Bồi thường, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 44)

Tính đến tháng 4/2011 trên địa bàn thành phố Việt Trì đã có 81 dự án đầu tư với diện tích dự kiến thu hồi là 839.3 ha, chủ yếu là từ thu hồi đất nông nghiệp. Các dự án hầu hết đã có phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tuy nhiên diện tích bồi thường, giải phóng mặt bằng xong mới đạt 679.14 ha, chiếm 81.4% diện tích phải bồi

39

thường, giải phóng mặt bằng. Diện tích chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng là 155.16 (chiếm 18.6%). Có đến 20.865 hộ dân bị ảnh hưởng và phải được bồi thường, nhưng mới có 17.331 hộ nhận tiền bồi thường, còn 3.534 hộ vẫn chưa nhận tiền bồi thường. Tổng số kinh phí bồi thường được duyệt là 1147.75 tỷ đồng, trong đó: đã chi trả bồi thường về đất là 319.01 tỷ đồng, bồi thường về tài sản là 282.87 tỷ đồng, hỗ trợ là 184.03 tỷ đồng, chưa chi trả bồi thường là 349.36 tỷ đồng.

Nhìn chung, thời gian qua đại bộ phận nhân dân Thành phố đã ý thức được chủ trương công nghiệp hóa, đô thị hóa nên đã đồng tình và ủng hộ việc thu hồi đất của Nhà nước. Kết quả bồi thường, giải phóng mặt bằng của thành phố trong những năm qua đã có những bước tiến triển nhanh chóng. Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn như các hộ có đất bị thu hồi không chịu nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng, tình trạng các hộ tiếp tục kinh doanh, sản xuất trên đất đã giải tỏa vẫn xảy ra, thực tế trên địa bàn thành phố vẫn còn một diện tích đất khá lớn của các dự án chưa giải phóng xong mặt bằng.

Nguyên nhân của các khó khăn trên là do những vướng mắc của người dân khi bị thu hồi đất để GPMB còn chưa được giải quyết triệt để; vấn đề giải quyết lao động, việc làm chưa được các cấp, các ngành quan tâm cụ thể; một số doanh nghiệp do nôn nóng hoàn thành giải phóng mặt bằng nên tự nâng giá bồi thường, hỗ trợ vượt quá mức quy định của UBND tỉnh nên gây sự phản ứng và so bì về giá cả trong dân.

40

Bảng 2.5: Kết quả bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Việt Trì (Tính đến 4/2011) STT Hạng mục Đơn vị Kết quả Tỷ lệ % 1

Tổng số dự án đầu tư, trong đó:

dự án

81 100

- Đã có phương án bồi thường 60 74.07

+ Bồi thường xong 45 75

+ Chưa bồi thường xong 15 25

- Chưa có phương án bồi thường 21 25.93

2

Tổng diện tích đất thu hồi

ha

834.3 100

- Đã có phương án bồi thường 679.14 81.4

+ Bồi thường xong 505.2 74.39

+ Chưa bồi thường xong 173.94 25.61

- Chưa có phương án bồi thường 155.16 18.6

3

Tổng số hộ được bồi thường, trong đó:

hộ

20.865 100 + Số hộ đã nhận tiền bồi thường 17.331 83.06 + Số hộ chưa nhận tiền bồi thường 3.534 16.94

4 Tổng số hộ tái định cư hộ 680

5 Tổng số kinh phí bồi thường được duyệt

Tỷ

1147.75 100

+ Đã chi trả bồi thường 798.39 69.56

- Bồi thường về đất 319.01 39.96

- Bồi thường về tài sản 282.87 35.43

- Hỗ trợ 184.03 23.05

+ Chưa chi trả bồi thường 349.36 30.44

Nguồn: Ban bồi thường GPMB thành phố Việt Trì

Khi thu hồi đất có những phương thức xử lý khác nhau về việc bồi thường cho người dân. Có thể đền bù bằng tiền hoặc đền bù bằng đất. Tuy nhiên, phương án bồi

41

thường bằng tiền chiếm ưu thế hơn cả, với 20.865 hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất thì chỉ có 680 hộ chọn TĐC, còn lại đều nhận bồi thường bằng tiền. Nguyên nhân một phần là do tình trạng các khu TĐC có chất lượng xây dựng kém, thiếu đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân sinh như sân chơi, y tế, trường học, chợ… thậm chí không có, ảnh hướng tới tâm lý và môi trường sống tại các khu TĐC. Việc chủ đầu tư chỉ xây dựng các công trình khu TĐC, sau đó bàn giao cho các cơ quan chính quyền quản lý, vận hành nên gần như không còn trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng công trình trong suốt quá trình sử dụng, chưa đáp ứng được mục tiêu đối với khu TĐC là phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

* Đánh giá chung vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng có một số bất cập.

Thứ nhất, giá bồi thường theo phương án giải phóng mặt bằng thì thấp trong khi giá chuyển nhượng, cho thuê đất cao, thậm chí cao gấp nhiều lần khiến người dân so sánh, trì hoãn trao trả đất cho chủ dự án.

Thứ hai, bảng giá đất hàng năm của UBND tỉnh ban hành thiếu thực tế không phát huy hiệu quả. Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất với giá thấp (theo bảng giá Nhà nước) nhưng lại bán sản phẩm, đất có hạ tầng theo giá thị trường để có chênh lệch lớn. Vấn đề là phải hình thành được bảng giá sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường là điều cần phải làm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 44)