3. Phân tích diễn ngôn
2.5. Hành động ngôn từ thể hiện trong văn bản thông cáo báo chí
2.5.1 Hành động ngôn từ
Hành động ngôn từ (speech acts) đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Nhà triết học người Anh, J.L.Austin là người đặt tiền đề và tiên phong cho lý thuyết này. Hành động ngôn từ nhấn mạnh bản chất của lời nói. Khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực hiện một hành động nào đó, tức là chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Chẳng hạn như: thông báo, khuyên, chúc mừng, tuyên bố, hứa hẹn,… Trong lý thuyết của mình, J.L.Austin xem hành động ngôn từ là một thể thống nhất những hành động:
− Hành động tạo lời (locutionary act) − Hành động tại lời (illocutionary act) − Hành động mượn lời (perlocutionary act)
Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ: Các hành động tại lời cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định. Các hành động tại lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng của nó mà Austin gọi tên chúng là những điều kiện thuận lợi
Nói chung, thuật ngữ hành động ngôn từ thường được giải nghĩa theo nghĩa hẹp là hành động ngôn trung . có thể có hàng trăm hành động ngôn trung và người ta đã cố gắng phân loại chúng thành một số kiểu nhỏ. J. Searle đã phân ra 5 kiểu cơ bản của hành động ngôn trung là: (1) Tuyên bố
(Declaratives).; (2) Biểu khiến ( Representatives); (3) Biểu cảm ( expressive act); (4) Cầu khiến (Directive); (5) Ước kết ( commissives)
2.5.2 .Đặc điểm ngôn từ thể hiện trên các thông cáo báo chí tiếng Việt 2.5.2.1 Hành động tuyên bố 2.5.2.1 Hành động tuyên bố
Là những từ ngữ chỉ nội dung thông báo thể hiện trong thông cáo báo chí có quyết định làm thay đổi vấn đề cho người tiếp nhận và hành động tuyên bố chủ yếu xuất hiện trong các “ bố cáo thành lập doanh nghiệp, rơi giấy tờ; mua bán nhà đất”
Ví dụ1:
Bố cáo thành lập doanh nghiệp công ty TNHH Thƣơng mại và Du lịch Bắc Mỹ
Địa chỉ: Số 1 phố Ngụy Nhƣ Kon Tum, phƣờng Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép ĐKKD Số 0106303822
Ngƣời đại diện: Trần Thị Kiều – Chức vụ: Giám Đốc
Ngành nghề kinh doanh: Tƣ vấn du học, phần mềm giáo dục cho bậc tiểu
học, dịch vụ du lịch… ( Báo Nhân Dân, ngày
22/4/2013)
Tên công ty: Công ty Cổ phần Vận tải Thời gian vàng. Trụ sở chính: 124 đƣờng Bạch Đằng, phƣờng 2, quận Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh: ĐẠI LÍ VÉ MÁY BAY, TÀU, XE, KÍ GỬI VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA…Vốn điều lệ: 300.000.000 VND. Ngƣời đại diện theo pháp luật: Đỗ Ngọc Tuân. Chức vụ: Giám đốc.
( Báo Nhân Dân, ngày 13/12/2013)
Ví dụ 3: Mất giấy tờ
+ Vào ngày 18/9/2013 Tôi có thất lạc 01 Sổ chứng nhận cổ phần NHTM CP Kiên Long phát hành số 000205, đƣợc phát hành vào ngày 16/ 7/2013. Ai nhặt đƣợc vui lòng liên hệ Nguyễn Đức Vinh – 0902.832068. Xin cảm ơn.
( Báo Thanh Niên, ngày 25/9/2013) + Tôi làm mất GCN QSD đất do UBND huyện Từ Liêm cấp ngày 29/7/2005 cho bà Đặng Thị Chãi. ( Báo Hà Nội mới, ngày 12/10/2013)
+ Tôi làm mất GCN QSD nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BC 180232do UBND huyện Từ Liêm cấp 27/7/2010 ( Báo Hà Nội mới, ngày 12/10/2013)
Họ tên: Trần Văn Đệ, sinh năm 1960, quê quán Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội; nơi đăng kí hộ khẩu thƣờng trú: xóm Tây, Đông Anh , Hà Nội. Vào
năm 2012 gia đình tôi có sơ suất đánh mất một số giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu gia đình mang tên Trần Văn Đệ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Trần Văn Đệ, diện tích 339 m2, tịa bản đồ 26, thửa đất số 02. Ai nhặt đƣợc cho gia đình Tôi xin lại, liên hệ ĐT: 0961118347. Gia đình xin cảm ơn và hậu ta.
