trị, nhận biết và dự báo rủi ro, phương pháp đo lường rủi ro lãi suất, và các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất đang được thực hiện tại MB. Trên cơ sở đó, có những đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng, các mặt tích cực đã đạt được, các điểm còn tồn tại, cũng như các nguyên nhân của những tồn tại này, để từ đó có những giải pháp khắc phục.

3.Đề xuất một hệ thống các giải pháp có thể áp dụng tại MB trong thời gian tơid để hoạt động quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện hiệu quả hơn. Đồng thơi, chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN và cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện cho MB nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung có thể nâng cao hiệu quản hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng mình.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng nghiên cứu của bản thân và điều kiện về số liệu thu nhập còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để chuyên được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w