Phân loại diễn ngôn

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 26)

3. Phân tích diễn ngôn

3.2. Phân loại diễn ngôn

3.2.1.Về mặt chức năng:

Theo Halliday, ngôn ngữ có 3 chức năng lớn: + Ideation (ý niệm, tư tưởng)

Đây là chức năng thể hiện các thông tin thuần lí của ngôn ngữ trong thông điệp của giao tiếp ngôn ngữ, và có 90% thông tin gạn lọc được là các thông tin thuần lí. Nghĩa là, các thông tin phản ánh thực tại, các sự kiện xảy ra trong đời sống mà chúng ta muốn giao tiếp.

+ Interpersonal (liên nhân) Chức năng liên nhân là chức năng mang tính xã hội rõ nhất vì bản chất ngôn ngữ, suy cho cùng, là làm mối dây liên hệ giữa người với người trong một cộng đồng đã được xác định. Đôi khi chúng ta nói không phải để truyền thông tin mà nói để tìm hiểu về nhau, thông cảm với nhau...

+ Intergrative (văn bản)

Đây là chức năng mang tính ngữ pháp văn bản rất rõ, các từ không thể rời rạc mà phải nối kết với nhau để tạo thành sức mạnh, đó là sức mạnh của hiệu lực lời nói. Để đạt được hiệu lực này, ngoài vài luật ngữ pháp quy định về các quan hệ cú pháp đặc thù cho một ngôn ngữ thì chúng ta còn phải sử dụng rất nhiều các nhân tố khác nhau để kết liên các từ lại thành một khối. Theo tác giả Diệp Quang Ban, “Trong cách hiểu ngắn gọn nhất, phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận phƣơng pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn nhƣ tính kết nối, hiện tƣợng hồi chiếu… Hiểu một cách cụ thể hơn thì Phân tích diễn ngôn là đƣờng hƣớng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng”. Phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài văn bản (hay còn gọi là ngôn vực). Các yếu tố này bao gồm trường (field) (hoàn cảnh bao quanh diễn ngôn), thức (mode) (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống), không khí chung (tennor) (các vai xã hội trong giao tiếp). Có nhiều cách phân loại diễn ngôn.

(*) Dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ có thể chia diễn ngôn thành hai loại lớn: diễn ngôn nói và diễn ngôn viết.

(*) Dựa vào các lĩnh vực tri thức có thể chia diễn ngôn ra thành các loại: Diễn ngôn văn học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn kinh tế, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn hành chính, diễn ngôn hội thoại đời thường, diễn ngôn nghệ thuật, diễn ngôn phi nghệ thuật, diễn ngôn pháp lí, diễn ngôn quân sự.

(*) Dựa vào nội dung phát ngôn có thể chia diễn ngôn thành các loại: diễn ngôn kì ảo, diễn ngôn về tính dục, diễn ngôn về con người, diễn ngôn về bệnh điên, diễn ngôn phù thuật, diễn ngôn hiện thực, diễn ngôn hậu thực dân…

(*) Dựa vào thể loại, có thể chia diễn ngôn báo chí thành diễn ngôn tin tức, diễn ngôn quảng cáo, diễn ngôn phóng sự điều tra, diễn ngôn tƣờng thuật; có thể phân loại diễn ngôn văn học thành diễn ngôn tự sự, diễn ngôn thơ, diễn ngôn phê bình hoặc diễn ngôn hội thoại đời thành diễn ngôn phỏng vấn, xin lỗi, giới thiệu, chào hỏi…

(*) Dựa vào cấp độ của diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn và siêu diễn ngôn. Khổng Tử sáng lập ra siêu diễn ngôn Nho giáo, Thích ca Mâu ni (Siddharta Gautama) sáng lập ra siêu diễn ngôn Phật giáo, Freud sáng lập siêu diễn ngôn phân tâm học, Ann Radcliffe sáng tạo ra diễn ngôn tiểu thuyết kinh dị, Bakhtin tạo ra diễn ngôn đa thanh phức điệu. Chủ thể của các siêu ngôn không chỉ khai phá ra một loại diễn ngôn mới, một ngôn ngữ mới mà còn mở ra một con đường mới, mở ra các bước đi tạo ra các diễn ngôn khác. Các siêu diễn ngôn luôn tạo ra sau nó vô số các diễn ngôn đồng dạng, đồng chất với nó.