( Báo Thanh Niên, ngày 19/9/2013)
Ví dụ 4: Nhắn tin
Thông báo tìm kiếm đối với anh Lê Hoàng Nhã, SN 1972, nơi cƣ trú
cuối cùng tại: Ấp 5, xã Định Trung, H. Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Bỏ địa phƣơng đi từ năm 2004 đến nay không có tin tức. Hiện anh Nhã ở đâu đến ngay TAND H. Bình Đại, tỉnh Bến Tre để giải quyết việc ly hôn với chị Trần Thị Thúy Nga, sinh năm 1979( đ/c: 1/13, ấp Phú Thạnh, Thị trấn Tầm Vu, H. Châu Thành, Long An). Qúa hạn 4 tháng kể từ ngày nhắn tin, nếu anh Nhã không có mặt thì Tòa án sẽ giải quyết vụ việc theo luật định.
( Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 12/5/2013) Ví dụ 5: Mua, bán nhà đất
Đi nƣớc ngoài cần sang gấp 1 ha đất MT đƣờng Long Phƣớc cách cao tốc TP.HCM – Long Thành 300m, sắp đƣa vào hoạt động, thuận tiện giao thông. Và 3,5 ha đất MT đƣờng 40m, gần thác Giang Điền, Trảng Bom, Đồng Nai. Qúy khách vui lòng liên hệ chính chủ A. Kiệt: 0907.151415
( Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 22/4/2013)
Cần mua gấp – Ƣu tiên kẹt ngân hàng – Thanh toán nhanh: Nhà đất, villa, khách sạn…K.vực Q.1, Q.3, Q.5…Không giới hạn số lƣợng. L.hệ: 0902.585009
2.5.2.2 Hành động cầu khiến
Là kiểu câu có những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, thôi, đi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến được dùng để hỏi, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... thường xuất hiện trong những mảng tin rao vặt và một số trong những thông báo mời thầu
Ví dụ:
Nghiêm cấm thả diều, bắn chim vào đƣờng dây hoặc tự ý xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ lƣới điện! ( Báo Hà nội mới, ngày 22/7/2013)
Hãy gửi tiền ở Vietinbank mùa hè này để nhận ngay những ƣu đãi hấp dẫn nhất cho bạn và gia đình! ( Báo Nhân Dân, ngày 30/6/2013)
Hãy đến các showroom Mecrcedes – Ben ngay hôm nay để nhận Lộc khuyến mãi đặc biệt nhƣ một lời cảm ơn! ( Báo Thanh Niên, ngày 15/1/2013)
Ƣu đãi lớn của HSBC đã sẵn sàng. Hãy đón lấy ngay! ( Báo Thanh Niên, ngày 24/3/2013)
Xin mời tất cả các nhà thầu có đủ điều kiện và năng lực đến tham gia chào hàng gói thầu trên! ( Báo Lao Động, ngày 22/4/2013)
Xin hãy gọi 0918.207.207, để bán xe giá cao, cần mua xe tải thùng, bán tải, cầu ben 750kg, 1T, 1,25T, 1T4..
( Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 17/5/2013)
Ai có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nhà đất nêu trên?
( Báo Hà nội mới, ngày 6/4/2013)
Ai sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn đi đến thành công?
( Báo Hà nội mới, ngày 25/7/2013) Bạn có biết? Hội chứng ruột kích thích không phải là viêm đại tràng. ?
( Báo Nhân Dân, ngày 11/9/2013)
Hôm nay ăn gì? Chuyên mục mới về thông tin ẩm thực. ?
( Báo Thanh Niên, ngày 24/3/2013)
Giả nhƣ nƣớc biển có thể uống đƣợc, liệu chúng ta có đủ nƣớc sạch cho cả
hành tinh không? ( Báo Thanh Niên, ngày 2/7/2013)
Uống nhiều bia rƣợu, làm sao để bao vệ gan?
( Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 8/5/2013)
2.5.2.3 Hành động biểu cảm
Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói( người viết) một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay trong ngôn ngữ văn chương thường được xuất hiện trong mục “rao vặt “ và “ cảm tạ “ của thông cáo báo chí.
Ví dụ1 :
Bay là thích ngay cùng 10 chặng bay giá rẻ Viet JetAir!
( Báo Thanh Niên, ngày 11/3/2013)
Ví dụ2 :
Nếu bạn có buồn và cô đơn ! Bạn bấm 1900 6844 – Tổng đài giao lƣu kết bạn
( Báo Thanh Niên, ngày 2/7/2013)
Ví dụ3 :
Với Haier, tôi bỗng yêu việc nhà! ( Báo Thanh Niên, ngày 05/10/2013)
2.5.2.4 Hành động ƣớc kết
Người nói cam đoan về một hành động nào đó, chẳng hạn: bảo đảm, hứa hẹn, cam đoan, thề… và làm cho thực tại khớp với từ ngữ , người nói muốn nói đến thông báo
Ví dụ1 :
CR – V mới. Sắp xuất hiện!
