Nhóm giải pháp về tổ chức quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 54)

2. BAN ĐIỀU HÀNH

3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản trị rủi ro lãi suất

Cán bộ quản trị, điều hành và chuyên trách về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng trong ngân hàng chính là những người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước cổ đông và toàn bộ Ngân hàng về kết quả kinh doanh – thu nhập, chi phí và tình trạng rủi ro của Ngân hàng. Do đó, những cán bộ này cần thiết phải có kiến thức toàn diện và năng lực quản trị rủi ro lãi suất.

Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất của các bộ quản trị điều hành và cán bộ chuyên trách, cách tốt nhất trong giai đoạn hiện nay vẫm kết hợp đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tư vấn. Mở riêng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với trình độ nâng cao dần cho các cán bọ điều hành các cấp với từng phương pháp học liệu riêng phù hơp. Mặt khác, các cán bộ quản trị điều hành cấp cao cần có các chuyên gia về quản trị rủi ro để tham mưu tư vấn mỗi khi cần quyết định những vấn đề liên quan. Về lâu dài, với ưu thế của mộ ngân hàng TMCP hàng đầu, MB nên cân nhắc đưa yêu cầu về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng như một tiêu thức bát buộc để được lựa chọn và bổ nhiệm vào các vị trí cán bộ quản trị và điều hành tương ứng.

 Xây dựng mục tiêu toàn diện trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

Mục tiêu trong quản lý rủi ro lãi suất gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là kiểm soát sự biến động của thu nhập ròng và mục tiêu dài hạn là kiểm soát sự biến động của giá trị kinh tế của vốn tự có, thông qua việc kiểm soát giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có và các công cụ/ khoản mục ngoại bảng. Mỗi mục tiêu đều có mức độ quan trọng khác nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Mục tiêu dài hạn sẽ trở nên không khả thi nếu ngân hàng thực hiện quản trị không tốt trong ngắn hạn. Cũng như để phát triển bền vững và laai dài, ngân hàng không thể chỉ đặt trọng tâm vào ngắn hạn. Do đó, các ngân hàng nói chung và MB nói riêng, cần thiết phải kiểm soát sự biến động của cả NII và E.

Bảng 3.2. So sánh NII và E

Chỉ tiêu ∆NII ∆E

Mục tiêu Kiểm soát biến động thu nhập

Kiểm soát biến động giá trị ròng của ngân hàng

Thời gian Ngắn hạn Dài hạn

Loại hình quản trị ALM Đối phó Chiến lược

Phương pháp và công cụ + GAP

+ Phân tích giả định thu nhập lãi ròng

+ VAR

+ Kỳ hạn ( Duration)

+ Phân tích giả định giá trị kunh tế của vốn tự có

+ VAR  Xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất

MB cần xây dựng các chính sách và thủ rục quản trị rủi ro lãi suất một cách rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của ngân hàng, nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro lãi suất. Các chính sách và thủ tục cần được phân đinh rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn về quyết định rủi ro lãi suất, chiến lược phòng ngừa rủi ro và các trạng thái nắm giữ. Chính sách rủi ro lãi suất nên xác định các thông số định lượng và mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng chấp nhận. Tất cả các chính sách rủi ro lãi suất cần được xem xét lại định kỳ và sử đổi khi cần thiết. Hơn nưa, trước khi giới thiệu một sản phẩm mới, phòng ngừa rủi ro/bảo hiểm, hoặc chiến lược quản trị, ngân hàng cần thiết phải đảm bảo rằng các chính sách và thủ tục đã được đưa xây dựng đầy đủ. HĐQT cũng nên thực hiện phê duyệt các biện pháp phòng ngừa rủi ro ( bảo hiểm rủi ro) hoặc các sáng kiến quản trị rủi ro trong tiến trình thực hiện.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần đặt ra các gi[í hạn cho mức độ rủi ro lãi suất và các giới hạn này có thể được áp dụng trên các danh mục, hoạt động khác nhau hoặc trên các đơn vị kinh doanh. Một hệ thống giới hạn thích hợp sẽ cho phép nhà quản lý ngân hàng kiểm soát rủi ro lãi suất, thảo luận về cơ hội và rủi ro, giám sát rủi ro thực tế với dung sai rủi ro xác định trước. Hệ thống giới hạn phải đảm bảo các trường hợp vượt quán mức định trước cần được xem xét, đánh giá bởi các nhà quản trị cấp cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w