Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 81)

4.1.1.1. Mục tiêu chung

Tập trung huy động mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy các lợi thế của Tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh, như: Công nghiệp có thế mạnh gắn với bảo vệ môi trường; kinh tế biên mậu; du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; phát triển rừng và cây dược liệu.

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng tỉnh Hà Giang xứng tầm với vị trí chiến lược về an ninh và đối ngoại của khu vực phía Bắc; là điểm du lịch hấp dẫn và trở thành vùng trọng điểm phát triển cây dược liệu Quốc gia, có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, quốc phòng - an ninh, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của khu vực.

Các chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ bình quân khoảng 9,6% - 9,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Thương mại - Dịch vụ chiếm 38,58%, Công nghiệp - xây dựng 31,74%, Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 29,68%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 USD/năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.195 tỷ đồng. Giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu 900 triệu USD; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá

hiện hành) đạt 7.000 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực 45 vạn tấn. Độ che phủ rừng 60%. Tỷ lệ trẻ em 6-14 tuổi đến trường đạt 98%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,28%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60%. Từ năm 2016-2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 2% trở lên, riêng các huyên nghèo, xã nghèo giảm trên 3%/năm. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện 98%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và phủ sóng truyền hình đạt 100%. Có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức độ hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ hai, kết hợp phát triển kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Thứ ba, tăng cường Quốc phòng - an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế.

4.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quả n lý ngân sách nhà nƣớc tỉnh

Hà Giang trong thời gian tới

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, yêu cầu về công khai minh bạch trong quản lý tài chính công ngày càng trở nên bức thiết và là vấn đề cơ bản trong cải cách hành chính. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý tài chính công những năm gần đây, nhưng công tác quản lý NSNN vẫn cần hoàn thiện hơn nữa theo hướng không chỉ có “Phát triển” mà phải “ Phát triển bền vững”, nhằm đảm bảo các nội dung thu, chi đúng mục tiêu, đúng kế hoạch, đúng chế độ chính sách, đảm bảo tiết kiệm chi, ổn định chính trị xã hội . Vì vậy, phương hướng hoàn thiện quản lý NSNN tỉnh Hà Giang thời gian tới cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, quản lý NSNN phải tuân thủ khung khổ pháp lý thống nhất cho cả nước và phù hợp với điều kiê ̣n th ực tế của địa phương . Hà Giang là tỉnh miền núi khó khăn, số thu NSNN trên địa bàn thấp, chủ yếu nhận bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW. Nên việc tuân thủ các khung khổ pháp lý về NSNN, các chủ trương, chính sách của nhà nước, nhất là cải cách

thủ tục hành chính nh ằm góp phần công khai, minh bạch nền tài chính công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong khuôn khổ nhiệm vụ chi được phân cấp và định mức phân bổ của TW của mỗi thời kỳ ổn định ngân sách , HĐND, UBND tỉnh cần ki ̣p thời xây dựng và ban hành quy đ ịnh phân cấp và đi ̣nh mức phân b ổ phù hợp với thự c tế của đi ̣a phương ; ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách do TW ban hành; xây dựng hệ thống định mức chi tiêu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và nằm trong trần định mức TW quy định. Hạn chế tối đa tình trạn g tùy tiện trong quản lý NSNN, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Thứ hai, quản lý NSNN phải gắn liền với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo mục tiêu đã định như: kinh tế tăng trưởng, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội…

