Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 71)

* Những kết quả đạt được của cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Cùng với quá trình phát triển KT-XH của địa phương, trong những năm qua KT-XH của các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn cũng đang từng bước được đổi mới, phát triển; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN cho thời kỳ ổn định 2011-2015 cũng đã được bổ sung, điều chỉnh phù hợp hơn với điều kiện KT-XH, từng vùng, từng địa phương và nội dung phân cấp cũng được quy định chi tiết, rõ ràng hơn. Cụ thể:

THU NSĐP 7.403.982 9.592.857 9.360.804

A THU NS CẤP TỈNH 3.497.103 3.923.707 3.496.571

Tỷ trọng so với thu NSĐP 47 41 37

I Thu cân đối ngân sách 3.369.109 3.804.745 3.338.270

1 Các khoản thu NSĐP hưởng 115.700 167.413 230.781

2 Thu từ các nguồn vốn vay 50.000 120.000 385.000

3 Thu kết dư ngân sách năm trước 389 346 670

4 Thu chuyển nguồn 476.558 786.417 328.644

5 Thu viện trợ

6 Thu bổ sung từ NS cấp trên 2.725.726 2.729.325 2.385.246

7 Thu từ cấp dưới nộp lên 736 1.244 7.929

II Các khoản thu quản lý qua NSNN 127.994 118.962 158.301

B THU NS CẤP HUYỆN 3.230.024 4.686.367 4.860.487

Tỷ trọng so với thu NSĐP 44 49 52

I Thu cân đối ngân sách 3.127.910 4.472.680 4.564.895

1 Các khoản thu NSĐP hưởng 438.878 560.093 637.110

2 Thu từ các nguồn vốn vay

3 Thu kết dư ngân sách năm trước 14.383 19.524 13.865

4 Thu chuyển nguồn 164.863 137.403 82.470

5 Thu viện trợ 7.460 4.418 5.621

6 Thu bổ sung từ NS cấp trên 2.500.434 3.747.821 3.825.731

7 Thu từ cấp dưới nộp lên 1.892 3.421 98

II Các khoản thu quản lý qua NSNN 102.114 213.687 295.592

C THU NS CẤP XÃ 676.855 982.783 1.003.746

Tỷ trọng so với thu NSĐP 9 10 11

I Thu cân đối ngân sách 642.709 948.726 949.263

1 Các khoản thu NSĐP hưởng 31.142 19.199 21.830

2 Thu từ các nguồn vốn vay

3 Thu kết dư ngân sách năm trước 6.684 9.558 7.946

4 Thu chuyển nguồn 24.479 20.239 7.002

5 Thu viện trợ 148

6 Thu bổ sung từ NS cấp trên 580.256 899.730 912.485

7 Thu từ cấp dưới nộp lên

II Các khoản thu quản lý qua NSNN 34.146 34.057 54.483 NĂM

2013

BẢNG 3.5: THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT NỘI DUNG NĂM

2011

NĂM 2012

Nguồn: Báo cáo thuyết minh số liệu quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND tỉnh Hà Giang.

CHI NSĐP 7.374.207 9.569.696 9.328.728 A CHI NS CẤP TỈNH 3.496.410 3.922.367 3.492.427

Tỷ trọng so với chi NSĐP 47 41 37

I Chi cân đối ngân sách 3.368.416 3.803.405 3.334.126

1 Chi đầu tư phát triển 1.350.647 2.030.715 1.478.767

2 Chi trả nợ gốc, lãi tiền vay 152.319 51.465 70.250

3 Chi thường xuyên 1.005.882 1.361.716 1.497.548

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.200 1.200 1.200

5 Chi chuyển nguồn sang năm sau 786.417 328.644 284.386

6 Chi nộp NS cấp trên 1.885 1.975

7 Chi từ nguồn thu viện trợ và vốn nước ngoài 70.066 29.665

II Các khoản chi quản lý qua NSNN 127.994 118.962 158.301 B CHI NS CẤP HUYỆN 3.210.500 4.672.493 4.838.835

Tỷ trọng so với thu NSĐP 44 49 52

I Chi cân đối ngân sách 3.108.386 4.458.806 4.543.243

1 Chi đầu tư phát triển 525.693 904.477 724.295

2 Chi trả nợ gốc, lãi tiền vay

3 Chi thường xuyên 2.436.390 3.466.197 3.735.196

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

5 Chi chuyển nguồn sang năm sau 137.403 82.470 75.563

6 Chi nộp NS cấp trên 1.440 1.244 8.189

7 Chi từ nguồn thu viện trợ và vốn nước ngoài 7.460 4.418

II Các khoản chi quản lý qua NSNN 102.114 213.687 295.592

C CHI NS CẤP XÃ 667.297 974.836 997.466

Tỷ trọng so với thu NSĐP 9 10 11

I Chi cân đối ngân sách 633.151 940.779 942.983

1 Chi đầu tư phát triển 30.293 48.263 59.396

2 Chi trả nợ gốc, lãi tiền vay

3 Chi thường xuyên 580.865 882.093 874.869

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

5 Chi chuyển nguồn sang năm sau 20.239 7.002 8.620

6 Chi nộp NS cấp trên 1.606 3.421 98

7 Chi từ nguồn thu viện trợ và vốn nước ngoài 148

II Các khoản chi quản lý qua NSNN 34.146 34.057 54.483 NĂM

2013

BẢNG 3.6: CHI NGÂN SÁCH CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

STT NỘI DUNG NĂM

2011

NĂM 2012

Nguồn: Báo cáo thuyết minh số liệu quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND tỉnh Hà Giang.

