Nhóm giải pháp về phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 57)

2. BAN ĐIỀU HÀNH

3.2.3.Nhóm giải pháp về phòng ngừa rủi ro lãi suất

Sử dụng linh hoạt các biện pháp phòng ngủa rủi ro nội bảng

Sự không cân xứng về kỳ hạn TSC –TSN là một trong hai nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Sự chênh lệch này càng lớn thì nguy cơ quy mô rủi ro lãi suất càng cao. Do

đó, để giảm thiểu quy mô rủi ro lãi suất, ngân hàng cần điều chỉnh linh hoạt kỳ hạn TSC – TSN thông qua 4 loại chiến lược tái cơ cấu các khoaarn mục nội bàng, bao gồm:

- Tái cơ cấu TSC : thay đổi cơ cấu TSC trên bảng cân đối kế toán, có thể là danh mục đầu tư hoặc danh mục cho vay của ngân hàng. Ví dụ như tang TSC ngắn hạn và giảm TSC dài hạn;

- Tái cơ cấu TSN : thay đổi cơ cấu TSN trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ như giảm TSN ngắn hạn và tăng TSN dài hạn.

- Tăng trưởng: theo đuổi tăng tr]ngr bảng cân đối kế toán bằng cách tăng TSC và TSN. Đầy là một trương hợp của chiến lược quản lý hỗn hợp. Ví dụ, tăng TSC ngắn hạn được tài trợ bởi TSN dài hạn;

- Thu hẹp: theo đuổi thu hẹp bảng cân đối kế toán bằng cách giảm TSC va TSN. Đây cũng là một trường hợp của chiến lược quản lý hỗn hợp. Ví dụ, giảm TSC dài hạn và việc thanh toán các TSN ngắn hạn;

Phát triển và mở rộng việc sử dụng các công cụ phái sinh

Các nghiệp vụ phái sinh là công cụ rất hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro thị trường nói chung và phòng ngừa rủi ro lãi suất nói riêng. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay, chưa có sự quan tâm và đầu tư thích đáng đối với công cụ này, trong đó có MB. Do đó, để có thể phát triển được công cụ này, trước hết đòi hỏi Ban lãnh đạo MB phải ó nhận thực đúng mức về vai trpf quan trọng trong việc triển khai các công cụ phái sinh trong thực tế. Từ đó, ngân hàng cần xây dựng các văn bản hướng dẫn và quy chế phù hợp, tăng cường đào tạo cán bộ nghiệp vụ về các công cụ phái sinh... tạo nền tảng vững chắc để có thể sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả.

 Giảm thiểu nguy cơ rủi ro lãi suất

MB cũng giống như phần lớn các ngân hàng Việt Nam hiện nay, vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyển thống là cho vay và huy động vốn , trong khi đây là những hoạt động gắn liền với rủi ro lãi suất. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ rủi ro lãi suất – đây cũng là xu hướng tất yếu đối với các ngân hàng trong thời gian tới – MB cần thực hiện tăng cườ mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ thu phí, từng bước tăng tỷ trọng của các loại hình dịch vụ này, thông qua việc đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ đã có, xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, thực hiện tốt công tác Marketing giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.

 Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro

Hệ thống thông tin quản trị chính các, kịp thời và đầy đủ là điều cần thiết cho việc quản lý rủi ro lãi suất, giúp nhà quản trị thông báo và hỗ trợ việc tuân thủ chính sách do HĐQT đưa ra. Do đó, về dài hạn, ngân hàng cần dầu tư hệ thống công nghệ thông tin riêng phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng. Trên cơ sở đó, yêu cầu đối với các báo cáo đo lường rủi ro lãi suất phải được thực hiện thường xuyên và so sánh với các hạn mức đã được đặt ra. Ngoải ra, các dự đôán hoặc ược lượng rủi ro trong quá khứ nên so sánh với kết quả thực tế để các định bất kỳ sự hạn chế của mô hình đo lường rủi ro lãi suất.

Các báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất cần được xem xét thường xuyên bởi HĐQT, bao gồm:

- Khái quát tình hình tổng thể rủi ro lãi suất của ngân hàng; - Mức độ rủi ro lãi suát của ngân hàng

- Báo cáo việc tuân thủ các chính sách và giới hạn;

- Các giả định chính, chẳng hạn thông tin hành vi người đi vay trả nợ trước hạn hoặc hành vi của người gửi tiền rút tiền trước hạn nhằm giúp ngân hàng có thể thiết lập những giả định về rủi ro quyền lực chon;

- Kết quả kiểm tra tình huống ( stress testinh), bao gồm cả đánh giá khả năng xảy ra biến cố trong các giả định chính và các thông số;

- Tóm tắt những phát hiện của các đánh giá chính sahcs rủi ro lãi suất, tính đầy đủ của hệ thống đo lường rủi ro lãi suất bao gồm cả những phát hiện của kiểm toán viên nội bộ hoặc bên ngoài hay bất kỳ những người đánh giá độc lập khác;

 Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng đối với toàn bộ cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống.

Đay cũng chính là một trong các định hướng hoạt động quản trị rủi ro của MB thơi gian tới. Để thực hiện được điều này không phải một sớm một chiều, tuy nhiên hiều quả mà nó mang lại thật sự to lớn. Do đó, ngân hàng cần thiết bắt đầu triển khai các biện pháp cụ thể như: ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn đối với toàn bộ cán bọ nhân viên về vấn đề quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng: tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề mở rộng, tập huấn tới từng đơn vị kinh doanh..

Rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng có thể thực hiện rất nhiều biện pháp, tuy nhiên chỉ có thể hạn chế và giảm thiểu rủi ro mà không thể hoàn toàn tránh tiếp tục củng cố và nâng cao vị thế, cũng như tiểm lực tài chính, đảm bảo thực hiện các quy định an toàn của NHNN, để có thể ứng phó tốt nhất trong trường hợp khi rủi ro xảy đến.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 57)