Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 38)

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực Bắc Viê ̣t Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Nam giáp vớ i tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai.

Hà Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm là 23,20

C. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,889 km2

(791.488,9 Ha), dân số năm 2013 là 778.958 người, mật độ dân số trung bình 98 người/km2

, có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ. Có 195 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, trong đó: 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã (Niên giám thống kê, 2013).

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở. Địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc

nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm. Có nhiều loại khoáng sản với hàm lượng khoáng chất cao như ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê…có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng.

Hà Giang có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có nhiều danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì … Nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc sống trên vùng đất này như: lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của đồng bào Dao…

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 38)