Các công cụ đƣợc sử dụng, phƣơng pháp điều tra, lấy các cơ sở dữ

Một phần của tài liệu Quản lý vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Hà Giang (Trang 56)

- Đƣợc sự đồng ý của Ban Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang, ngƣời viết đã đƣợc tiếp cận đầy đủ các báo tổng kết về công tác quản lý vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc hàng năm, các báo cáo chuyên ngành về các nghiệp vụ nguồn vốn, tín dụng đầu tƣ, bảo lãnh tín dụng đầu, hỗ trợ sau đầu tƣ, tiến hành ghi chép lại các số liệu đó phục vụ việc thống kê, tổng hợp, phân tích. Danh sách các báo cáo cụ thể nhƣ sau:

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2006.

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2007.

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2008.

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2009.

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2010.

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2011.

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2012.

+ Báo cáo tổng kết về công tác quản lý vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc năm 2013.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà

nƣớc năm 2006.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc năm 2007.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc năm 2008.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc năm 2009.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc năm 2010.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc năm 2011.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc năm 2012.

+ Báo cáo cho vay, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc năm 2013.

+ Báo cáo các dự án hoàn thành đầu tƣ đƣa vào sử dụng của Chi nhánh NHPT Hà Giang.

- Ngƣời viết cũng sử dụng công cụ internet để lấy các thông tin trên mạng về thực hiện tín dụng đầu tƣ của các nƣớc có thể tham khảo đƣợc. Tìm hiểu các tài liệu, đề tài có liên quan tại các thƣ viện hoặc qua phát hành của các tòa soạn để tham khảo làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận…

- Ngƣời viết cũng thu thập tất cả các văn bản pháp lý và điều hành của Ngân hàng phát triển Việt Nam nhƣ: Các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập, Điều lệ hoạt động, Chiến lƣợc hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Các Nghị định của Chính phủ về Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, Các Nghị quyết của Tỉnh ủy Hà Giang, Quy hoạch chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Hà Giang, các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng phát triển Việt Nam…vv và coi đây là các dữ liệu quan trọng để ngƣời viết nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế hoạt động, quản lý vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc.

Nhìn chung các dữ liệu thu thập đƣợc đều có độ chính xác tƣơng đối cao, tuy nhiên đây là một Luận văn theo định hƣớng thực hành, quan sát tình hình thực tiễn nên cũng sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh số liệu đơn giản để đƣa ra các nhận định.

2.4. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích số liệu.

Căn cứ vào các báo cáo tổng kết và báo cáo nghiệp vụ, ngƣời viết đã sử dụng các phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word trên Window để thống

kê, vẽ biểu đồ, so sánh, phân tích các số liệu hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang giai đoạn 2006 – 2013 của các nghiệp vụ quản lý huy động nguồn vốn, giải ngân và thu nợ vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, hỗ trợ sau đầu tƣ, hiệu quả vốn tín dụng đầu tƣ. Thông qua các kết quả có đƣợc sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để từ đó rút ra những nhận định, đánh giá.

Ngoài ra qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, đề tài, bài báo về quản lý tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, ngƣời viết kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là về lý luận về tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc của các Nhà khoa học, các công trình nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc công bố. Các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các văn bản pháp quy của Chính phủ và các Bộ về Ngân hàng Phát triển và vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, các Quy chế, Quy trình, Quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam đƣợc ngƣời viết coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong nghiên cứu về quản lý vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƢ CỦA NHÀ NƢỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN HÀ GIANG

3.1. Giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh NHPT Hà Giang.

3.1.1. Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam.

- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Ngân hàng phát triển Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Quỹ Hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính Nhà nƣớc, đƣợc Chính phủ thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 6/7/1999 để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc thông qua một số hoạt động nhƣ cho vay, thu nợ các dự án đầu tƣ; bảo lãnh vay vốn đối với các chủ đầu tƣ; tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh đối với các quỹ đầu tƣ; hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ đối với các dự án ƣu đãi của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chƣơng trình kinh tế lớn của Nhà nƣớc và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tƣ... Thông qua hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ đã đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế trọng điểm, những sản phẩm trọng điểm, những vùng miền khó khăn, địa bàn khó khăn. Từ nguồn vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng ban đầu do NSNN cấp, đến tháng 4 năm 2006 Quỹ Hỗ trợ phát triển đã huy động thêm đƣợc 47.000 tỷ đồng, nâng tổng huy động nguồn vốn bằng Việt Nam đồng của Quỹ lên 52.000 tỷ đồng, gấp 7,5 lần so với đầu năm 2000. Quỹ Hỗ trợ phát triển đã cho vay vốn để đầu tƣ trên 6.600 dự án, trong đó có 90 dự án nhóm A với

tổng số vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký khoảng 170.000 tỷ đồng, đã giải ngân trên 105.000 tỷ đồng, dƣ nợ trên 87.000 tỷ đồng… Những kết quả đạt đƣợc của Quỹ Hỗ trợ phát triển trong thời gian qua đã khẳng định chủ trƣơng đúng đắn của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu, khẳng định vai trò của Quỹ Hỗ trợ phát triển là công cụ của Chính phủ góp phần thúc đẩy đầu tƣ, thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc qua Quỹ Hỗ trợ phát triển cũng đã bộc lộ một số tồn tại làm hạn chế hiệu quả tín dụng của Nhà nƣớc nhƣ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm thấp, chƣa minh bạch trong hoạt động...

Để khắc phục những tồn tại, vƣớng mắc trong hoạt động của hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển, ngày 19/5/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển và Quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Theo Quyết định này Ngân hàng phát triển Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nƣớc, Kho bạc Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và ngoài nƣớc, đƣợc tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, đƣợc Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật.

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển Việt Nam. + Mục tiêu của Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hƣớng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ.

+ Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển Việt Nam

Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ nhƣ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nƣớc để thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ; thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ gồm: cho vay tín dụng đầu tƣ, hỗ trợ sau đầu tƣ, bảo lãnh tín dụng đầu tƣ; thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu gồm: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu; nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA đƣợc Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tƣ và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng phát triển Việt Nam với các tổ chức uỷ thác; uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phát triển Việt Nam; cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, tham gia hệ thống thanh toán trong nƣớc và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu; thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tƣớng Chính phủ giao.

3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHPT Hà Giang.

Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang đƣợc thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng phát

triển Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng phát triển tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang có trụ sở tại số 10 – Đƣờng Bạch đằng, thành phố Hà Giang.

Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang là đơn vị trực thuộc Ngân hàng phát triển Việt Nam, có tƣ cách pháp nhân, có bảng cân đối, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nƣớc để thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc trên địa bàn. Chi nhánh hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam quy định. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Giang bàn giao sang.

Về tổ chức của Chi nhánh có Ban giám đốc và các Phòng nghiệp vụ trực thuộc. Trong năm 2014, Ban giám đốc Chi nhánh có 03 ngƣời, 09 cán bộ lãnh đạo của 05 phòng nghiệp vụ và 21 viên chức thừa hành. Ngoại trừ 04 lao động hợp đồng, cán bộ viên chức trong Chi nhánh đều có trình độ Đại học trở lên. Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thƣởng, kỷ luật theo quy chế quản lý cán bộ của Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang

Theo Quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Giang có 5 phòng nghiệp vụ, với các chức năng nhiệm vụ cơ bản sau:

3.1.2.1. Phòng Tổng hợp

Phòng Tổng hợp có chức năng chủ yếu là làm tham mƣu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch hoá, tiếp nhận, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn dành cho tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc trong toàn Chi nhánh.

Nhiệm vụ chính của phòng là giúp Giám đốc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng các văn bản về chiến lƣợc phát triển và chế độ chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên địa bàn; chủ trì và phối hợp với các phòng ban trong việc lập kế hoạch huy động - sử dụng vốn, báo cáo thống kê,

Phòng Tổnghợp Giám đốc Phó GĐ 1 Phó GĐ 2 Phòng Tín dụng Phòng Kiểm tra Phòng Tài chính -KT Phòng Hành chính & QLNS

chƣơng trình công tác… Đƣa ra các biện pháp kịp thời tham mƣu cho Giám đốc điều hành công tác hàng tuần, tháng, quý, năm…; thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định các dự án vay vốn theo quy định hiện hành, thu thập thông tin tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả đầu tƣ dự án vay vốn tín dụng, tổng hợp thẩm định dự án theo chỉ đạo của Giám đốc đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc trong quản lý xây dựng cơ bản và Quy chế của ngành.

3.1.2.2. Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự

Phòng Hành chính-Quản lý nhân sự có 2 mảng công việc:

- Công tác tổ chức bộ máy cán bộ: Phòng có nhiệm vụ tham mƣu giúp Giám đốc về tổ chức bộ máy, quản lý, bổ nhiệm, tuyển dụng, khen thƣởng, kỷ luật,… đối với cán bộ; giúp Giám đốc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ trong Chi nhánh; phối hợp với các phòng xử lý các công tác có liên quan.

- Công tác hành chính, quản trị, văn thƣ: Phòng chịu trách nhiệm xây dựng nội quy cơ quan, Quy chế làm việc, tổ chức họp giao ban, hội nghị… tổ chức tiếp nhận, luân chuyển, bảo quản các công văn, văn bản đi - đến của Chi nhánh theo đúng chế độ; quản lý, tổ chức in ấn và phát hành tài liệu phục vụ kịp thời hoạt động của Chi nhánh; duy trì trật tự, kỷ cƣơng ở Chi nhánh; chủ trì, phối hợp lập kế hoạch và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, tài sản cơ quan,…

3.1.2.3. Phòng Tài chính - kế toán

Phòng Tài chính-kế toán có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh về tổ chức và quản lý công tác tài chính, kế toán tại Chi nhánh; thực hiện công tác hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chi tài chính theo quy định của Nhà nƣớc và Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Phòng có chức năng giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ quản lý ngân quỹ và dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng, quản lý lƣu giữ tiền, ấn chỉ có giá trong phạm vi Chi nhánh quản lý. Thực hiện quản lý, hƣớng dẫn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Hà Giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)