đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm.
Nhƣ mọi tổ chức kinh tế khác, Ngân hàng phát triển Việt Nam phải hoàn thành công việc với các sản phẩm có chất lƣợng cao và phấn đấu để có chi phí thấp. Chính vì thế, trong tổ chức thực hiện tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngoài việc phải đảm bảo thực hiện công việc tín dụng đầu tƣ theo quy định của pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn của cấp có thẩm quyền, còn phải đƣợc tổ chức theo hƣớng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tinh gọn biên chế, nâng cao chất lƣợng thẩm định, kiểm soát việc sử dụng vốn cho vay, thu hồi đủ vốn, quản trị rủi ro và chi phí quản lý ở mức thấp nhất có thể. Muốn vậy, bản thân Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải có cơ cấu hợp lý vừa mang tính chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng, vừa phải có các bộ phận chức năng phù hợp với một tổ chức công. Nhân viên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng, vừa phải có đạo đức và trách nhiệm của một viên chức nhà nƣớc. Yêu cầu này đòi hỏi phải có chế độ, chính sách phù hợp với họ.
Ngoài ra, để đảm bảo tín dụng nhà nƣớc đƣợc thực hiện đúng mục đích, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý tài chính và đầu tƣ của Nhà nƣớc nhƣ Bộ Tài chính trong lĩnh vực sử dụng tài chính nhà nƣớc, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về kế hoạch tín dụng đầu tƣ, Ngân hàng nhà nƣớc về các mặt nghiệp vụ ngân hàng...
1.2.2. Quy trình quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước trong hệ thống Ngân hàng phát triển. Ngân hàng phát triển.
1.2.2.1. Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và nguồn vốn thực hiện. - Kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Kế hoạch vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc do Ngân hàng Phát triển xây dựng hàng năm căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tƣ
năm trƣớc, tổng mức tăng trƣởng tín dụng đƣợc Chính phủ giao trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Trên cơ sở kế họach đã đƣợc phê duyệt, Ngân hàng Phát triển đƣợc chủ động điều hành, phân bổ mức tăng trƣởng tín dụng cho từng Chi nhánh và cho từng dự án thuộc các ngành, lĩnh vực, địa bàn.
- Nguồn vốn thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Nguồn vốn Ngân hàng Phát triển Việt Nam đƣợc phép sử dụng để thực hiện công tác tín dụng đầu tƣ là:
- Vốn điều lệ và các quỹ của Ngân hàng Phát triển. Hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có 10.000 tỷ đồng nhƣng phải cân đối cho cả ba nhiệm vụ là cho vay đầu tƣ trong nƣớc, cho vay nƣớc ngoài và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Mặc dù Ngân hàng Phát triển Việt Nam không phải dự trữ bắt buộc nhƣ các ngân hàng thƣơng mại, nhƣng so với nhu cầu, vốn điều lệ của ngân hàng còn quá nhỏ bé.
- Vốn NSNN cấp cho các chƣơng trình, mục tiêu của Chính phủ. Nguồn vốn này có ƣu thế ổn định đƣợc kế hoạch hoá chặt chẽ nhƣng việc giải ngân không những phụ thuộc vào khả năng chi trả theo thời điểm của NSNN, mà còn phụ thuộc vào tiến độ triển khai thực hiện chƣơng trình của đối tƣợng vay vốn.
- Vốn huy động: Chính phủ cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam đƣợc phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng nội tệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc, vay Ngân hàng Nhà nƣớc (vay tái cấp vốn hoặc cầm cố, chiết khấu các giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trƣờng mở).
- Vốn nhận ủy thác: Vốn nhận ủy thác của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc …vv
- Nguồn vốn thu nợ, các nguồn vốn khác theo quy định.
- Tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển cấp Tỉnh.
Căn cứ kế hoạch vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc do Ngân hàng Phát triển Việt Nam giao, Chi nhánh Ngân hàng phát triển cấp Tỉnh có trách nhiệm thông báo tới các Chủ đầu tƣ có dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc và tổ chức thực hiện các bƣớc tiếp theo.
1.2.2.2. Quy trình tổ chức thực hiện vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển.
- Thẩm định dự án đầu tư.
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển chỉ cho vay sau khi đã thẩm định phƣơng án tài chính, phƣơng án trả nợ của dự án đầu tƣ và năng lực của chủ đầu tƣ theo đúng nghiệp vụ chuyên môn. Khi dự án có thay đổi so với quyết định đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt hoặc dự án chậm triển khai quá 12 tháng kể từ khi thẩm định xong lần đầu thì phải thẩm định lại.
Một số nội dung trong công tác thẩm định:
+ Điều kiện cho vay vốn
- Thuộc đối tƣợng vay vốn theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tƣ theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tƣ có dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đảm bảo trả đƣợc nợ, đƣợc Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phƣơng án tài chính, phƣơng án trả nợ và chấp thuận cho vay.
- Chủ đầu tƣ có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20%, và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Nhà nƣớc, phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay ...vv
+ Thời hạn, khối lượng và lãi suất cho vay.
- Thời hạn cho vay: Đƣợc xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tƣ phù hợp với đặc điểm, sản xuất kinh doanh của dự án nhƣng không quá 12 năm .
- Lãi suất cho vay: Không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, do Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định.
- Mức cho vay tối đa là 70% tổng vốn đầu tƣ tài sản cố định của dự án đƣợc duyệt.
- Lập hợp đồng tín dụng, giải ngân và giám sát sử dụng vốn vay.