- Về phân cấp nguồn thu cho ngân sách các cấp: Các khoản thu 100% được quy định bổ sung cho cả 3 cấp ngân sách ở địa phương được hưởng, phù hợp với phạm vi quản lý từng cấp.

Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%): quy định rõ chi tiết rõ ràng từng khoản thu phân chia thuộc từng lĩnh vực thu... Qua đó đã từng bước đảm bảo tỷ lệ % phân chia các khoản thu phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, góp phần quản lý và nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN.

Trên cơ sở tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao trong từng thời kỳ và các nguồn thu NSĐP hưởng 100%, HĐND cấp tỉnh đã quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương trong phạm vi quy định.

- Về phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp:

Cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi NSNN ở địa phương cũng đã quy định nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách. Ngân sách cấp tỉnh có các nguồn thu lớn thì cũng đảm nhận những nhiệm vụ lớn, mang tính quyết định đến sự phát triển KT-XH của tỉnh. Ngân sách cấp dưới đã từng bước đảm bảo nhiệm vụ chi trong phát triển KT-XH ở địa phương mình.

Trên cơ sở phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, với cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã có bước tiến đáng kể, từng bước phù hợp với phân cấp nhiệm vụ KT-XH, quốc phòng, an ninh và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý ở địa phương.

Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương đã tạo cho chính quyền các các cấp quan tâm, chăm sóc đến nguồn thu ngân sách nhà nước, vì thế đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan trực thuộc, vừa đôn đốc thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ theo luật định, vừa tạo thêm nguồn thu cho NSĐP. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến cho thu NSNN hàng năm đều tăng, là cơ sở để thục hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, tạo điều kiện phát triển KT-XH ở địa phương, từng bước xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách phát triển về mọi mặt so với cá nước.

* Những hạn chế, tồn tại trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua

Bên cạnh những mặt thành công và kết quả đạt được, Luật NSNN và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN còn có những điểm chưa phù hợp với tình hình mới; cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương cũng còn có những tồn tại, vướng mắc đáng kể, thể hiện trên một số điểm cơ bản sau:

- Đối với nhóm nguồn thu 100%: Tuy cả 3 cấp ngân sách ở địa phương đều có các khoản thu 100%, nhưng đấy là những khoản thu nhỏ (như thu phí, lệ phí, thu tại xã...). Ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100% của 2 khoản thu có tính ổn định và có số thu không nhỏ (Thuế tài nguyên, tiền thuê đất), các khoản thu 100% của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã là những khoản thu còn lại. Đây là những nguồn thu không chắc chắn và không phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế, hầu hết không có tính chất thuế.

- Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa 3 cấp ngân sách ở địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế; Tỷ lệ phân chia cho ngân sách cấp dưới còn ở mức thấp, công tác dự báo tình hình sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch thu ngân sách hàng năm chưa vững chắc, nên việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương chưa đạt được sự công bằng và khách quan, chưa thực sự mạnh dạn phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, nguồn thu phát sinh trên địa bàn thì được điều tiết về ngân sách cấp tỉnh. Trong khi đó, để đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách cấp mình thì lại phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên, điều này gây phức tạp trong việc hạch toán, nguồn thu nhỏ nhưng lại phải điều tiết cho nhiều cấp ngân sách. Qua đó, khẳng định với cơ chế phân cấp như vậy chưa thực sự tăng cường nguồn lực tại chỗ và chưa thực sự phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.

- Qua kết quả thực hiện thu, chi ngân sách cho thấy nguồn thu ngân sách cấp tỉnh, huyện và xã hàng năm đều không đáp ứng đủ nhiệm vụ chi, để đảm bảo cân đối cho từng cấp ngân sách, kinh phí bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn, khả năng cân

đối ngân sách còn thấp, chưa hạn chế được việc phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên mà thậm chí ngân sách cấp dưới ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào ngân sách cấp trên, do mức độ tăng chi lớn hơn khả năng tăng thu ngân sách nhà nước. Với một tỉnh nghèo như Hà Giang thì khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương đạt thấp, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tính chủ động sáng tạo của chính quyền cơ sở.

- Số bổ sung cân đối từ cấp trên cho cấp dưới được thực hiện ổn định theo số tuyệt đối trong thời kỳ ổn định ngân sách dẫn đến cân đối địa phương rất khó khăn.

- Theo quy định sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên là chưa hợp lý và không khả thi.

- Quy định phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH, nhưng hiện nay phân cấp quản lý KT-XH đối với một số nhiệm vụ, lĩnh vực còn chưa rõ ràng, cụ thể hoặc còn chồng chéo giữa các cấp như: lĩnh vực an ninh quốc phòng, sự nghiệp kinh tế dẫn đến khó khăn trong phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; vẫn còn có những nhiệm vụ chi do chính quyền cấp dưới thực hiện, nhưng nguồn thu và dự toán được giao để triển khai thực hiện chưa tương xứng như: nhiệm vụ quản lý biên giới, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng…

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 71)