3. Phân tích diễn ngôn
3.4. Cƣơng vị phát ngôn của ngƣời nói thể hiện qua diễn ngôn phê phán
Khái niệm diễn ngôn phê phán trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa diễn ngôn, quyền lực, sự bất bình đẳng xã hội thì chính quyền lực đã tạo ra không chỉ sự bất bình đẳng về văn hóa, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, giai cấp, chính trị mà còn cả sự thống trị của một cá nhân hay nhóm người hay các giai cấp khác. Sự khác biệt cơ bản là mục tiêu chính của các phân tích diễn ngôn là miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các hoàn cảnh xã hội, song vẫn chưa quan tâm giải thích được sự tác động của các định tố văn hóa với diễn ngôn
Từ góc độ chính trị - xã hội và phân tích diễn ngôn, chúng ta rất dễ thảo mãn với việc nghiên cứu mối quan hệ trực tiếp giữa cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc quyền lực. Ở một mức độ nhất định, thì cách thức tiếp cận như vậy là đủ và có hiệu quả. Tuy vậy, các mối quan hệ và điều kiện tạo ra và hiểu diễn ngôn thường là rất phức tạp và đa diện. Chẳng hạn sự bất công xã hội trong xã hội tư bản không chỉ là đo được duy trì bởi các cá nhân đứng ra cổ vũ cho điều đó. Nó lại được thực hiện thông qua khái niệm bình đẳng về cơ hội. Đây là một điều mà chắc nhiều người ủng hộ. Không kể xuất xứ từ đâu, mọi người đều có cơ hội đi học, đi làm công việc mà mình muốn. Thực trạng xã hội đã bị bỏ quên trong phương trình này. Nhiều người có năng lực đi học song không thể đến lớp vì không có tiền. Nhiều người đã chấp nhận thực tế này như là một điều” tất yếu hay cho đó là lẽ thường tình”. Như vậy, sự bất bình đẳng xã hội lại được duy trì và những người” thua thiệt” không ý thức được rằng họ chính là những nạn nhân.
Phân tích diễn ngôn ở đây có mục đích bộc lộ những quan hệ xã hội, hay những vấn đề “ nóng” được quan tâm. Do đó bản chất của các mối quan hệ xã hội là đa diện và đa chiều, để thực hiện các thay đổi qua ngôn ngữ, cho
nên nhà phân tích diễn ngôn phê phán thường đứng về phía những người chịu bất công và sự bất bình đẳng và đối tượng là tầng lớp trên của xã hội, những người muốn duy trì hay bảo vệ hiện trạng bất công và bất bình đẳng.
Vậy phân tích diễn ngôn phê phán thừa nhận các quan hệ quyền lực và quan hệ xã hội không chỉ được thực hiện mà còn tồn tại trong diễn ngôn. Với quan niệm coi diễn ngôn như một quá trình mà còn là sự tương tác xã hội và là một tập quán xã hội.
Khi phân tích diễn ngôn phê phán phải luôn chú ý đến việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ, cấu trúc và sự tổ chức ở mọi cấp độ như ngữ âm và âm bị học, từ vựng – ngữ nghĩa, cú pháp và các dạng tổ chức ở cấp bậc cao hơn như cấu trúc diễn ngôn với mục đích xác lập, duy trì hay bảo vệ quyền lực và quan hệ xã hội, để ảnh hưởng và dẫn đến thay đổi thực tại xã hội. Điều nay cũng có ý nghĩa trong mối quan hệ quyền lực và quan hệ xã hội, thì diễn ngôn đóng vai trò làm hình thức và sự miêu tả cụ thể hình thức chính là miêu tả nội dung của hình thức
Mối quan hệ người phát ngôn với nội dung phát ngôn thể hiện vị thế, quyền lực và hành vi mời chào.
Ví dụ: Vị thế của ngƣời phát ngôn thể hiện trong các thông báo mời họp, mời chào hàng, mời thầu…
1, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông sẽ long trọng tổ chức hội trường kỷ niệm 60 năm thành lập Trường
- Thanh niên, 28/8/2013-
2, Công ty thông tin di động kính mời đại diện của các nhà thầu tới mua hồ sơ mời thầu
3, Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí xin thông báo và trân trọng kính mời các khách hàng có quan tâm đăng ký nhận hồ sơ chào giá cạnh tranh bán các sản phẩm trên qua email.
