CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 76)

3.3.1. Thu ngân sách nhà nƣớc

- Năm 2011 Cục Thuế tỉnh Hà Giang đã tiến hành: Thanh tra 22 doanh nghiệp với số tiền phải truy thu và tiền phạt là 4.306 triệu đồng, số đã nộp vào NSNN là 3.014/4.306 triệu đồng đạt 70%; Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 252 trường hợp với số tiền truy thu và tiền phạt qua kiểm tra là 10.553 triệu đồng, số đã thực hiện nộp vào NSNN là 2.888/10.553 triệu đồng đạt 27%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang).

- Năm 2012 Cục Thuế tỉnh Hà Giang đã tiến hành: Thanh tra 70 doanh nghiệp với số tiền phải truy thu và tiền phạt là 13.124 triệu đồng, số đã nộp

vào NSNN là 7.196/13.124 triệu đồng đạt 55%; Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 216 trường hợp với số tiền truy thu và tiền phạt qua kiểm tra là 13.347 triệu đồng, số đã thực hiện nộp vào NSNN là 4.086/13.347 triệu đồng đạt 31% (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang).

- Năm 2013 Cục Thuế tỉnh Hà Giang đã tiến hành: Thanh tra 70 doanh nghiệp với số tiền phải truy thu và tiền phạt là 15.236 triệu đồng, số đã nộp vào NSNN là 11.516/15.236 triệu đồng đạt 76%; Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 256 trường hợp với số tiền truy thu và tiền phạt qua kiểm tra là 18.421 triệu đồng, số đã thực hiện nộp vào NSNN là 6.199/18.421 triệu đồng đạt 34% (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Giang).

Các tồn tại của doanh nghiệp qua thanh tra: số liệu phản ánh trên báo cáo không chính xác, thiếu căn cứ xác định doanh thu, khai chưa đầy đủ thiếu doanh thu, hạch toán một số khoản không đúng quy định, chi vượt định mức, xác định ưu đãi được miễn, giảm chưa đúng, ‎ý thức chấp hành nghĩa vụ với ngân sách sau kết luận thanh tra còn chậm, kéo dài.

Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: các sai phạm chủ yếu đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB thường mắc phải như là kê khai thiếu doanh thu, hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào không phục vụ sản xuất kinh doanh hay hạch toán chi không có chứng từ kèm theo, hạch toán chi phí trùng, vượt định mức…

3.3.2. Chi ngân sách nhà nƣớc

* Công tác kiểm soát chi của kho bạc nhà nƣớc tỉnh

Công tác kiểm soát chi của KBNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình chấp hành ngân sách, nhằm đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị các chủ đầu tư quản lý, sử dụng ngân sách được giao đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn đảm bảo tuân thủ các chế độ, chính sách hiện hành. Đồng thời, công tác kiểm soát chi của KBNN cũng nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách, thông việc việc kiểm soát chi, kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh kịp thời.

Bảng 3.7: Kiểm soát chi qua KBNN giai đoạn 2011-2013

Đơn vi tính: Triệu đồng

Năm Số chi qua

kiểm soát Số món chi chƣa đủ thủ tục đã yêu cầu đơn vị hoàn thiện Số món từ chối thanh toán Số tiền từ chối thanh toán Năm 2011 6.118.188 461 187 2.337

- Chi đầu tư 2.016.933 202 13 1.612

- Chi thường xuyên 4.101.255 259 174 725

Năm 2012 9.639.670 342 164 2.151

- Chi đầu tư 2.944.585 157 15 1.498

- Chi thường xuyên 6.695.085 185 149 683

Năm 2013 9.900.470 353 129 1.681

- Chi đầu tư 2.976.504 164 11 1.049

- Chi thường xuyên 6.923.966 189 118 632

Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm soát chi các năm 2011, 2012, 2013 của KBNN tỉnh Hà Giang

Nhìn chung, các đơn vị dự toán, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã chấp hành tương đối tốt các quy định về quản lý kiểm soát chi thường xuyên và chi ĐTXDCB của KBNN tỉnh. Qua kiểm soát thanh toán, KBNN tỉnh Hà Giang đã từ chối thanh toán các khoản chi không đúng với chế độ, chính sách; những món chi chưa đủ thủ tục thanh toán như: thiếu hóa đơn, chứng từ; sai biểu mẫu quy định; sai số học, số dư dự toán không đủ... Nhờ vậy mà số lượng hồ sơ cần bổ sung sửa chữa sai sót, số tạm dừng thanh toán và bị từ chối thanh toán có xu hướng ngày càng giảm.

