Biến động đất đai cho mục tiêu đô thị hóa giai đoạn 2000-2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 36)

* Giai đoạn 2000-2005:

Trong giai đoạn 2000-2005 diện tích đất đai của thành phố có sự biến động lớn về loại đất và mục đích sử dụng nhưng vẫn giữ nguyên diện tích tự nhiên. Nguyên nhân chính của quá trình này là các kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển mạnh như

31

các hạ tầng về giao thông, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thi, các khu dịch vụ công cộng… Cụ thể biến động diện tích các loại đất như sau:

- Đất nông nghiệp: trong giai đoạn 2000 - 2005, đất nông nghiệp của thành phố đã giảm 627,57 ha; diện tích này phần lớn được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp (xây dựng các khu công nghiệp, công trình hạ tầng, khu đô thị….), một số ít được chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản (chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa 1 vụ) và đất nông nghiệp khác.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 3.091,2 ha năm 2000 lên 3.765,94 ha vào năm 2005. Trong đó tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng (tăng 722,71 ha), chiếm đa số diện tích này là đất sản xuất kinh doanh và đất có mục đích công cộng. Diện tích đất ở đô thị tăng một cách đáng kể trong khi đó diện tích đất ở nông thôn lại giảm 26,71 ha do thu hồi để xây dựng công trình hạ tầng, đất sản xuất kinh doanh và đất có mục đích công cộng.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của thành phố năm 2005 là 198,14 ha, giảm so với năm 2000 là 47,17 ha do chuyển mục đích sang đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản và đất phi nông nghiệp.

* Giai đoạn 2005-2010:

Thực hiện nghị định số: 133/2006/NĐ-CP, ngày 10 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích tự nhiên của thành phố tăng thêm 4.049,33ha do nhập thêm 03 xã Hy Cương, Chu Hoá, Thanh Đình của huyện Lâm Thao, 02 xã Hùng Lô, Kim Đức của huyện Phù Ninh và xã Tân Đức của huyện Ba Vì. Do vậy các loại đất trên địa bàn thành phố đều có sự biến động lớn, cụ thể như sau:

- Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố năm 2010 tăng 2.157,97 ha nguyên nhân chính là do việc điều chỉnh địa giới hành chính. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 1.747,13 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 784,97 ha chủ yếu là đất trồng lúa và hoa mầu, đất trồng cây lâu năm tăng 962,97 ha. Nhìn chung diện

32

tích đất sản xuất nông nghiệp tăng do mở rộng địa giới hành chính và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: Trong giai đoạn 2005- 2010 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1.768,11 ha chủ yếu tăng đất ở nông thôn (343,31 ha) và tăng đất chuyên dùng (988,15 ha) do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ phát triển đô thị.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng tăng 123,25 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 97,3ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 25,95 ha. Diện tích tăng lên chủ yếu do mở rộng địa giới hành chính thành phố.

Như vậy, trong giai đoạn 2000- 2010 việc sát nhập thêm 06 xã thuộc các huyện Lâm Thao, Phù Ninh và Ba Vì đã làm tổng diện tích tự nhiên của thành phố có sự thay đổi lớn kéo theo sự thay đổi diện tích của tất cả các loại đất. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên chủ yếu là do các xã mới sát nhập với thành phố Việt Trì có diện tích đất nông nghiệp cao, người dân ở những xã này vẫn chủ yếu sinh sống bằng trồng lúa và hoa mầu. Các đơn vị hành chính cũ trên địa bàn thành phố có sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đất đai, diện tích đất nông nghiệp hầu như đã được chuyển mục đích thành đất phi nông nghiệp, điều này lý giải diện tích đất phi nông nghiệp tăng cao trong giai đoạn này (2.442,85 ha). Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2000 - 2010 việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất nhìn chung phù hợp với xu thế biến động sử dụng đất nói chung và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, trong thời gian qua một diện tích lớn đất nông nghiệp đã bị chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp, một lượng lớn người dân đã mất đi tư liệu sản xuất chính của mình. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần phải có những chính sách hỗ trợ giải quyết vấn đề công ăn việc làm, ổn định đời sống cho những người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, góp phần ổn định chính trị, xã hội.

33

Bảng 2.2: Biến động các loại đất giai đoạn 2000 – 2010 của thành phố Việt Trì

Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu Năm Biến động Tăng (+), giảm (-) 2000 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 7.125,78 11.175,11 +4.049,33 1 Đất nông nghiệp 3789,27 5.319,67 +1.530,4

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3422,41 4.531,47 +1109,06

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2547,03 2.841,49 +294,46 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 875,38 1.689,98 +814,6

1.2 Đất lâm nghiệp 102,35 471,20 +368,85

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 264,51 306,79 +42,28

1.4 Đất nông nghiệp khác 10,21 +10,21

2 Đất phi nông nghiệp 3091,2 5.534,05 +2.442,85

2.1 Đất ở 686,59 1.109,91 +423,32

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 326,64 643,24 +316,6 2.1.2 Đất ở tại đô thị 359,95 466,67 +106,81

2.2 Đất chuyên dùng 1377,29 3.088,15 +1.710,87

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 8,06 9,90 +1,84

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 66,02 100,28 +34,26 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 892,99 1.211,46 +318,47 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 60,25 14,36 -45,89

3 Đất chưa sử dụng 245,31 321,39 +76,08

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 165,12 222,84 +57,72 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 80,19 98,55 +18,36

34

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 36)