(*) Dựa vào chủ thể diễn ngôn có thể chia diễn ngôn thành: diễn ngôn của cá nhân và diễn ngôn của tập thể, diễn ngôn có nhu cầu có tên “tác giả” và diễn ngôn không có nhu cầu có “tác giả”, diễn ngôn văn học nữ giới…

(*) Dựa vào cấu trúc có thể xác định diễn ngôn độc lập và diễn ngôn phụ thuộc; diễn ngôn nguồn, diễn ngôn phụ trợ và diễn ngôn bao chứa; diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật; diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn…

(*) Dựa vào chức năng của ngôn ngữ (D. Nunan) có thể chia diễn ngôn thành hai loại: diễn ngôn giao dịch và diễn ngôn liên nhân.

3.2.2.Về mặt cấu trúc:

a. Về khuôn hình văn bản

Trước khi tiếp cận cách phân loại diễn ngôn theo cấu trúc bên trong của chúng, cần nhắc đến một hiện tượng cũng nằm trong cái tên quen thuộc là “ cấu trúc” nhưng được hiểu từ phía khác – phía tổng thế của diễn ngôn. Đó là khuôn hình của diễn ngôn. Trong ngôn ngữ học văn bản giai đoạn đầu khi mà ảnh hưởng của việc nghiên cứu cú pháp câu còn có tác dụng mạnh mẽ đối với việc nghiên cứu văn bản, không ít những người đi tìm cái gọi văn bản vị tương ứng với những đơn vị điển thể của các bậc dưới trong hệ thống ngôn ngữ( như: âm vị - hình vị - từ vị - cú vị). Mỗi bậc đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ đều có cái thuộc điền thể và cái thuộc về hiện thể hay biến thể. Bậc của các điển thể là bậc trừu tượng, bậc của các hiện thể là bậc cụ thể quan sát được. Văn bản vị là thuộc về điền thể, còn mọi sản phẩm ngôn ngữ trong đó có cả văn bản hiện thực thì đều là hiện thể. Nhưng việc tìm tòi văn bản vị theo kiểu của âm vị, hình vị không đưa lại kết quả được thừa nhận rộng rãi. Do tính chất quá phức tạp của diễn ngôn và tính chất quá đa dạng của các diễn ngôn cụ thể, cho nên để khái quát được tất cả, người ta chỉ còn cách chia tất cả các diễn ngôn thành hai nhóm lớn:

* Thuộc nhóm thứ nhất là các diễn ngôn được xây dựng theo những khuôn hình cứng nhắc, đã được định sẵn.

* Thuộc nhóm thứ hai là các diễn ngôn được xây dựng theo những khuôn hình mềm dẻo; nhóm này có thể được tiếp tục chia thành hai nhóm nhỏ:

- Nhóm nhỏ có những khuôn hình thông dụng. - Nhóm nhỏ có những khuôn hình tự do.

Các văn bản trong nhóm lớn thứ nhất (a) gồm các văn bản thuộc phong cách hành chính – công vụ và một số văn bản pháp lí trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.

Các văn bản trong nhóm có khuôn hình thông dụng thường là các văn bản khoa học ( như bài báo, luận án khoa học), một số văn bản báo chí( như bình luận, phóng sự,…).

Các văn bản trong nhóm có khuôn hình tự do thường là các tác phẩm văn chương, các loại ghi chép công luận…

b. Theo cấu trúc nội tại

Theo Hausenblas (1966) thì muốn tiến hành các phân loại diễn ngôn một cách hệ thống thì phải làm rõ những khác biệt tồn tại giữa các lớp diễn ngôn, phải tính toán đầy đủ đến các phương thức khác nhau trong cách tổ chức các cấu trúc của chúng. Thừa nhận rằng chưa có đủ những tiền đề cần thiết để thực hiện một cách phân loại diễn ngôn có hệ thống như vậy, Hausenblas đề nghị một số nhân tố còn ít được chú ý trong việc xác định đặc trưng và phân loại diễn ngôn. Ông coi những khác biệt sau đây là những tiêu chuẩn có thể đóng góp phần của mình vào thủ tục phân loại chung các diễn ngôn một cách có hệ thống. Đó là:

Tính gián đoạn / tính phức tạp trong cấu trúc văn bản của diễn ngôn; Tính độc lập / tính lệ thuộc của các diễn ngôn;

Trong bảng phân loại của mình, Hausenblas đã dùng thuật ngữ văn bản như mọi thứ “ thước đo” độ phức tạp của diễn ngôn. Tình hình đó khiến ta phải hiểu văn bản đối với ông là cái gì. Tác giả thừa nhận rằng thuật ngữ văn bản được dùng để biểu hiện hai thứ: một là, văn bản là cái ghi lại lời nói miệng; hai là, văn bản là một hợp thể của các phương tiện ngôn ngữ được dùng trong lời nói, do chuỗi nối tiếp của các phương tiện ngôn ngữ tạo ra và do mối quan hệ của các phương tiện ngôn ngữ này với cái ý tổng hoà chung xác định. Ông sử dụng thuật ngữ văn bản trong cách hiểu thứ hai và cho rằng vẳn bản” là một hiện tượng phát hiện ra được khi phân tích chất văn bản của các đặc điểm diễn ngôn thuộc một kiểu nhất định”. Các diễn ngôn có độ phức tạp khác nhau trong cấu trúc. Xét mặt cấu trúc của văn bản, các diễn ngôn ít khi là thuần nhất, mà thường là những tổ hợp của những bộ phận cấu thành khác nhau, đôi khi một diễn ngôn bao gồm hơn một văn bản. Về phương diện này có thể xếp các diễn ngôn thành những dãy như sau:

Diễn ngôn có một văn bản duy nhất với một nội dung ý duy nhất. Thuộc loại này có nhiều diễn ngôn khác nhau như báo cáo, công văn, thông báo về các sự kiện… Tuy nhiên, không bao giờ được loại trừ khả năng là trong tình huống nhất định, ngay cả những diễn ngôn thuộc loại này cũng có thể mang một nội dung ý khác.

Diễn ngôn chỉ có một văn bản duy nhất , mà lại có hơn một nội dung ý( không đơn ý). Loại diễn ngôn này không chỉ có trong thơ ca và văn xuôi nghệ thuật mà còn gặp trong nhiều trường hợp như lời nói đùa, trong những lời phát biểu đánh giá theo lối mỉa mai, ý muốn nói khác với lời lẽ được nói ra, những lời tuyên bố ngoại giao cố tình không đơn ý, những lời hưa” nửa chừng”, những câu trả lời lấp lửng hiểu được nhiều cách, tất cả những bài ngụ ngôn…

Diễn ngôn được làm thành từ một văn bản và có chứa một phần lấy từ điển ngôn khác( hoặc chưa diễn ngôn khác trọn vẹn). Phần dẫn đó( hoặc diễn ngôn được dẫn) chỉ là một bộ phận của diễn ngôn cơ sở, nhưng dẫu sao vẫn cứ là tách biệt khỏi diễn ngôn cơ sở. Nhưng đoạn trích từ diễn ngôn khác, những lời trực tiếp( cũng được coi như đoạn trích) đến là những phần dẫn như vậy. Cũng gặp trường hợp phần lấy từ diễn ngôn khác chiếm ưu thế so với phần cơ sở - diễn ngôn cơ sở trong trường hợp này chỉ giữ vai trò cái khung bên ngoài mà thôi.

Văn bản truyện, nhất là văn bản văn xuôi nghệ thuật có lối trực tiếp, lời trực tiếp không được đánh dấu và lời trực tiếp không thực sự là lời trực tiếp, đang đầy rẫy trong văn chương hiện đại, thì có khác. Nếu trong đó, những dấu hiệu chỉ những phần riêng lẻ ấy của văn bản là thuộc về những chủ thể khác nhau mà lại không rõ ràng hoặc có thể hiểu theo nhiều cách, thì diễn ngôn như vậy gắn với kiểu diễn ngôn đơn loại.

Diễn ngôn đối thoại cũng được coi là được làm thành từ một văn bản, hiển nhiên không phải là diễn ngôn đơn loại và nó được phân chia ra thành những diễn ngôn chuyển đổi nhau của hai hoặc hơn hai nhân vật tham dự đối thoại. Một đối thoại được triển khai như một vẳn bản thống nhất, tuy nhiên mối quan hệ “ người phát – người nhận” được chuyển hoá lẫn nhau.

Cũng còn có những diễn ngôn khác có cấu trúc vẳn bản phức tạp. Chẳng hạn một bài báo ta có thể đọc theo hai cách, hoặc đọc trọn vẹn hoặc chỉ đọc đầu đề, các đề mục, các đoạn in đậm. Đó là những trường hợp một văn bản thông nhất mà cho phép tóm lược thành văn bản ngắn hơn. Một số áp phích quảng cáo cũng có tính chất tương tự: phần cô đúc được in chữ to, có thể nhìn từ xa; phần chi tiết in chữ nhỏ.

Những diễn ngôn chứa hai hay hơn hai văn bản theo cách hoặc là “ văn bản cơ sở / văn bản phụ trợ”, hoặc là “ văn bản tƣờng minh / văn bản tiềm ân”… Kiểu thứ nhất là những bài báo, bài nghiên cứu có văn bản phụ trợ là những chú thích in cuối trang hoặc sau bài. Các phần của văn bản phụ trợ được đánh dấu tương ứng trong văn bản cơ sở và có thể đọc phần của văn bản phụ trợ khi gặp dấu ở đầu văn bản cơ sở, hoặc đọc riêng văn bản cơ sở và văn bản phụ trợ, cũng có thể không đọc văn bản phụ trợ.

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)