Qua số liệu tại bản Bảng 3.7 ta thấy công tác kiểm soát chi của KBNN đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách, các

chủ đầu tư. Việc quản lý, sử dụng ngân sách ngày càng tuân thủ theo đúng quy định, đúng chế độ, chính sách và tiêu chuẩn, định mức chi và tuân thủ theo quy trình quản lý, thanh toán của cơ quan KBNN. Số món và số tiền từ chối thanh toán của KBNN đều giảm dần qua các năm: nếu năm 2011 số món từ chối thanh toán là 187 món với số tiền từ chối thanh toán là 2.337 triệu đồng, thì năm 2012 là 164 món với số tiền từ chối thanh toán là 2.065 triệu đồng, đến năm 2013 chỉ còn 129 món với số tiền từ chối thanh toán là 1.681 triệu đồng.

* Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nƣớc

Trong điều kiện phân cấp quản lý mạnh và giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách lớn như hiện nay thì công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của các đơn vị dự toán, các chủ đầu tư trong quản lý, sử dụng NSNN. Cùng với công tác giám sát của HĐND tỉnh trong cả ba giai đoạn của chu trình ngân sách từ lập, phân bổ đến chấp hành và quyết toán ngân sách, công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các khoản chi NSNN được Thanh tra Sở Tài chính thực hiện liên tục bằng nhiều cuộc thanh tra khác nhau như: Thanh tra ngân sách, thanh tra chuyên đề về ĐTXDCB, quản lý tài sản công, tình hình thực hiện các chế độ chính sách… Cùng với việc phát hiện các sai phạm và đưa ra các biện pháp xử lý như: thu hồi nộp NSNN, giảm giá trị, khối lượng khi thẩm định quyết toán, hoàn trả nguồn kinh phí; xư lý về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan… thì thanh tra tài chính còn nhằm mục tiêu kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, tiêu chuẩn định mức chi hay các quy định về quản lý tài chính ngân - sách để ban hành các văn bản hướng dẫn, hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành TW trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của địa phương. Từ đó, giúp các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương tài chính; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm, sai sót trong công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm, hiệu quả nguồn NSNN.

Qua số liệu tại Bảng 3.8 có thể thấy công tác thanh tra ngày càng được mở rộng về quy mô, nếu năm 2011 số cuộc thanh tra là 10 thì đến năm 2013 là 16 cuộc. Nội dung kiến nghị xử lý theo kết luận thanh tra NSNN từ 2011

đến hết 6 tháng năm 2014 tương đối nhiều, gồm: thu hồi nộp là 13.500 triệu đồng; giảm trừ dự toán, quyết toán 18.285 triệu đồng; hoàn trả nguồn kinh phí 10.908 triệu đồng… chưa kể những kiến nghị xử lý về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan và đề xuất với các bộ, ngành trung ương về cơ chế chính sách.

Bảng 3.8: Kết quả thanh tra chi NSNN giai đoạn 2011-2013 của Thanh tra tài chính

Đơn vi tính: Triệu đồng

Nội dung Tổng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số cuộc thanh tra 38 10 12 16

- Thu hồi nộp NSNN 12.297 2.518 1.912 7.867

- Giảm giá trị, khối lượng

khi thẩm định quyết toán 17.103 13.613 1.355 2.135

- Hoàn trả nguồn kinh phí 10.803 2.178 3.218 5.407

- Điều chỉnh giảm dự toán 203 203

Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra Tài chính các năm 2011, 2012, 2013 của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang.

Như vậy, mọi khoản chi của ngân sách đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ không chỉ bởi các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh như: hoạt động giám sát của HĐND tỉnh; kiểm soát chi của cơ quan KBNN; kiểm tra, thanh tra của Sở Tài chính, Thanh tra nhà nước tỉnh mà còn chịu sự thanh tra, kiểm toán của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu trong chu trình ngân sách, vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các khoản chi cuả ngân sách địa phương nói chung.

CHƢƠNG 4:

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH HÀ GIANG.

4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN QLNSNN TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang

4.1.1.1. Mục tiêu chung

Tập trung huy động mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy các lợi thế của Tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh, như: Công nghiệp có thế mạnh gắn với bảo vệ môi trường; kinh tế biên mậu; du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; phát triển rừng và cây dược liệu.

