DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2010-

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 27)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2010

2.2.DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2010-

Diễn biến lãi suất năm 2010: Lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiềm chế lạm phát; lãi suất thị trường giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm.

Bảng 2.2. Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN

Đơn vị: %/năm

Nguồn :vietstock.vn, NHNN

Nhìn trên bảng ta có thể thấy trong 10 tháng đầu năm 2010, NHNN giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Từ tháng 11/2010, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành, cụ thể: lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%/ năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 8% lên 9%/ năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6% lên 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điệm tử liên ngân hàng tăng từ 8% lên 9% nhằm kiểm soat lạm phát, cân bằng giữa lãi suất VND-USD ngăn ngừa việc dịch chuyển tiền gửi VND sang USD.

Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,396-3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biể ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2010

Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tát cả các tháng ( tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0.82 -1.36 % cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010).

Biểu đồ 2.2. Diễn biến lãi suất huy động USD năm 2010

Nguồn:tổng hợp và tính toán của tác giả, vietstock.vn

Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung khá ổn định so với năm 2009. Đầu năm 2010, mặt bằng lãi suất đã xo sự sụt giảm so với giai đoạn cuối năm 2009. Ngoại trừ các tháng đầu năm và cuối năm các mức lãi suất có xu hướng tăng

mang tính mùa vụ, giai đoạn 03-09/2010, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định. Bình quân lãi suất qua đêm dao động từ 6.54% đến 7.29%; lãi suất các kỳ hạn ngắn phổ biến ở mức dưới 10%/năm. Mặt bằng lãi suất giao dịch USD cũng có xu hướng giảm so với năm 2009, và tương đối ổn định. Lãi suất các kỳ hạn dao động trong khoảng từ 0.31%-3.48%/năm, riêng lãi suất bình quân qua đêm phổ biến ở mức 0.31%- 0.73%/năm.

Biểu đồ 2.3. Lãi suất liên ngân hàng bằng VND năm 2010

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2010

Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều diễn biễn phức tạp. Thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng kép với những bất ổn từ khủng hoảng nợ công Châu Âu, tình hình lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ra Nghị quyết 11/NQ – CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, giải pháp về CSTT chặt chẽ, thận trọng là giả pháp cơ bản. Theo đó, CSTT thắt chặt được thực hiện khá nhất quán trong suốt cả năm 2011.

Về lãi suất điều hành,lãi suất cơ bản tuy vẫn giữ nguyên ở mức 9% trong cả năm nhưng các lãi suất điều hành khác đều được NHNN điều chỉnh tăng mạnh, làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn ché việc các NHTM ỷ lại vào

NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc cho vay tín dụng. Cụ thể, diễn biến điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành có thể tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 2.3. Diễn biến lãi suất điều hành 2011

Đơn vị : %/năm

Thời điểm áp dụng Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất tái chiết khấu 05/11/2010 9 9 7 17/02/2011 9 11 7 08/03/2011 9 12 12 01/04/2011 9 13 12 01/05/2011 9 14 13 10/10/2011 9 15 13 Nguồn : NHNN

Lãi suất cho vay VNĐ bình quân thực tế, theo báo cáo của NHNN trong suốt năm 2011 khá ổn định. Cụ thể, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và suất khẩu khoảng 17-19%, lãi suất cho vay lĩnh vự sản xuất – kinh doanh khác 17 – 21%, lãi suất cho vay linh vự phi sản xuất 22 – 25%. Trong khi đó, lãi suất huy động vốn tối đa bằng VNĐ của các TCTD cũng không có nhiều biến động, do chịu tác động của quy định mức lãi suất huy động VNĐ tối đa 14%. Đối với USD, lãi suất huy động USD đối với cá nhân và doanh nghiệp vẫn chủ yếu là 2% và 0.5% theo quy định của NHNN, trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến vẫn ở mức 6 – 7%/năm đối với ngắn hạn và 7.5 – 8% đối với trung, dài hạn.

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2011

Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng liên tục duy trì ở mức cao và có nhiều biến động trong những tháng cuối năm 2011. Qua đo, có thể thấy một năm thực sự căng thẳng của thị trường liên ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu vốn của các NHTM.

Biểu đồ 2.5. Lãi suất liên ngân hàng 2011

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN năm 2011

So với cuối năm 2011, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm được 6%/năm(14%/năm xuống 8%/năm), lãi suất cho vay 4 đối tương ưu đãi giảm được 4%- 5%/năm (16-17%/năm xuống 12%/năm). Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17%/năm. Đặc biệt, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh 8-9%/năm so với đầu năm 2012, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cực hơn nhiều so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP MB (Trang 27)