Chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 47)

3.1.2.1. Quy mô, tốc độ chi và cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước

* Quy mô và tốc độ chi

Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Hà Giang luôn tập trung chỉ đạo điều hành quản lý chi ngân sách tỉnh gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn theo đúng quy định của Luật NSNN; các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành TW. Đồng thời tỉnh Hà Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý điều hành ngân sách, trong đó phát huy vai trò tự chủ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, nghiêm túc chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cơ cấu các nhiệm vụ chi NSNN một cách hợp lý và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh.

Qua Bảng 3.2 ta thấy, quy mô chi NSNN tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2013 đã không ngừng tăng lên về số lượng, cụ thể năm 2011 chi NSĐP là 7.374,207 tỷ đồng, thì đến năm 2013 chi NSĐP thực hiện là 9.328,728 tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng 1.954,521 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng chi giữa các năm không đồng đều, năm 2012 có sự tăng đột biến so với năm 2011 và cao hơn số chi năm 2013 do: Năm 2012, Chính phủ thực hiện một số giải pháp kích cầu tiêu dùng, nên tỉnh Hà Giang được NSTW bổ sung mục tiêu vốn đầu tư tương đối lớn so với các năm trước. Bên cạnh đó, do trong năm 2012 TW cấp bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương (nâng mức lương cơ sở từ 830.000 đồng lên mức 1.050.000 đồng) và một số chế độ phụ cấp (TW ban hành trong năm 2011, nhưng sang năm 2012 mới chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm cả số truy lĩnh của năm 2011). Cụ thể một số nội dung chi chủ yếu như sau:

- Chi đầu tư phát triển: Năm 2012 tăng 56% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng 1.076,822 tỷ đồng do Chính phủ thực hiện các biên pháp kích cầu, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, nên đã tăng số bổ sung mục tiêu vốn đầu tư từ NSTW cho tỉnh. Tuy nhiên năm 2013 chi đầu tư phát triển giảm 24% so với năm 2013, số tuyệt đối giảm 720,998 tỷ đồng.

Với đặc thù của tỉnh, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, đặc biệt hệ thống đường giao thông; trường học, trạm xá thì nhu cầu và nhiệm vụ chi đầu tư phát triển là hết sức nặng nề, đòi hỏi chính quyền địa phương cấp tỉnh cần năng động, sáng tạo huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN để thực hiện. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế của địa phương, trong khi khả năng cân đối của ngân sách địa phương khó khăn, nguồn thu ngân sách trên địa bàn thấp, nên nhiệm vụ chi đầu tư phát triển chủ yếu bố trí từ nguồn vốn NSTW bổ sung mục tiêu, vì vậy tỉnh chưa chủ động trong việc thực hiện kế hoạch phát triển KH-XH, do phụ thuộc vào nguồn lực của NSTW (mức hỗ trợ và mục tiêu TW hỗ trợ hàng năm). Khi nguồn thu của NSTW dồi dào, tỉnh sẽ được TW xem xét giao kế hoạch vốn bổ sung mục tiêu nhiều hơn, nhưng khi NSTW khó khăn, tỉnh sẽ bị cắt giảm cả về quy mô cũng như mục tiêu hỗ trợ.

Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối TỔNG SỐ 7.374.207 9.569.696 9.328.728 130 2.195.489 97 -240.968

I Chi cân đối Ngân sách 7.109.952 9.202.990 8.820.351 129 2.093.038 96 -382.639

1 Chi đầu tư phát triển 1.906.633 2.983.455 2.262.457 156 1.076.822 76 -720.998

2 Chi trả nợ gốc, lãi tiền vay 152.319 51.465 70.250 34 -100.854 137 18.785

3 Chi thường xuyên 4.023.136 5.710.005 6.107.613 142 1.686.869 107 397.608

4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.200 1.200 1.200 100 0 100 0

5 Chi chuyển nguồn năm sau 944.059 418.117 368.569 44 -525.942 88 -49.548

6 Chi nộp ngân sách cấp trên 4.931 4.665 10.262 95 -266 220 5.597

7 Chi từ nguồn thu viện trợ 7.608 4.418 58 -3.190 -4.418

8 Chi từ nguồn vốn nước ngoài 70.066 29.665 42 -40.401 -29.665

I Chi từ nguồn thu QL qua NSNN 264.255 366.706 508.377 139 102.451 139 141.671

Đơn vị tính: Triệu đồng.

BẢNG 3.2: CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2013

So sánh năm 2013 với năm 2012 So sánh năm 2012

với năm 2011

STT NỘI DUNG TH năm

2013 TH năm

2011

TH năm 2012

Nguồn: Báo cáo thuyết minh số liệu quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND tỉnh Hà Giang.

