Nguyên tắc thực thi tín dụng đầu tư của Nhà nước tại hệ thống

Một phần của tài liệu Quản lý vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Hà Giang (Trang 29)

hàng phát triển.

1.2.1.1. Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải hướng tới hiệu quả kinh tế - xã hội.

Đặc trƣng của hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc là theo đuổi các mục tiêu KT-XH. Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải là công cụ để thực hiện các mục tiêu KT-XH đó.

Mục tiêu trƣớc hết mà tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải theo đuổi là thúc đẩy phát triển KT-XH trên hai mặt: mở rộng vốn đầu tƣ xã hội và tăng hiệu quả chung cho nền kinh tế. Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện mở rộng vốn đầu tƣ xã hội theo hai cách: bổ sung thêm vốn nhà nƣớc để thực hiện dự án; bảo lãnh để chủ dự án vay đƣợc vốn của ngân hàng thƣơng mại.

Nhƣng tăng trƣởng và phát triển KT-XH không chỉ phụ thuộc vào quy mô vốn dành cho ĐTPT nhiều hay ít mà quan trọng hơn phụ thuộc vào hiệu

quả sử dụng lƣợng vốn đầu tƣ này. Nếu dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc có chất lƣợng kém, sản phẩm làm ra không tiêu thụ đƣợc, hoạt động thua lỗ... sẽ dẫn đến không có khả năng hoàn trả vốn vay tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, tức là hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc không có hiệu quả và ngƣợc lại. Vì vậy hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc xem là có hiệu quả chỉ khi nó cho vay các dự án hiệu quả. Hơn nữa, hiệu quả mà tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hƣớng đến không chỉ đƣợc xem xét ở hiệu quả cá biệt từng dự án mà phải đƣợc xem xét trên bình diện nền kinh tế quốc dân. Đối với nền kinh tế quốc dân, hiệu quả của tín dụng đầu tƣ Nhà nƣớc là khoản tín dụng đó phải có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển KT-XH của đất nƣớc. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, hiệu quả của tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc chỉ có thể thực hiện đƣợc thông qua hoạt động hiệu quả của bản thân ngân hàng, tức Ngân hàng Phát triển Việt Nam thu đƣợc nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn nguồn vốn của Ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là việc ngân hàng cùng các đối tƣợng khác trong quan hệ tín dụng và các cơ quan chức năng chủ động tìm ra giải pháp để bên cho vay hạn chế tới mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh, hạn chế rủi ro và bảo toàn đƣợc nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ bên đi vay vốn sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay có hiệu quả, có lợi nhuận càng cao càng tốt và hoạt động của các dự án đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nƣớc. Nhƣ vậy, áp dụng nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là hoạt động tín dụng phải hƣớng tới một tập hợp các lợi ích mang lại cho nền kinh tế và các chủ thể tham gia, bao hàm cả khía cạnh kinh tế và xã hội xét trên phƣơng diện vĩ mô và vi mô; cả hiệu quả đối với nền kinh tế, đối với tổ chức thực hiện tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc và đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng.

1.2.1.2. Huy động và sử dụng vốn theo quy định của Nhà nước.

Vốn cho vay theo chính sách của nhà nƣớc thƣờng có lãi suất ƣu đãi nên nguồn vốn huy động cũng phải có lãi suất thấp hoặc phải đƣợc Nhà nƣớc bù đắp chênh lệch lãi suất. Vì NSNN có hạn nên Chính phủ phải kiểm soát chặt tổng khối lƣợng vốn có thể đem cho vay cũng nhƣ tổng lƣợng bù chênh lệch lãi suất. Do đó, ngoài vốn Nhà nƣớc cấp, các nguồn vốn khác, khối lƣợng vốn huy động, hình thức huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đƣợc Nhà nƣớc phê chuẩn.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ đƣợc cho vay các đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc quy định. Cụ thể, hiện nay theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc thì hiện tại NHPT Việt Nam chỉ đƣợc cho vay tín dụng đầu tƣ đối với các dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực sau:

- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Các dự án cấp nƣớc sạch, xử lý chất thải, nhà ở khu công nghiệp, xã hội hóa trong giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trƣờng…vv

- Lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn: Các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp, dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, dự án nuôi trồng thuỷ, hải sản gắn với chế biến công nghiệp…vv

- Lĩnh vực công nghiệp: Các dự án đầu tƣ chế biến sâu từ quặng khoáng sản, sản xuất thuốc, năng lƣợng sạch, sản phẩm cơ khí trọng điểm, thuỷ điện, công nghiệp hỗ trợ…vv

- Các dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn...vv

- Các dự án cho vay theo hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tƣ của Chính phủ ở nƣớc ngoài…vv

Một phần của tài liệu Quản lý vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển tỉnh Hà Giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)