Sau khi thẩm định, nếu dự án và chủ đầu tƣ đủ điều kiện cho vay, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc các chi nhánh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đƣợc uỷ quyền) ra quyết định cho vay, gửi thông báo cho chủ đầu tƣ về mức vốn cho vay, đồng tiền cho vay và trả nợ, lãi suất, mục đích, thời gian sử dụng vốn... Nhận đƣợc thông báo cho vay, chủ đầu tƣ hoặc đại diện pháp luật của chủ đầu tƣ phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tiếp theo Chi nhánh Ngân hàng Phát triển sẽ thông báo kế hoạch giải ngân cho dự án trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tƣ, tiến độ thực hiện dự án và khả năng cân đối nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm giải ngân theo cam kết và thực hiện giám sát sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Quyết toán, thu nợ và lãi vay.
Khi dự án, hạng mục công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng, chủ đầu tƣ phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ Tài chính. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển kiểm tra, xác nhận tổng số vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đã cho vay, số dƣ nợ và số lãi phát sinh gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán đầu tƣ.
Chi nhánh Ngân hàng phát triển thu nợ và lãi theo hợp đồng tín dụng. Nếu trả chậm, chủ đầu tƣ phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay .
- Bảo đảm tiền vay:
Các chủ đầu tƣ khi vay vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sử dụng tài sản hình thành từ tƣơng lai và các biện pháp bảo đảm khác.
1.2.2.3. Kiểm tra giám sát đối với vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Công tác kiểm tra giám sát đối với nguồn vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển cấp Tỉnh bao gồm các bƣớc.
- Kiểm tra trong giai đoạn giải ngân: Bao gồm việc kiểm tra trƣớc, sau và trong quá trình giải ngân để đảm bảo việc giải ngân vốn đúng mục đích, đúng đối tƣợng thụ hƣởng, tránh thất thoát lãng phí. Việc kiểm tra kết hợp giữa việc kiểm tra hồ sơ giải ngân và kiểm tra tại hiện trƣờng.
- Kiểm tra tình hình trả nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Sau khi dự án hoàn thành cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra
kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh và việc trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Nếu có biến động ảnh hƣởng đến tình hình trả nợ phải kịp thời báo cáo các cấp lãnh đạo để có các biện pháp xử lý.
- Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay: Chi nhánh Ngân hàng phát triển phải thƣờng xuyên kiểm tra các tài sản bảo đảm, hồ sơ tài sản bảo đảm để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh nhƣ mất mát, hƣ hỏng…
1.2.2.4. Quản trị rủi ro và xử lý rủi ro. - Quản trị rủi ro.
Với nhiệm vụ tài trợ cho đầu tƣ các dự án đầu tƣ phát triển thông qua các hình thức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển phải đảm bảo an toàn về vốn và tín dụng, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy đến với hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt các mục tiêu, yêu cầu đối với tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc.
Trƣớc hết Ngân hàng phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển phải phân loại và đánh giá các loại rủi ro khác nhau, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tài chính (hay rủi ro phá sản), rủi ro hệ thống, rủi ro đạo đức, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trƣờng... Các rủi ro hay xảy ra với vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc nhƣ sau:
- Rủi ro tín dụng.
Đây là loại rủi ro thất thoát tài chính có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay lãi khi khoản nợ đến hạn. Để tránh rủi ro này cần thẩm định kỹ phƣơng án tài chính, phƣơng án trả nợ của các dự án trƣớc khi cho vay.
- Rủi ro thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng huy động vốn, khả năng chuyển các tài
sản tài chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không phải chịu tổn thất do nguyên nhân giá cả. Điều này cực kỳ quan trọng vì hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ lớn, khi đến kỳ giải ngân hoặc trả nợ vốn đã huy động mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam không có đủ vốn sẽ không thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ của mình theo các cam kết, dẫn đến mất khả năng thanh toán, bị khởi kiện hoặc đổ vỡ… Để phòng tránh phải sắp xếp các tài sản tài chính hợp lý, lập quỹ dự phòng rủi ro thanh khoản và thiết lập quan hệ đối tác cần thiết.
- Rủi ro kỳ hạn.
Rủi ro kỳ hạn phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa khoản vốn huy động và khoản cho vay. Với đặc điểm tập trung vào cho vay đầu tƣ trung và dài hạn, thời hạn cho vay dài nên để phòng tránh rủi ro kỳ hạn trong hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải tính toán, phân tích rất kỹ lƣỡng, khoa học dựa trên tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau, các khoản trả nợ vốn vay đƣợc chia làm nhiều lần nên việc đánh giá khả năng thu hồi vốn để kế hoạch hoá các nguồn vốn huy động và cho vay theo kỳ hạn là đặc biệt quan trọng .
- Các rủi ro khác nhƣ rủi ro đạo đức, rủi ro pháp lý, rủi ro thị trƣờng…vv cũng rất dễ sảy ra đối với hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam do các đặc thù của nguồn vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc. Điều đó đòi hỏi Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải chú trọng, nâng cao chất lƣợng công tác quản trị rủi ro để có thể theo kịp các ngân hàng thƣơng mại hàng đầu và hƣớng đến việc đạt đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro.
- Xử lý rủi ro.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam đƣợc lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các rủi ro do các chủ đầu tƣ không trả đƣợc nợ.
- Rủi ro đƣợc xem xét xử lý nợ tín dụng đầu tƣ bao gồm rủi ro bất khả kháng, các trƣờng hợp rủi ro khác do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Các biện pháp xử lý rủi ro đƣợc áp dụng gồm: gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc + lãi) và bán nợ.
- Thẩm quyền xử lý rủi ro do Thủ tƣớng Chính phủ quy định tại Quy chế xử lý rủi vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc.