Tình hình quản lý và sử dụng đất thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 33)

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố là 11.175,11ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 5.319,67 ha, chiếm 47,6% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 5.534,05 ha, chiếm 49,52% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng hiện là 321,39 ha, chiếm 2,88% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

28

Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2010 của thành phố Việt Trì TT

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 11.175,11 100

1 Diện tích đất đang sử dụng 10.853,72 97,12

1.1 Đất nông nghiệp 5319,67 47,6

1.2 Đất phi nông nghiệp 5534,05 49,52

2 Diện tích đất chưa sử dụng 321,39 2,88

Nguồn: Phòng TNMT thành phố Việt Trì

Trong năm 2010, về quản lý đất đai, thành phố đã cấp 4.812 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ trên địa bàn; 1.340 hộ được giao đất ở và đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó cấp đất tái định cư cho 434 hộ. Công tác thu hồi và giao đất cho các công trình dự án, thu hồi đất đến từng hộ dân với tổng diện tích thu hồi là hơn 222,4 ha. Ngoài ra, thành phố đã hoàn thành công tác thẩm định 192 phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư với tổng số tiền 299,15 tỷ đồng.

Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng, 5 năm qua thành phố đã triển khai xây dựng 116 công trình, trong đó có nhiều công trình lớn như đường Nguyễn Tất Thành, Trung tâm văn hóa- thể thao thành phố. Trong năm 2010, thành phố đang triển khai các bước đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình trọng điểm như: Quảng trường Hùng Vương, đường Vũ Thê Lang, đường từ xã Thụy Vân đi Thanh Đình, Chu Hoá; đồng thời lập thủ tục dự án đường Trường Chinh, đường Phù Đổng để tiếp nhận nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á…

Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố đã được thực hiện đầy đủ. 23 phường, xã của thành phố đã chủ động tổng hợp số liệu và vào biểu, khoanh vẽ chỉnh lý biến động trên bản đồ của địa phương để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và xây dựng dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, các xã, phường đã chủ động trong việc

29

nắm chắc quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất chưa sử dụng và khả năng khai thác để sử dụng đất vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp để từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai ở các cấp ngày càng chính xác… Đặc biệt, trong kỳ kiểm kê đất đai năm qua, thành phố đã điều tra, kiểm kê chi tiết về lĩnh vực đất đai ở các nội dung: Kiểm kê chi tiết đối với đất trồng lúa, xác định rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng cho các dự án, công trình; tiếp tục đánh giá và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực; thống kê đầy đủ, chính xác hiện trạng tình hình đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ trên địa bàn…

Để có được những kết quả như trên, trong những năm qua, thành phố đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực về quản lý, sử dụng đất đai. Việc thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm và 5 năm một lần được tiến hành thường xuyên. Thành phố cũng đã thực hiện chế độ “một cửa” phục vụ việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập sổ mục kê và sổ địa chính; thực hiện đầy đủ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã được cán bộ chuyên môn giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đai và hợp tình hợp lý.

Khó khăn hiện nay về vấn đề quản lý đất đai trên địa bàn là thành phố vẫn còn 4 xã chưa hoàn thành việc việc cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính chính quy (Hy Cương, Chu Hóa, Tân Đức, Kim Đức) nên gặp khó khăn trong công tác kiểm tra số liệu và rà soát tại thực địa. Tuy vẫn còn khó khăn như vậy, song từ việc làm tốt công tác thu thập số liệu của các xã, phường, nên việc quản lý nhà nước về đất đai tại các xã, phường đã dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở đã được tăng cường. Các tập thể và cá nhân trên địa bàn thành phố đã dần sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, tận dụng được nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội từ tài nguyên đất.

30

Đánh giá chung

* Thuận lợi:

Thành phố Việt Trì có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế: là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội và phía Bắc của đồng bằng sông Hồng; là cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, Hải Phòng với các tỉnh phía tây- Đông Bắc Bộ và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, của tỉnh Phú Thọ. Hơn nữa, thành phố cũng có một cơ sở hạ tầng vững chắc đã được hình thành lâu dài và ngày càng được củng cố phát triển. Những điều kiện như vậy tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững của thành phố hiện tại và trong tương lai.

* Khó khăn:

Hiện nay, thành phố Việt Trì còn tồn tại một số khó khăn sau:

Thứ nhất: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở nhiều điểm dân cư còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ hoặc quá cũ gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và đời sống của người dân.

Thứ hai: Nhiều dự án triển khai trên địa bàn còn chậm tiến độ so với kế hoạch do vướng mắc ở công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư… gây nhiều bức xúc cho người dân.

Thứ ba: Vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố chưa được quan tâm giải quyết đúng mức. Điều này xuất phát từ việc phối hợp thiếu chặt chẽ giữa chính quyền và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

2.2. Tình hình thu hồi đất phục vụ phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không do người sử dụng đất mang lại tại một số dự án ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ (Trang 33)