Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 31)

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, du lịch của tỉnh Phú Thọ; là thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc Việt Nam; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng liên tỉnh; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thị trấn Phong Châu và xã An Đạo, huyện Phù Ninh;

- Phía Đông giáp sông Lô và xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh;

- Phía Nam giáp sông Hồng;

- Phía Tây giáp xã Thạch Sơn và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao. Thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính trực thuộc với diện tích 11.175,11 ha, tổng số nhân khẩu là 270.000 người (6/2011).

Thành phố có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế với đầy đủ 3 hệ thống đường: Đường bộ, đường sắt, đường thủy. Thành phố Việt Trì có địa hình đa dạng bao gồm vùng núi, vùng đồi bát úp và vùng ruộng thấp

26

trũng. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không đều với độ dốc từ 0,4% đến 5%.

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội

Với ưu thế về vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội và phía Bắc của đồng bằng sông Hồng; là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng) với các tỉnh phía Tây- Đông Bắc Bộ và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học- công nghệ của tỉnh Phú Thọ; trong những năm qua kinh tế của thành phố phát triển khá, tốc độ tăng trưởng đạt 13,6%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ; quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển.

3.5%

64.5%

32.0% Nông lâm-Thủy sản

Công nghiệp- xây dựng Thương mại- dịch vụ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế

Ngành nông lâm- thủy sản:

Sản xuất nông lâm- thủy sản trong điều kiện thời tiết có nhiền diễn biến bất thường, diện tích bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa, song vẫn có mức tăng trưởng bình quân 1,8%/ năm. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng trọt (hoa, rau an toàn) và nuôi trồng thủy sản. Trong tương lai xu hướng chung của ngành là giảm dần do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần để phục vụ phát triển đô thị.

27

Ngành công nghiệp - xây dựng:

Giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng đạt mức tăng trưởng cao, bình quân đạt 14,5%/năm; kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Tính đến nay trên địa bàn thành phố đã có 1.600 doanh nghiệp các loại (năm 2005 có 512 doanh nghiệp). Thành phố đã phối hợp chỉ đạo, thúc đẩy việc hoàn thành đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước địa phương và trung ương trên địa bàn. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đã có những bước tiến trong công tác quản lý, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, sản xuất đã gắn với thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng khá.

Ngành thương mại - dịch vụ:

Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,8%/năm. Số hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng từ 6274 hộ (năm 2005) lên 8962 hộ (năm 2010), tăng 7,4%. Dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tăng bình quân 37,2%, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ cho khách tham quan du lịch. Lượng khách đến thăm quan và du lịch trên địa bàn đạt gần 4 triệu lượt người/ năm, khách lưu trú đạt trên 300.000 người/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)