- Tuổi trẻ, 2/4/2013-
4, Bên mời thầu trân trọng mời tất cả các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu gói thầu….
- Lao động, 18/6/2013-
5, Công ty TNHH TRƯỜNG PHÁT là nhà đại diện độc quyền của hang xe nâng Hyster tại Việt Nam. Nhằm mục đích mở rộng kinh doanh, chúng tôi cần tuyển những nhân viên có đủ năng lực và trình độ làm việc tại TP. HCM & Hà Nội.
- Thanh niên, 16/9/2013-
Qua những ví dụ trên cho thấy cương vị người nói hay người phát ngôn luôn luôn được thể hiện một cách nghiêm túc và trịnh trọng thể hiện vị thế có quyền lực trong xã hội, thường sử dụng những từ trang nhã và lịch sự qua nội dung phát ngôn trong thông báo. Quyền lực của người phát ngôn thông báo luôn giữ vị trí chủ đạo và là trung tâm của nội dung thông báo qua nội dung phát ngôn thường là những người có vị thế cao trong xã hội sử dụng ngôn ngữ đa chiều và có phần chỉ ra sự so sánh ở trong các mối quan hệ được nói đến trong mỗi thông cáo báo chí mời họp, mời chào hàng….
Ví dụ: Vị thế của ngƣời phát ngôn thể hiện trong các thông báo rao vặt, rơi giấy tờ…
1, Tôi đăng tin này mong ai nhặt được sổ cổ đông trên cho tôi xin lại. Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.
- Sài gòn giải phóng, 12/8/2013-
2, Vậy kính mong ai nhặt được số giấy tờ trên thì cho tôi xin lại. Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.
- Nhân dân, 30/5/2013-
3, Tôi đang cần bán hoặc cho thuê dài hạn các căn nhà đang trong thời gian hoàn thiện vào quý III năm 20013. Mọi chi tiết xin liên hệ với tôi
theo số di đông: 0916. 895.989 ( anh Nam) để nhận được giá tốt nhất.
- Thanh niên, 12/6/2013-
4, “ Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn….Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ suất, xin đƣợc lƣợng thứ.”
- Nhân dân, 11/4/2013-
5, “ Thay mặt Ban Tổ chức lễ tang và gia quyến chúng tôi xin chân thành cảm ơn…Trong lúc tang gia bối rối không tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong quý vị lƣợng thứ.”
Ở ví dụ trên, người phát ngôn chỉ thể hiện được cương vị ở cấp bậc giao tiếp thấp hơn để xác lập và duy trì được nội dung phát ngôn trong xã hội, với người phát ngôn thể hiện qua những hành vi tôn trọng đối với người tiếp nhận thể hiện trong nội dung thông báo.
Đối với những người phát ngôn nhằm mục đích thông báo về sự việc nào đó thì cương vị của người phát ngôn trong những ví dụ trên cho thấy yếu tố tôn trọng và luôn sử dụng những từ ngữ” cảm ơn”; “ kính mong” thể hiện được một nét văn hóa của người Việt Nam. Cương vị của người phát ngôn cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối cảnh giao tiếp đi kèm trong phát ngôn thông cáo báo chí. Sự tôn trọng, lịch sự luôn thể hiện sự khiếm nhã trong cách giao tiếp hằng ngày cũng như trong những diễn ngôn. Điều đó cho thấy sự tương tác trong xã hội giữa cương vị của người phát ngôn, điều đó cho thấy vị thế hay quyền lực của người phát ngôn một mặt thông qua ngôn ngữ, mặt khác chính là công cụ thực thi quyền lực xã hội. Đây là một nét đặc trưng của diễn ngôn, và tính chất này càng trở nên rõ ràng hơn trong thế giới ngày nay. Như Bakhtin đã khẳng định cách đây nhiều thập kỉ, tất cả các trường hợp sử dụng ngôn ngữ đều là ngôn ngữ sử dụng theo một quan điểm, trong một ngữ cảnh, và hướng tới một diễn giả nhất định.