Thứ ba, bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. Sự rõ ràng, minh bạch trong phân công trách nhiệm, quyền hạn là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ hiệu quả, hiệu lực của quản lý. Do vậy cần phải phân định rõ trách nhi ệm, quyền hạn của các ngành , các cấp ở địa phương. Phân định rõ nội dung quyền hạn, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; tương quan giữa nhi ệm vụ chi mà ngành, cấp phải đảm bảo với nguồn thu hoặc dự toán được giao. Trong phân bổ ngân sách cần có một hệ thống các định mức, tiêu chí phân bổ hợp lý làm căn cứ. Toàn bộ quy trình NSNN phải luôn tuân thủ các nguyên tắc và trình tự luật định, bảo đảm việc kiểm tra, kiểm soát một cách hiệu quả của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý ngân sách. Xây dựng dự toán thu, chi NSNN toàn diện, chi tiết theo đúng mục lục NSNN hiện hành, bảo đảm nguồn lực tài chính cho các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với định hướng phát triển trong năm tài chính. Thực hiện quản lý và điều hành NSNN theo dự toán và dự toán NSNN đã được duyệt là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của các ngành, cấp, các tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng NSNN có hiệu quả.

Thứ tư, Việc quản lý NSNN tỉnh Hà Giang phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế . Quan điểm này cần quán triệt theo hướng phải nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tư, với quan điểm nhận thức "lấy chi để thu". Vấn đề quan trọng nhất ở tỉnh Hà Giang chủ là phải quản lý chi ngân sách như thế nào để tăng thu, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội.

Thứ năm, quản lý NSNN tỉnh ở Hà Giang phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách cấp tỉnh và nâng cao trình đ ộ, năng lực, đa ̣o đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách. Hình thành bô ̣ máy quản lý NSNN đủ sức giải quyết các vấn đề phức ta ̣p để thu, chi NSNN vừa đúng chế đô ̣, vừa hoàn thành các mu ̣c đích đă ̣t ra là nhiê ̣m vu ̣ khó khăn . Đi đôi với bô ̣ máy quản lý tinh g ọn, hiệu quả, cần tuyển cho ̣n và đào ta ̣o đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý tài chính nắm vững về chuyên môn nghiê ̣p vu ̣, trong sáng về đạo đức để giảm thiểu các sai pha ̣m trong quản lý NSNN.

Thứ sáu, tăng cường sự phối kết hợp hơn nữa giữ các chủ thể quản lý NSNN từ phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; lập dự toán; phân bổ và giao dự toán; thực hiện dự toán; quyết toán; kiểm soát chi qua kho bạc đến công tác thanh kiểm tra. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình sử dụng NSNN đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH HÀ GIANG

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ chi ngân sách nhà nƣớc

4.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi

Thực hiện rà soát các khoản thu, nội dung thu để xem xét điều chỉnh lại phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trong thời kỳ ổn định ngân sách mới 2016- 2020 theo hướng: Tăng cường phân cấp về huyện, chỉ giữ lại ngân sách cấp tỉnh một số khoản thu để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và điều hành chung. Nhằm giảm bớt số chi bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Gắn liền với nguồn thu được phân cấp quản lý, nhiệm vụ chi cũng phải được phân định rõ ràng giữa các cấp ngân sách. Không để tình trạng có những nhiệm vụ chi không thuộc trách nhiệm đảm bảo của cấp ngân sách nào, hoặc cùng một nhiệm vụ chi nhưng lại do nhiều cấp ngân sách thực hiện, gây chồng chéo, hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp ngân sách.

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý chi NSNN giữa các cấp chính quyền địa phương nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các ngành, các cấp trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ chi, tránh trùng chéo về nhiệm vụ chi giữa các cấp, hoặc bỏ sót nhiệm vụ chi dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp chính quyền địa phương.

Phân cấp phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của địa phương, sau khi phân cấp phải tăng cường trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện của các ngành, các cấp. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

4.2.1.2. Xác định định mức phân bổ chi ngân sách phù hợp

Việc phân bổ, giao dự toán ngân sách muốn đạt được hiệu quả, cần phải có hệ thống định mức phân bổ hợp lý. Vì vậy cần nghiên cứu hoàn thiện hệ

thống định mức phân bổ và sử dụng ngân sách hiện hành. Như đã phân tích tại chương 2, hiện nay h ệ thống định mức phân bổ ngân sách của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015 đã bộc lộ những hạn chế, một số chỉ tiêu không còn phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu chi. Để phục vụ cho thời kỳ ổn định mới (2016- 2020) cần phải xây dựng lại hệ thống định mức phân bổ cho sát hợp với thực trạng nền kinh tế và đảm bảo thực hiện các chế độ,chính sách mới của Nhà nước, cụ thể:

- Hệ thống này ph ải đảm bảo nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phù hợp với trình độ phát triển của mỗi khu vực trong tỉnh. Đồng thời định mức xây dựng mớ i phải tính đến những n ội dung có thể điều chỉnh trong thời gian tới nhằm phân b ổ công bằng, hợp lý và công khai các khoản chi NSNN.

- Các tiêu chí của định mức phân bổ phải cụ thể, rõ ràng, dễ tính toán, dễ kiểm tra. Bổ sung thêm các tiêu chí phân bổ phụ trong mỗi lĩnh vực chi cụ thể, đảm bảo tính công bằng giữa các khu vực (đặc biệt khó khăn, khó khăn) và các ngành, các cấp.

- Định mức phân bổ phải bao quát, bao trùm được các nhiệm vụ, lĩnh vực chi. Tránh tình trạng bỏ sót các nhiệm vụ, lĩnh vực chi không có định mức phân bổ, hoặc có định mức phân bổ nhưng không cụ thể, mang tính chung chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2. Hoàn thiện công tác lập và phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nƣớc

4.2.2.1. Nâng cao chất lượng lập dự toán thu, chi ngân sách

Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của khâu lập dự toán NSNN chính là trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính, kế hoạch. Chính vì vậy, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phân tích, dự báo cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch, công tác quản lý tài chính của tỉnh. Tỉnh nên có kế hoạch tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công

tác kế hoạch. Đồng thời phải có văn bản hướng dẫn thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh về phương pháp, quy trình, biểu mẫu, thời gian lập, nội dung thực hiện gửi UBND các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng ngân sách.

Trong điều kiện chính sách chung của quốc gia chưa thay đổi , Luật NSNN chưa được sửa đổi , các đơn vị dự toán NSNN phải xây dựng dự toá n sát với nhu cầu thực tế của địa phương để cấp tỉnh có thể tìm cách phân b ổ ngân sách trong thẩm quyền và giới ha ̣n ổn đi ̣nh NSNN trung ha ̣n cho h ợp lý hơn, sao cho có thể ưu tiên phân b ổ tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp cho những mu ̣c tiêu và nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng yếu của đi ̣a phương . Ngoài ra, các cấp dự toán nên cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên theo kết quả thực hiê ̣n khoán chi hành chính , khoán chi thường xuyên để tránh hiện tượng phải lấy khoản này bù đắp cho khoản kia trong chi dùng NSNN.

Quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Thủ tục bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư, dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện để được bố trí kế hoạch vốn, trong đó chú trọng đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, quan tâm đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, không bố trí dàn trải, không bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, các công trình nhóm C phải bố trí vốn để đảm bảo thực hiện trong 3 năm. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn.

Thực hiện lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016- 2020 theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 55/2008/TT-BTC ngày 20/6/2008 của Bộ Tài chính để triển khai thực hiện việc lập dự toán chi NSNN theo khuôn khổ chi trung hạn từ 3 đến 5 năm, đảm bảo phù hợp với từng thời kỳ ổn định ngân sách. Việc lập dự toán của các đơn vị nếu được xác định theo các nhân tố chính như tình hình lạm phát, tình hình tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn 3 năm hoặc 5 năm, các

phương hướng, chủ trương phát triển KT-XH, các chính sách hiện hành, các chính sách mới sẽ ban hành, các nguồn thu... theo kế hoạch trung hạn, dài hạn, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, lại vừa gắn kết được sự phát triển KT-XH với kế hoạch tài chính, thuận lợi cho việc bố trí, sử dụng các nguồn lực, các mục tiêu ưu tiên, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 81)