STT PHẦN THU Số tiền STT PHẦN CHI Số tiền

I Năm 2011:

1 Tổng thu NSNN 7.403.982 1 Tổng chi NSNN 7.374.207

Kết dư NSNN (chênh lệch thu, chi) 29.775

II Năm 2012:

1 Tổng thu NSNN 9.592.857 1 Tổng chi NSNN 9.569.696

Kết dư NSNN (chênh lệch thu, chi) 23.161

III Năm 2013:

1 Tổng thu NSNN 9.360.804 1 Tổng chi NSNN 9.328.728

Kết dư NSNN (chênh lệch thu, chi) 32.076

BẢNG 3.3: CÂN ĐỐI THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Nguồn: Báo cáo thuyết minh số liệu quyết toán thu, chi NS địa phương các năm 2011, 2012, 2013 của UBND tỉnh Hà Giang.

- Chi thường xuyên: Trong cơ cấu chi NSĐP nói chung, nhiệm vụ chi thường xuyên được xem là giữ vai trò chủ đạo, và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSĐP. Chi thường xuyên chủ yếu để đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy các cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương... Cơ cấu chi NSNN cho từng lĩnh vực tương ứng với nhiệm vụ cần triển khai thực hiện, trong đó đã tập trung ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ theo quy định hiện hành của TW.

Nhìn chung, những năm qua chi NSĐP đã đáp ứng cơ bản nhu cầu chi thường xuyên, đồng thời chủ động bố trí ngân sách để giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách mới và nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh được bố trí tương đối hợp lý, phù hợp với phân cấp quản lý hiện hành và điều kiện thực tế của tỉnh; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ chủ trương điều hành chi ngân sách của TW và của tỉnh.

* Cân đối thu, chi NSNN

Qua Bảng 3.3 ta thấy việc thực hiện cân đối thu, chi ngân sách tại tỉnh Hà Giang đã được thực hiện một cách nghiêm túc, thu ngân sách luôn lớn hơn chi ngân sách, không xảy ra tình trạng mất cân đối ngân sách, cụ thể năm 2011 tổng thu ngân sách là 7.403,982 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 7.374,207 tỷ đồng, kết dư ngân sách là 29,775 tỷ đồng; năm 2012 tổng thu ngân sách là 9.592,857 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 9.569,696 tỷ đồng, kết dư ngân sách là 23,161 tỷ đồng; năm 2013 tổng thu ngân sách là 9.360,804 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 9.328,728 tỷ đồng, kết dư ngân sách là 32,076 tỷ đồng.

3.1.2.2. Quản lý quy trình chi ngân sách Nhà nước * Lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Căn cứ quy định do trung ương ban hành về lập dự toán ngân sách, hàng năm UBND tỉnh đều ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước. Đồng thời chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế

hoạch và Đầu tư ban hành văn bản để hướng dẫn các ngành, các cấp, các đơn vị thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách.

Đối với dự toán chi đầu tư phát triển, căn cứ nhiệm vụ phát triển KT-XH của từng năm, từng giao đoạn; căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ và danh mục các chương trình mục tiêu đang triển khai thực hiện; văn bản chỉ đạo điều hành về ĐTXDCB; hướng dẫn thực hiện của từng chương trình, mục tiêu cụ thể và kế hoạch vốn đầu tư trung hạn đã được trung ương thông báo để xây dựng dự toán cho phù hợp. Song việc lập kế hoạch vốn đầu tư vẫn chưa tập trung, còn dàn trải, do nợ xây dựng cơ bản của tỉnh tương đối lớn. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã cân đối, lồng ghép các nguồn vốn (bao gồm cả vốn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân) để triển khai thực hiện các chương trình, dự án.

Đối với dự toán chi thường xuyên, các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh lập dự toán chi thường xuyên hàng năm được xác định trên nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh và các chính sách an sinh xã hội. Việc lập dự toán chi thường xuyên của các đơn vị dự toán được căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước; nguồn thu từ phí, lệ phí và thu sự nghiệp phát sinh tại cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện của năm trước và năm kế hoạch... Dự toán chi thường xuyên được lập và tổng hợp theo từng sự nghiệp, lĩnh vực, nội dung chi như: sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào ta ̣o và da ̣y nghề , y tế, văn hoá thông tin, phát thanh - truyền hình; thể dục thể thao, chi đảm bảo xã hội; chi QLNN, đảng, đoàn thể; quốc phòng - an ninh, chi khác... trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả nhưng vẫn bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chính trị đơn vị và địa phương.

Đối với dự toán chi ngân sách cấp huyện: các huyện, thành phố sau khi lập tổng dự toán chi ngân sách huyện, thành phố, phải xác định số ngân sách cấp tỉnh bổ sung cân đối và bổ sung mục tiêu (sau khi đã trừ đi nguồn thu ngân sách cấp huyện, xã được hưởng theo phân cấp). Làm cơ sở tổng hợp, xác định dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu về huyện, trong đó đảm bảo nguyên tắc: Giữ ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân

sách cấp huyện trong thời kỳ ổn định ngân sách; Chỉ bổ sung mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để đảm bảo các chế độ, chính sách; nhiệm vụ chi mới phát sinh và chưa có trong định mức phân bổ.

Căn cứ dự toán do các huyện, thành phố và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh lập, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo mẫu biểu và nội dung yêu cầu, báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến của HĐND tỉnh trước khi ký gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các bộ, ngành liên quan.

Do đặc thù của tỉnh Hà Giang, chủ yếu nhận bổ sung cân đối và bổ sung mục tiêu từ NSTW, trong khi các chương trình, mục tiêu được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh rất lớn. Vì vậy, hàng năm tỉnh Hà Giang đều đăng ký thảo luận dự toán với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng tính toán, xác định cụ thể đối với từng chương trình, mục tiêu theo chế độ, chính sách hiện hành. Việc thảo luận dự toán đã giúp cho các Bộ, ngành TW có điều kiện đánh giá tình hình thực hiện cũng như xác định chính xác dự toán kinh phí cần phải bố trí cho tỉnh. Đồng thời giúp tỉnh có nguồn kinh phí ngay trong dự toán giao đầu năm để chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ chi, các chương trình mục tiêu, các chính sách an sinh xã hội.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong công tác lập dự toán chi NSNN vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Việc lập dự toán chi NSNN còn mang tính hình thức, dự toán lập thường cao hơn nhiều so với khả năng cân đối ngân sách. Vẫn còn tồn tại tư tưởng lập dự toán cao để khi thẩm định, tổng hợp xác định lại là vừa. Đặc biệt đối với việc lập dự toán chi đầu tư phát triển, dự toán xây dựng tràn lan, chưa tuân thủ đúng các quy định, hướng dẫn của trung ương. Gây lãng phí về thời gian, công sức trong việc tổng hợp dự toán của cơ quan tài chính, kế hoạch và khó bảo vệ với các bộ, ngành trung ương khi thảo luận dự toán ngân sách.

* Phân bổ, giao dự toán chi ngân sách

Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương được tính theo định mức phân bổ chi thường xuyên

được HĐND tỉnh quy định tại Nghị quyết số 38/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010, trong đó tiêu chí phân bổ chủ yếu là dân số và biên chế/ giường bệnh được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời có bổ sung các tiêu chí phụ như số học sinh, số xã, thôn, tổ dân phố; số trường lớp học... Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách địa phương của Hà Giang được thực hiện như sau:

Căn cứ Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ngành liên quan dự kiến phương án phân bổ và dự toán thu, chi ngân sách báo cáo UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh phê chuẩn.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, phương án phân bổ và dự toán thu, chi NSNN hàng năm UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét phê chuẩn được thực hiện theo Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 về định mức phân bổ chi đầu tư, Nghị quyết số 38/2010/NQ- HĐND ngày 11/12/2010 về định mức phân bổ chi thường xuyên và Nghị quyết số 29/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách. Đồng thời căn cứ và nhiệm vụ phát triển KT-XH năm; các chế độ, chính sách; tiêu chuẩn, định mức chi do trung ương và tỉnh ban hành… trong đó có tính đến các lĩnh vực, và nhiệm vụ chi cần ưu tiên triển khai thực hiện. Đối với những nhiệm vụ, nội dung chi phát sinh ngoài định mức phân bổ, đều có căn cứ tính bổ sung và thuyết minh cụ thể, chứng minh nhiệm vụ chi là cần thiết và hợp lý.

- Phƣơng án phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên

Việc phân bổ dự toán chi thường xuyên được UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, cấp liên quan thực hiện và dựa trên các nguyên tắc:

Thứ nhất, đảm bảo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các chế độ chính sách của Nhà nước.

Thứ hai, tuân thủ định mức phân bổ đã được HĐND tỉnh phê duyệt, đồng thời tính bổ sung kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách mới phát sinh và chưa được tính trong định mức phân bổ.

Thứ ba, đảm bảo khả năng cân đối thu, chi ngân sách, trong đó phải xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ chi để cân đối, bố trí nguồn thực hiện do khả năng cân đối ngân sách hạn hẹp.

Thứ tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các cấp, các đơn vị dự toán. Không để xẩy ra tình trạng “xin - cho”; hoặc phân bổ không có tiêu chí rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể trong quá trình phân bổ ngân sách.

Thứ năm, phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán phải tính đến nguồn thu phát sinh tại đơn vị, đối với những cơ quan, đơn vị có nguồn thu phải xác định cụ thể tổng thu dự kiến phát sinh trong năm, số phải nộp NSNN, số được để lại đơn vị chi, số phải bố trí trích lập nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

Từ những nguyên tắc nên trên ta có thể nhận thấy, một trong những

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 47)