Thời gian thực hiện nghiên cứu và nguồn số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 41)

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2014. - Nguồn số liệu: UBND tỉnh Hà Giang, Sở Tài chính tỉnh Hà Giang, KBNN tỉnh Hà Giang, Cục Thuế tỉnh Hà Giang.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

NHÀ NƢỚC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2013.

3.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU, CHI VÀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

3.1.1. Thu ngân sách nhà nƣớc

3.1.1.1. Kết quả thu ngân sách Nhà nước * Năm 2011

Là năm đầu trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015. Việc triển khai thực hiện thu NSNN năm 2011 trong tình hình kinh tế xã hội cả nước nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh tăng do ảnh hưởng của làm phát mà chi phí lãi vay là nguyên nhân chính gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, trên địa bàn tỉnh hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô sản xuất nhỏ bé, năng suất thấp, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm hàng hóa chưa cao. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh hoạt động chưa hiệu quả, để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội mà trực tiếp sử dụng công cụ thuế bằng việc giảm thuế, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011, hay miễn giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập tính thuế tiền lương, tiền công và kinh doanh… Trong bối cảnh đó đòi hỏi phải có những biện pháp quyết liệt, cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN mà mục tiêu Nghị quyết HĐND, UBND tỉnh đã giao. Kết quả thu NSNN cụ thể Bảng 3.1 (trang sau) như sau:

Tổng thu NSNN năm 2011 là 7.949,58 tỷ đồng (điều tiết thu tại địa bàn về NSTW là 545,598 tỷ đồng; ngân sách địa phương được hưởng là 7.403,982 tỷ đồng). Chi tiết một số chỉ tiêu sau: Thu nội địa là 589,387 tỷ đồng; Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 531,495 tỷ đồng.

Tỷ lệ % Số tuyệt

đối Tỷ lệ %

Số tuyệt đối

TỔNG SỐ 7.949.580 9.963.961 9.627.625 125 2.014.381 97 -336.336

Trong đó: - Điều tiết NSTW 545.598 371.104 266.821 68 -174.494 72 -104.283 - NSĐP hưởng 7.403.982 9.592.857 9.360.804 130 2.188.875 98 -232.053

A CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI NSNN 7.685.325 9.597.255 9.119.248 125 1.911.930 95 -478.007

I Thu nội địa 589.426 749.982 899.235 127 160.556 120 149.253

1 Thu từ kinh tế quốc doanh 30.048 42.487 65.429 141 12.439 154 22.942

2 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 376 0 376

3 Thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài QD 362.385 498.442 578.966 138 136.057 116 80.524

4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 870 1.222 1.803 140 352 148 581

5 Thuế thu nhập cá nhân 27.384 32.491 35.255 119 5.107 109 2.764

6 Lệ phí trước bạ 36.568 36.525 41.852 100 -43 115 5.327

7 Thuế bảo vệ môi trường (phí xăng, dầu) 30.126 34.596 40.248 115 4.470 116 5.652

8 Thu phí, lệ phí 23.995 29.484 39.822 123 5.489 135 10.338

9 Các khoản thu về nhà, đất 47.453 48.035 68.003 101 582 142 19.968

10 Thu sự nghiệp (không kể thu tại xã) 0 0

11 Thu tại xã 895 1.205 1.369 135 310 114 164

12 Thu khác 29.702 25.495 26.112 86 -4.207 102 617

II Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 531.495 367.480 256.365 69 -164.015 70 -111.115

1 Thuế xuất khẩu 33.670 251 17.475 1 -33.419 6.962 17.224

2 Thuế nhập khẩu 9.382 29.225 26.089 312 19.843 89 -3.136

3 Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu 9 199 565 2.211 190 284 366

4 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 488.434 337.805 212.236 69 -150.629 63 -125.569

III Các khoản thu khác 6.564.404 8.479.793 7.963.648 129 1.915.389 94 -516.145

1 Thu kết dư ngân sách năm trước 21.456 29.775 23.161 139 8.319 78 -6.614

2 Thu chuyển nguồn 665.899 944.059 418.117 142 278.160 44 -525.942

3 Thu từ các nguồn vốn vay 58.374 120.000 385.000 206 61.626 321 265.000

4 Thu viện trợ 7.608 4.418 5.621 58 -3.190 127 1.203

5 Bổ sung từ NS cấp trên 5.806.416 7.376.876 7.123.462 127 1.570.460 97 -253.414

- Bổ sung cân đối 3.402.019 3.538.100 4.770.264 104 136.081 135 1.232.164

- Bổ sung có mục tiêu 2.404.397 3.838.776 2.353.198 160 1.434.379 61 -1.485.578

6 Thu từ cấp dưới nộp lên 4.651 4.665 8.287 100 14 178 3.622

B CÁC KHOẢN THU QL QUA NS 264.255 366.706 508.377 139 102.451 139 141.671

BẢNG 3.1: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2013

So sánh năm 2013 với năm 2012

STT NỘI DUNG Năm 2013

So sánh năm 2012 với năm 2011

Năm 2011 Năm 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng.