( Báo Thanh Niên, ngày 28/11/2013)
Ví dụ2 :
Bay là thích ngay cùng 10 chặng bay giá rẻ Viet JetAir!
( Báo Thanh Niên, ngày 11/3/2013)
Ví dụ3 :
Uống cafê nguyên chất Thời Vinh 1 lần sẽ nhớ mãi
( Báo Thanh Niên, ngày 22/7/2013)
2.6. Tiểu kết :
Qua phân tích các sự tình thể hiện trong thông cáo báo chí, chúng ta có thể thấy các sự tình trong một văn bản thông cáo báo chí đều là những sự tình động gắn theo nó là những thông báo chuyển địa điểm của các doanh nghiệp, rơi giấy tờ…Với mỗi sự tình được thể hiện theo mô hình tháp ngược được người viết sử dụng các sự tình trong các văn bản thông báo như: (mua bán nhà đất; rơi giấy tờ, hay mục nhắn tìm) bởi nó thể hiện những nội dung quan trọng mà người đọc muốn hướng đến thông cáo, sử dụng cách viết theo mô hình này còn hạn chế việc sử dụng ngôn từ một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin vì thế mà tiết kiệm được thời gian.
Đối với mô hình tháp thường, sự tình quan trọng nhất đều nằm ở phần cuối của một văn bản thông cáo báo chí. Người viết thường tập trung và lựa
chọn các thông cáo( thay đổi địa điểm của công ty; công ty giải thể, thành lập công ty…)
Đối với mô hình chữ nhật, các sự tình luôn chứa đựng một lượng thông tin nhất định và các nội dung trong mỗi thông tin đều có giá trị ngang bằng nhau được người viết hướng đến viết những thông cáo ( Tuyển dụng, Bán đấu giá, Cảm tạ…)
Thông cáo báo chí ngày nay đóng một vai trò quan trong trong việc đưa những thông tin đến công chúng một cách nhanh nhất. Trong thông cáo báo chí thì tất cả các sản phẩm ngôn ngữ được người viết gửi gắm thông qua bằng những hành động ngôn từ, chủ yếu nhất là liên quan đến hành động ngôn trung bằng chính những hành động đó đã tạo ra những nội dung mang tính chất thông báo, tuyên bố…đối với người nghe.
Phần lớn những thông cáo báo chí hiện nay đều gắn liền với hành động tuyên bố, thể hiện qua những thông cáo “ thành lập doanh nghiệp, thông báo mời họp…” Còn đối với những thông cáo thường xuất hiện trong những mảng tin rao vặt và một số trong những thông báo mời thầu thì thường gắn liền với hành động cầu khiến mang những đặc trưng riêng của loại thông báo. Với những hành động biểu cảm và hành động ước kết thì được người viết lựa chọn vào những mục quảng cáo với những nội dung ngắn gọn và sử dụng những ngôn từ gần gũi luôn khiến cho người đọc chứa đựng những cảm xúc, tình cảm trong nội dung thông cáo.
Với mỗi thông cáo hiện nay, mỗi thông cáo đều được viết theo các mô hình khác nhau điều đó cho thấy sự đa dạng và linh hoạt trong cách tạo ra một văn bản thông cáo báo chí nhiều màu sắc với những ngôn từ sử dụng phong phú giúp cho mọi người dễ tiếp cận hơn với một thể loại thông cáo báo chí còn khá mới mẻ như hiện nay.
CHƢƠNG 3: THÔNG CÁO BÁO CHÍ NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN CHỨC NĂNG
3. Đặt vấn đề
Mục đích của thông cáo báo chí đưa những thông tin đến với người tiếp nhận qua cách sử dụng những vốn từ ngữ, hay những phát ngôn để tạo nên những thông điệp theo các đặc điểm của người nói với người nghe để tạo nên những mối quan hệ cộng đồng với nhau.
3.1. Chức năng liên nhân: một trong ba chức năng cơ bản và quan trọng
trong diễn ngôn.