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng tỉnh Hà Giang xứng tầm với vị trí chiến lược về an ninh và đối ngoại của khu vực phía Bắc; là điểm du lịch hấp dẫn và trở thành vùng trọng điểm phát triển cây dược liệu Quốc gia, có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, quốc phòng - an ninh, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của khu vực.

Các chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ bình quân khoảng 9,6% - 9,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Thương mại - Dịch vụ chiếm 38,58%, Công nghiệp - xây dựng 31,74%, Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 29,68%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 USD/năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.195 tỷ đồng. Giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu 900 triệu USD; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá

hiện hành) đạt 7.000 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực 45 vạn tấn. Độ che phủ rừng 60%. Tỷ lệ trẻ em 6-14 tuổi đến trường đạt 98%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,28%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60%. Từ năm 2016-2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 2% trở lên, riêng các huyên nghèo, xã nghèo giảm trên 3%/năm. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện 98%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và phủ sóng truyền hình đạt 100%. Có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

4.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức độ hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ hai, kết hợp phát triển kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Thứ ba, tăng cường Quốc phòng - an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế.

4.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quả n lý ngân sách nhà nƣớc tỉnh

Hà Giang trong thời gian tới

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, yêu cầu về công khai minh bạch trong quản lý tài chính công ngày càng trở nên bức thiết và là vấn đề cơ bản trong cải cách hành chính. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý tài chính công những năm gần đây, nhưng công tác quản lý NSNN vẫn cần hoàn thiện hơn nữa theo hướng không chỉ có “Phát triển” mà phải “ Phát triển bền vững”, nhằm đảm bảo các nội dung thu, chi đúng mục tiêu, đúng kế hoạch, đúng chế độ chính sách, đảm bảo tiết kiệm chi, ổn định chính trị xã hội . Vì vậy, phương hướng hoàn thiện quản lý NSNN tỉnh Hà Giang thời gian tới cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, quản lý NSNN phải tuân thủ khung khổ pháp lý thống nhất cho cả nước và phù hợp với điều kiê ̣n th ực tế của địa phương . Hà Giang là tỉnh miền núi khó khăn, số thu NSNN trên địa bàn thấp, chủ yếu nhận bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ NSTW. Nên việc tuân thủ các khung khổ pháp lý về NSNN, các chủ trương, chính sách của nhà nước, nhất là cải cách

thủ tục hành chính nh ằm góp phần công khai, minh bạch nền tài chính công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong khuôn khổ nhiệm vụ chi được phân cấp và định mức phân bổ của TW của mỗi thời kỳ ổn định ngân sách , HĐND, UBND tỉnh cần ki ̣p thời xây dựng và ban hành quy đ ịnh phân cấp và đi ̣nh mức phân b ổ phù hợp với thự c tế của đi ̣a phương ; ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách do TW ban hành; xây dựng hệ thống định mức chi tiêu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và nằm trong trần định mức TW quy định. Hạn chế tối đa tình trạn g tùy tiện trong quản lý NSNN, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Thứ hai, quản lý NSNN phải gắn liền với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo mục tiêu đã định như: kinh tế tăng trưởng, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội…

Thứ ba, bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. Sự rõ ràng, minh bạch trong phân công trách nhiệm, quyền hạn là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ hiệu quả, hiệu lực của quản lý. Do vậy cần phải phân định rõ trách nhi ệm, quyền hạn của các ngành , các cấp ở địa phương. Phân định rõ nội dung quyền hạn, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; tương quan giữa nhi ệm vụ chi mà ngành, cấp phải đảm bảo với nguồn thu hoặc dự toán được giao. Trong phân bổ ngân sách cần có một hệ thống các định mức, tiêu chí phân bổ hợp lý làm căn cứ. Toàn bộ quy trình NSNN phải luôn tuân thủ các nguyên tắc và trình tự luật định, bảo đảm việc kiểm tra, kiểm soát một cách hiệu quả của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý ngân sách. Xây dựng dự toán thu, chi NSNN toàn diện, chi tiết theo đúng mục lục NSNN hiện hành, bảo đảm nguồn lực tài chính cho các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với định hướng phát triển trong năm tài chính. Thực hiện quản lý và điều hành NSNN theo dự toán và dự toán NSNN đã được duyệt là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của các ngành, cấp, các tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng NSNN có hiệu quả.

Thứ tư, Việc quản lý NSNN tỉnh Hà Giang phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế . Quan điểm này cần quán triệt theo hướng

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 76)