* Năm 2012

Việc thu NSNN năm 2012 trong bối cảnh nền KT-XH cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng chưa thực sự ổn định, việc cắt giảm đầu tư công ảnh hưởng đáng kể đối với tỉnh đặc thù có trên 65% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB, năm 2012 vốn thanh toán thấp hơn nhiều so với những năm trước đây, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó hoạt động của một số doanh nghiệp trọng điểm như doanh nghiệp khai thác khoáng sản tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều hay hoạt động của các nhà máy thủy điện chỉ đạt 1/3 công suất (do không có nước), giá bán vào giờ thấp điểm, số doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng, nghỉ kinh doanh do hoạt động chưa hiệu quả, không có việc làm chiều hướng gia tăng… Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp cũng đã tác động làm giảm nguồn thu NSNN năm 2012. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của doanh nghiệp và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành của tỉnh, công tác thu NSNN năm 2012 đạt được kết quả như sau:

Tổng thu NSNN năm 2012 là 9.963,961 tỷ đồng, tăng so với năm

2011 là 25%, số tăng tuyệt đối là 2.014,381 tỷ đồng. Trong đó: Điều tiết thu tại địa bàn về NSTW là 371,104 tỷ đồng; ngân sách địa phương được hưởng là 9.592,857 tỷ đồng. Chi tiết một số chỉ tiêu sau:

Thu nội địa là 749,982 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2011 tăng 27%,

số tăng tuyệt đối 160,595 tỷ đồng.

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 367,48 tỷ đồng, giảm so với

thực hiện năm 2011 là 31%, số tuyệt đối giảm 82,52 tỷ đồng.

* Năm 2013

Năm 2013 được coi là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015, các cấp chính quyền tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn lực để cho đầu tư phát triển. Bên cạnh những thuận lợi thì thu NSNN cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Công tác thu NSNN năm 2013 đạt được kết quả như sau:

Tổng thu NSNN năm 2013 là 9.627,627 tỷ đồng, giảm so với năm 2012 là 3%, số tuyệt đối giảm là 336,334 tỷ đồng. Trong đó: Điều tiết thu tại địa bàn về NSTW là 266,821 tỷ đồng; ngân sách địa phương được hưởng là 9.360,806 tỷ đồng. Chi tiết một số chỉ tiêu sau:

Thu nội địa là 896,194 tỷ đồng (điều tiết trung ương 7,690 tỷ đồng),

đạt 117% dự toán tỉnh giao, so với thực hiện năm 2012 tăng 19%, số tăng tuyệt đối 146,212 tỷ đồng. Trong đó: Các khoản thu đều vượt so với dự toán tỉnh giao.

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu là 256,365 tỷ đồng, đạt 50% so

với dự toán tỉnh giao, giảm so với thực hiện năm 2012 là 30%, số tuyệt đối giảm 111,115 tỷ đồng.

3.1.1.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách Nhà nước

- Việc thanh toán vốn cho khối lượng XDCB giảm nhiều so với năm trước, các công trình khởi công mới không được thực hiện, các nguồn bổ sung không như mọi năm, nguồn thanh toán một số dự án đã vào giai đoạn cuối chưa triển khai nguồn tiếp theo mà trên địa bàn tỉnh có hơn 60% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB, số nộp của khu vực này (trừ tiền sử dụng đất) chiếm tỷ lệ lớn, do đó việc cắt giảm đầu tư công ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện nhiệm vụ thu NS.

- Tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính về hải quan, chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về công tác quản lý Hải quan, đẩy mạnh các biện pháp thu thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu…

- Công tác thu NSNN đã được các cấp chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời.

- Công tác phối hợp thu NSNN giữa các cơ quan liên quan được thực hiện tốt, các cơ quan liên quan đến công tác thu NSNN đã chú trọng đến đổi mới, cải tiến công tác quản lý và triển khai quyết liệt các giải pháp.

- Các mặt hàng xuất khẩu thuộc mặt hàng có thuế suất 0% tăng, hàng nhập khẩu ưu đãi đầu tư giảm cả về số lượng và giá trị, các mặt hàng có thuế suất cao không phát sinh nhập khẩu…

- Công tác cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế và cải cách thủ tục hành chính thuế đã được đẩy mạnh.

- Hàng hóa xuất, nhập khẩu giảm mạnh; hàng hóa nhập khẩu để đầu tư tạo tài sản cố định của một số dự án đầu tư lớn trên địa bàn cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng nên số thu từ mặt hàng này giảm mạnh; sản lượng mặt hàng năng lượng điện nhập khẩu giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2012 do sức tiêu thụ giảm…

3.1.1.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước

- Công tác rà soát, theo dõi quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế chưa làm thường xuyên, không chặt chẽ, chưa cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời các trường hợp ngừng hoạt động, các trường hợp di chuyển địa bàn, chia tách, sát nhập… dẫn đến việc khai thác số liệu thống kê về người nộp thuế chưa thật chính xác, khó khăn cho việc tổng hợp đánh giá công tác quản lý.

- Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, các tài liệu liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế chưa được kiểm tra đối chiếu thường xuyên còn tồn tại trường hợp kê khai chậm, tờ khai còn thiếu sót chưa chính xác, về tính thuế còn chênh lệch số liệu dẫn đến số phát sinh chưa được huy động kịp thời vào ngân sách, nhất là đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

- Kiến thức và kỹ năng về chế độ kế toán, chính sách tài chính, chính sách thuế, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của một bộ phận cán bộ làm công tác thu NSNN còn hạn chế làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nguồn thu NSNN.

- Một số bộ phận thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ không chủ động trong công việc, chưa đề xuất được các biện pháp để nâng cao hiệu quả công

tác thu NSNN; Một số ít cán bộ chưa chủ động trong công việc được giao, chưa tự giác nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến thực hiện nhiệm vụ hiệu quả thấp.

- Đôi khi việc triển khai các biện pháp thu NSNN còn chậm, chưa được chú trọng và quyết liệt, nợ đọng mới phát sinh tăng cao.

- Công tác đánh giá, phân tích để dự báo tình hình thu trong từng thời điểm có lúc chưa sát thực tế; việc nắm bắt, thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu cơ sở dữ liệu, không thường xuyên dẫn đến việc xây dựng và giao dự toán còn nhiều bất cập, chưa làm tốt công tác phân tích, dự báo, nên thiếu căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu dẫn đến tình trạng một số địa bàn giao dự toán thu cao, khó hoàn thành, có địa bàn dự toán thu thấp hoàn thành sớm nhiệm vụ được giao.

- Việc theo dõi, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu biện pháp dẫn đến việc chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách của một số trường hợp chưa nghiêm, chưa kịp thời.

- Công tác đôn đốc các khoản nộp ngân sách nhà nước theo kết luận của thanh tra, kiểm tra còn thấp.

- Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn không ổn định và bền vững do vậy khó khăn cho công tác xây dựng dự toán.

3.1.2. Chi ngân sách nhà nƣớc

3.1.2.1. Quy mô, tốc độ chi và cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước

* Quy mô và tốc độ chi

Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Hà Giang luôn tập trung chỉ đạo điều hành quản lý chi ngân sách tỉnh gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn theo đúng quy định của Luật NSNN; các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành TW. Đồng thời tỉnh Hà Giang đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý điều hành ngân sách, trong đó phát huy vai trò tự chủ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, nghiêm túc chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cơ cấu các nhiệm vụ chi NSNN một cách hợp lý và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tỉnh.

Qua Bảng 3.2 ta thấy, quy mô chi NSNN tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2013 đã không ngừng tăng lên về số lượng, cụ thể năm 2011 chi NSĐP là 7.374,207 tỷ đồng, thì đến năm 2013 chi NSĐP thực hiện là 9.328,728 tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng 1.954,521 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng chi giữa các năm không đồng đều, năm 2012 có sự tăng đột biến so với năm 2011 và cao hơn số chi năm 2013 do: Năm 2012, Chính phủ thực hiện một số giải pháp kích cầu tiêu dùng, nên tỉnh Hà Giang được NSTW bổ sung mục tiêu vốn đầu tư tương đối lớn so với các năm trước. Bên cạnh đó, do trong năm 2012 TW cấp bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương (nâng mức lương cơ sở từ 830.000 đồng lên mức 1.050.000 đồng) và một số chế độ phụ cấp (TW ban hành trong năm 2011, nhưng sang năm 2012 mới chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm cả số truy lĩnh của năm 2011). Cụ thể một số nội dung chi chủ yếu như sau:

- Chi đầu tư phát triển: Năm 2012 tăng 56% so với năm 2011, số tuyệt đối tăng 1.076,822 tỷ đồng do Chính phủ thực hiện các biên pháp kích cầu, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, nên đã tăng số bổ sung mục tiêu vốn đầu tư từ NSTW cho tỉnh. Tuy nhiên năm 2013 chi đầu tư phát triển giảm 24% so với năm 2013, số tuyệt đối giảm 720,998 tỷ đồng.

Với đặc thù của tỉnh, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, đặc biệt hệ thống đường giao thông; trường học, trạm xá thì nhu cầu và nhiệm vụ chi đầu tư phát triển là hết sức nặng nề, đòi hỏi chính quyền địa phương cấp tỉnh cần năng động, sáng tạo huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư ngoài NSNN để thực hiện. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế của địa phương, trong khi khả năng cân đối của ngân sách địa phương khó khăn, nguồn thu ngân sách trên địa bàn thấp, nên nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Hà Giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)