Theo Halliday (1985), chức năng liên nhân là chức năng mang tính xã hội rõ nhất vì bản chất ngôn ngữ, suy cho cùng, là nối kết các thành viên trong cộng đồng nói năng lại với nhau thành một khối.. Đôi khi chúng ta nói không phải để truyền thông tin mà nói để tìm hiểu về nhau, thông cảm với nhau...Thực sự thì ai cũng biết rằng mối quan hệ hàng ngày của con người phần lớn được mô tả qua việc sử dụng ngôn ngữ có tính liên nhân nhiều hơn Đây là chức năng mà từ 1970 trở lại đây thường được ngôn ngữ học nhắc tới do sự thành công của ngôn ngữ học tộc người và ngôn ngữ học xã hội. Trong một giao tiếp cụ thể, để thực hiện được các ý định giao tiếp của mình, người nói cần thiết phải bộc lộ mình qua ngôn ngữ với một thái độ trung thực. Nghĩa là, người nói phải thể hiện được các đặc điểm về cá nhân, giai tầng xã hội mà mình thuộc về, vùng ngữ vực mà mình và giai cấp mình ưa sử dụng (vốn từ, các thành ngữ, tục ngữ quen dùng, những lối tu từ ưa thích...), các cấu trúc câu, phát ngôn để bộc lộ thông điệp theo các đặc điểm của người nói.
Ví dụ: Khi hai ngƣời lạ đang đứng run lập cập ở một bến xe buýt giữa lúc trời đang gió lạnh và một ngƣời xoay sang nói với ngƣời kia “ Trời đất
ơi, lạnh quá” thì khó mà cho rằng ý đồ chính của ngƣời nói là chuyển giao thông tin. Dƣờng nhƣ cho rằng ngƣời nói đang thể hiện ý định muốn làm quen và bắt chuyện thì có lí hơn.
Như chúng ta đều biết chức năng liên nhân chính là liên kết chặt chẽ giữa người nói và người nghe để tạo sự thông cảm, thấu hiểu và chia sẻ về những thông tin thể hiện trong thông cáo báo chí. Sợi dây liên kết chính là những giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày thông qua việc sử dụng ngôn ngữ. Đối với thông cáo báo chí thì việc thể hiện những nội dung thông tin để truyền tải đến cho người đọc một cách giản dị, dễ hiểu đem lại cho người đọc có được sự thông cảm và gần gũi với người viết. Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu một số những từ ngữ như vậy để làm tăng sự phong phú và mới mẻ trong cách sử dụng từ ngữ thể hiện qua thông cáo báo chí hiện nay. Dưới đây là một số những mẫu thông báo được chúng tôi trích dẫn:
Ví dụ (1) :
+ “ Trân trọng kính báo và mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của quý khách hàng và các cơ quan hữu quan.”
Ví dụ (2) :
+ Chúng tôi xin trân trong thông báo đến quý khách hàng từ ngày 18/11/2013 phòng vé của Đại lý Thanh Tâm sẽ chuyển về địa điểm mới tại số 4 ngõ 9, đường Huỳnh Thúc Kháng, quân Đống Đa, TP. Hà Nội.
Ví dụ (3) :
+ Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của Qúy khách đã dành cho Công ty và rất mong được tiếp tục phục vụ Qúy khách.
Ví dụ (4) :
+ Cam kết không hiệu quả sẽ hoàn trả lại 100% sản phẩm. Ví dụ (5) :
+ Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác tiến hành các chương trình để kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Trong các văn bản thông báo ở ví dụ 1. Cách sử dụng những từ ngữ “Trân trọng kính báo và mong nhận đƣợc sự quan tâm” chính là cách thể hiện sự thiện cảm và coi trọng của người thông báo với người đọc. Từ đó, mối quan hệ giữa người thông báo và người đọc có được sự khăng khít nhất định giữa hai bên.
Sử dụng ngôn ngữ để thực hiện những ý định giao tiếp thông qua những mẫu văn bản thông cáo báo chí là quan trọng để cải thiện được mối quan hệ trong xã hội.
Ở ví dụ( 2): Cách sử dụng từ ngữ “Chúng tôi xin trân trong thông báo đến quý khách hàng”. Qua đây, người viết muốn thể hiện yếu tố lịch sự, trang trọng và tri ân trong văn bản thông báo đến những quý khách hàng của họ
Ở ví dụ( 3,4,5): Cách sử dụng từ ngữ “Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của Qúy khách đã dành cho Công ty và rất mong đƣợc tiếp tục phục vụ Qúy khách; – Cam kết – Hai bên ….hai nƣớc.”. Cách thể hiện mà người viết muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến những quý khách hàng và cũng như là một lời tri ân chân thành và luôn luôn hết lòng phục vụ đến khách hàng. Sự thể hiện này luôn được khách hàng đề cao tạo sự thân thiết, gần gũi giữa hai bên
3.2 . Chức năng tác động:
Trong giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, việc người nói sử dụng yếu tố ngôn ngữ nhằm tác động đến người nghe để đạt được một hiệu ứng tâm lí hay một hành động cụ thể nào đó giúp người nghe tìm hiểu được những
thông tin hay nội dung mà trong một câu hay một văn bản được tạo ra nhằm mục đích kéo gần mối quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe có