Luật NSNN năm 2002 được áp dụng thực hiện từ năm ngân sách 2004, qua hơn 10 năm thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội, sự lãnh chỉ đạo của Chính phủ và sự triển khai thực hiện tích cực của các Bộ, ban, ngành, địa phương… Luật NSNN đã và đang phát huy những mặt tích cực, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước, góp phần quan trọng vào những thành công chung của quá trình điều hành ngân sách tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thời gian qua. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả mà Luật ngân sách mang lại thì Luật này cũng đã và đang bộc lộ không ít hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập này đã có phần ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý NSNN.
Bên cạnh đó xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với những yêu cầu về công khai, minh bạch trong quản lý tài chính, ngân sách phù hợp với thông lệ quốc tế; cùng với những khó khăn chung của kinh tế thế giới và kinh tế nước ta thời gian qua đang đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Luật ngân sách sao cho phù hợp với tình hình thực tế mới ở Việt Nam hiện nay.
Cùng với Luật NSNN thì các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý NSNN. Các thể chế, chính sách được bao hàm trong các văn bản pháp luật như: Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thuế, Luật lao động...và được thể hiện rõ ở các văn bản dưới Luật về quản lý NSNN như các chính sách về đầu tư, chính sách về an sinh xã hội, chính sách về tiền lương, chính sách bảo hiểm…
1.4.3. Đặc thù điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phƣơng
Mục tiêu của quản lý NSNN là nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ thu, chi phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, để đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH mà địa phương đề ra. Như vậy, quản lý NSNN phải luôn gắn với những đặc thù điều kiện tự nhiên và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.
Do đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương khác nhau, nên mỗi địa phương khác nhau sẽ có các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT- XH khác nhau. Việc xây dựng các chủ trương, chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương gắn với tiềm năng tài chính của địa phương.
Những ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tình hình KT - XH của địa phương đến công tác quản lý NSNN:
- Tài nguyên đa dạng, là điều kiện tốt để phát triển công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên Tài nguyên khoáng sản tuy có nhiều loại nhưng trữ lượng thấp nên các khoản thu ngân sách nhà nước từ khai thác khoáng sản và công nghiệp vẫn còn hạn chế, thiếu bền vững.
- Phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng là một thế mạnh để khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế và nguồn thu từ thương mai, dịch vụ.
- Hà Giang có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Nếu biết khai thác tốt sẽ tạo được nguồn thu không nhỏ từ du lịch.
- Là tỉnh miền núi nên cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là đường giao thông ở vùng cao rất yếu kém, mạng lưới cung cấp điện, nước còn thiếu nên nguồn ngân sách chi cho đầu tư phát triển rất lớn trong khi nguồn thu thì hạn chế.
- Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, địa bàn nông thôn rộng nhưng nguồn nước phân bố không đều, có nơi ngập úng, nhưng có nơi hạn hán kéo dài như vùng cao núi đá, mức thu nhập bình quân thấp, đời sống của nhân dân phần lớn còn nghèo, đói. Do vậy nguồn ngân sách chi cho các chính sách an sinh xã hội rất lớn.
- Sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa các vùng trong tỉnh. Có thể nói, đây là vấn đề phức tạp, khó khăn, gây nhiều bất đồng trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách. Cụ thể là phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi.
- Do địa bàn rộng và hiểm trở nên công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với công tác quản lý NSNN đôi khi không được thường xuyên, liên tục, còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
1.4.4. Hệ thống kiểm tra, giám sát tới quản lý ngân sách Nhà nƣớc
Hệ thống này chủ yếu các nội dung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát. Kiểm tra là xem xét đánh giá, chủ thể rộng, mục đích là uốn nắn, chấn chỉnh đối tượng có thứ bậc. Thanh tra là xem xét việc làm tại chỗ của cơ quan, địa phương nhân danh quyền lực nhà nước. Nhằm phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. Kiểm toán là đánh giá nhận xét tính đúng đắn trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán, đánh giá tuân thủ pháp luật, hiệu quả hiệu lực trong quản lý sử dụng NSNN. Giám sát là theo dõi một hoạt động và buộc đối tượng phải làm theo một tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định.
Hệ thống kiểm tra giám sát có vai trò và tác dụng tích cực trong quản lý sử dụng NSNN. Đây là một chức năng quan trọng của QLNN, là một nội dung của công tác quản lý NSNN. Đồng thời là phương pháp bảo đảm việc tuân thủ theo pháp luật về NSNN của các chủ thể và các bên liên quan. Tác động cơ bản là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. Qua các cuộc thanh tra khả năng cũng sẽ phát hiện những sai sót, kẻ hở của việc sử dụng sai mục đích, sai nhiệm vụ, không đúng chế độ, chính sách hiện hành, góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý NSNN.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá được những ưu, khuyết điểm của đối tượng được thanh tra trong việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến tài chính, ngân sách. Đánh giá những ưu, nhược điểm của các khâu trong chu trình ngân sách: Từ lập, phân bổ giao dự toán ngân sách đến chấp hành, quyết toán ngân sách. Qua đó có những kiến nghị chấn chỉnh, xử lý kịp thời, phù hợp với những sai phạm, hạn chế để đưa công tác quản lý tài chính tại các cơ quan, đơn vị và việc điều hành của các cấp ngân sách vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Hoặc sửa đổi, thay thế các chế độ, chính sách, định mức chi chưa phù hợp; Ban hành chế độ, chính sách, những quy định về quản lý tài chính mới, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN cấp tỉnh.
1.4.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách nhà nƣớc
qua nhiều khâu quản lý. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý NSNN là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN của cơ quan quản lý nhà nước.
Trong quản lý NSNN cấp tỉnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát chi, cũng như hỗ trợ trong việc tổng hợp báo cáo, quyết toán và kết nối với các chương trình quản lý khác sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí đáp ứng mọi yêu cầu quản lý.
Việc triển khai tin học hóa theo dự án của Bộ Tài chính đã được triển khai tương đối đầy đủ, như áp dụng các phần mềm Kế toán, Quản lý ngân sách phiên bản 8.0, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis), Kê khai thuế... góp phần nâng cao hiêu quả công tác quản lý NSNN.
Tuy nhiên tính đồng bộ giữa các đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý KBNN, tài chính, kế hoạch, thuế, hải quan chưa được đảm bảo, hạn chế việc khớp nối dữ liệu, từ đó làm giảm hiệu quả quản lý NSNN.
CHƢƠNG 2:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực Bắc Viê ̣t Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Nam giáp vớ i tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
Hà Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm là 23,20
C. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,889 km2
(791.488,9 Ha), dân số năm 2013 là 778.958 người, mật độ dân số trung bình 98 người/km2
, có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ. Có 195 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, trong đó: 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã (Niên giám thống kê, 2013).
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở. Địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc
nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm. Có nhiều loại khoáng sản với hàm lượng khoáng chất cao như ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê…có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng.
Hà Giang có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có nhiều danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì … Nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc sống trên vùng đất này như: lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao…
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Sau ba năm 2011-2013 thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV đã đề ra, tình hình KT-XH ở địa phương tuy còn khó khăn nhưng vẫn đạt được những thành công nhất định: Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tích cực (Nông lâm nghiệp - Thủy sản 37,78%, công nghiệp – xây dựng 25,95%, Dịch vụ 36,27%); Nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá , bình quân giai đoạn 2011 – 2013 đạt 10,35%; Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 14,62 triệu đồng, tăng 5,82 triệu đồng so với năm 2010; Bình quân lương thực đầu người đạt 497 kg/người/năm, tăng 49 kg so với năm 2010; Sản xuất nông nghiệp ổn định, năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng qua các năm, giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đến năm 2013 đạt 36,5 triệu đồng/ha, tăng 47,1% so với năm 2010 và vượt 21,7% so với Nghị quyết Đảng bộ tỉnh; Sản xuất công nghiệp năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.166,6 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 21 nhà máy thủy điện với tổng công suất là 304 MW; Thương mại dịch vụ tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ năm 2013 đạt 4.961,6 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Kim ngạch xuất – nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tăng mạnh, năm 2013 đạt trên 400 triệu USD, tăng 150 triệu USD so với năm 2010. Du lịch tăng trưởng mạnh và phát triển đúng hướng, năm 2013 có 440 ngàn lượt khách đến Hà Giang tăng 37,9% so với năm 2010 (Báo cáo tình hình phát triển KT-XH năm 2011-2013 và nhiệm vụ năm 2014-2015 của UBND tỉnh Hà Giang).
2.2. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ THU THẬP THÔNG TIN
2.2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng để nhận thức xem xét tình hình một cách hiện thực, khách quan, logic. Cụ thể là:
Luận văn bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về quản lý NSNN, điều kiện thực tế của tỉnh Hà Giang để đề ra giải pháp hoàn thiện công tác QLNSNN sát với tình hình thực tiễn.
2.2.2. Cách tiếp cận và thu thập thông tin
- Những nghiên cứu trong luận văn dựa trên tiền đề là Luật NSNN năm 2002, các văn bản pháp lý triển khai Luật NSNN ở cấp trung ương và Hà Giang, các số liệu và dữ liệu được công bố chính thức bởi các cơ quan tài chính nhà nước. Một số ý tưởng có thể kế thừa từ các công trình khoa học đã công bố.
- Thu thập thông tin: Luận văn chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo, tài liệu liên quan đến công tác QLNS. Cụ thể luận văn đã sử dụng các báo cáo như Báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2011, 2012, 2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang; Báo cáo thuyết minh số liệu quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND tỉnh Hà Giang; Báo cáo kết quả kiểm soát chi các năm 2011, 2012,
2013 của KBNN tỉnh Hà Giang; Báo cáo công tác thanh tra Tài chính các năm 2011, 2012, 2013 của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang.
2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
- Phương pháp so sánh: sử dụng các số liệu của các báo cáo để so sánh giữa các năm để rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý NSNN.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN.
- Phương pháp phân tích thực chứng làm nổi bật thực trạng về công tác quản lý NSNN.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các tài liệu để tổng hợp các kết quả đã đạt được, kế thừa, tiếp thu những lý luận đã công bố, hệ thống hoá lại cho phù hợp với nội dung của đề tài.
2.4. CÔNG CỤ, THỜI GIAN THỰC HIỆN NGHÊN CỨU VÀ NGUỒN