3. Phân tích diễn ngôn
2.3.1. S Dik (1978)
Việc phân biệt các loại vị từ được chúng tôi tiến hành dựa trên khung lý luận của S. Dik (1978), theo tiêu chí tính độngvà tính chủ ý. Theo đó, vị từ tiếng Việt được chia làm 4 loại:
1. Vị từ hành động: +động, +chủ ý (chạy, nhảy, đấm)
2. Vị từ tư thế: -động, +chủ ý. (nằm, ở, ngồi, ngã)
3. Vị từ quá trình: +động, -chủ ý (rơi, phai, mƣa, nắng)
4. Vị từ trạng thái:-động. –chủ ý. (đau, to, lo lắng, sớm, muộn, yêu)
Theo S. Dik, ở bình diện ngữ nghĩa, câu bao giờ cũng biểu thị một sự tình (state of affairs) nhất định. Xét về mặt cấu trúc, kết cấu vị ngữ hạt nhân (nuclear predication) được tạo thành bởi thuộc tính hay quan hệ của vị ngữ, liên kết với các thực thể do danh từ biểu thị có chức năng biểu thị các “sự tình”. Có nhiều loại sự tình khác nhau nhưng theo S. Dik, có hai đặc trưng
cơ bản quy định sự khác biệt của các sự tình, đó là tính năng động (Dynamism) và tính chủ ý hay tính kiểm soát được (Control).
Phối hợp 2 tiêu chí này S. Dik phân chia các sự tình thành 4 loại: 1. Một biến cố (sự tình động) chủ động là một hành động (Action).
2. Một biến cố (sự tình động) không chủ động là một quá trình (Process). 3. Một tình thế (sự tình tĩnh) chủ động là một vị thế (Situation).
4. Một tình thế (sự tình tĩnh) không chủ động là một trạng thái (State) (Dik 1981:36).
Bảng phân loại sự tình của Dik được biểu hiện như sau: [+Động] SỰ KIỆN [- Động] TÌNH HUỐNG [+ chủ ý] Hành động Tư thế [- chủ ý] Quá trình Trạng thái 2.3.2. M.A.K. Halliday(1985)
M. A. K. Halliday (1985), một đại diện khác của Ngữ pháp chức năng cho rằng bình diện nghĩa của câu ở bậc nghĩa (semantic level) là nghĩa biểu hiện (representational meaning) tức là cái nội dung nghĩa phản ánh sự tình trong thế giới được miêu tả. Ông gọi nghĩa này là nghĩa ý niệm, và phân biệt
nó với nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản trong ngữ pháp chức năng (hệ thống) của ông. Halliday chú ý nhiều đến chức năng động, đến quá trình nên ông đã chia nghĩa câu thành 6 quá trình, mà ông gọi là các "kiểu quá trình" (process types) với "phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác" (transitivity).
Sáu quá trình đó là:
1. Quá trình vật chất (material processes - MP) trong đó có một hành thể (Actor) và có một đối thể (Goal ). Ví dụ:
Jack fell down and broke his crown. Actor MP MP Goal
(Jack ngã và làm vỡ chiếc mũ miện của mình)
2. Quá trình tinh thần (mental processes) trong đó có nghiệm (Senser) và có nhân tố gây cảm giác.Ví dụ:
Mary like the gift. (Mary thích món quà)
3. Quá trình quan hệ (relational processes) trong đó có trả lời câu hỏi: cái gì, của ai, ở đâu mà tham tố có chức năng mang một thuộc tính xác định, đồng nhất. Ví dụ:
Tom is a leader. (Tom là lãnh tụ)
4. Quá trình hành vi (behavioural processes) như nghe, nhìn, cử động và tham tố duy nhất là người thực hiện hành vi. Ví dụ:
Fortune is smiling on you. (Vận may mỉm cười với chúng tôi)
5. Quá trình nói (verbal processes) trong đó có người nói (Sayer) nói ra điều gì và người tiếp nhận (Receiver). Ví dụ:
Responding, the minister implied that the policy had been changed. (Phản ứng lại, ông bộ trưởng muốn nói rằng chính sách đã thay đổi).
6. Quá trình hiện hữu (existential processes) trong đó có tham tố là vật tồn tại. Ví dụ:
There was a storm. (Có một cơn bão)
Trong sáu quá trình nêu trên Halliday phân biệt ba quá trình "Vật chất”, “Tinh thần”, “Quan hệ” là 3 quá trình chính trong hệ thống chuyển tác trong tiếng Anh". Còn ba quá trình còn lại được "định vị trên đường ranh giới của các quá trình này từ cái này qua cái kia, không thật sự rõ ràng", đó là:
- Trên đường ranh giới giữa các quá trình vật chất và quá trình tinh thần là các quá trình hành vi.
- Trên đường ranh giới giữa các quá trình tinh thần và quá trình quan hệ là phạm trù của những quá trình phát ngôn.
- Trên đường ranh giới giữa quá trình quan hệ và quá trình vật chất là các quá trình liên quan đến sự hiện hữu .
Và nội dung cụ thể của các quá trình được miêu tả bằng các tham thể và chu cảnh với tư cách là "những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực trong các cấu trúc ngữ nghĩa".
Ví dụ:
The lion chased the tourist lazily through the bush (tham thể) (quá trình) (tham thể) (chu cảnh) (chu cảnh)
(Con sư tử đuổi
người khách
du lịch uể oải trong rừng)
Ngoài các tham thể nêu trên còn có các tham thể khác: Lợi thể
2.3.3 . Cao Xuân Hạo
Kế thừa các quan điểm của Dik và Halliday, Cao Xuân Hạo đề cập đến nghĩa biểu hiện của câu. Theo Cao Xuân Hạo: "nghĩa biểu hiện phản ánh các sự tình của thế giới đƣợc nói đến trong câu". Để phân loại nghĩa biểu hiện của câu, ông cũng dựa vào hai tiêu chí tối quan trọng mà Dik đã nêu ra là [(+), (-)động] và [(+), (-)chủ ý], đồng thời bổ sung thêm tiêu chí khác: [(+), (-)nội tại]. Kết quả phân loại của Cao Xuân Hạo đã phân biệt thành 4 kiểu nghĩa biểu hiện: Hành động [+động], [+chủ ý], Quá trình
[+động], [-chủ ý], Trạng thái [+động], [+nội tại], Quan hệ [+động], [-nội tại]. Như vậy, những chi tiết, dữ liệu, số liệu quan trọng nhất, có giá trị nhất sẽ nằm ở đầu văn bản. Tính quan trọng của sự kiện ở phần thân sẽ giảm đi và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc giải thích.
Sơ đồ các kiểu nghĩa biểu hiện theo cách phân loại của Cao Xuân Hạo được biểu diễn như sau :
Giải thích nội dung sơ đồ, Cao Xuân Hạo đã chỉ ra "3 loại nghĩa biểu hiện cơ bản" đó là "câu tồn tại", "câu chỉ sự tình động hay sự việc, biến cố" và "câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình". Và tiếp theo là lần lượt xét 4 loại câu, nêu cụ thể hơn một bước nữa là câu "chỉ hành động", câu "chỉ quá trình", câu "chỉ trạng thái" và câu "chỉ quan hệ với những tiểu loại và cách thực hiện của nó".
2.4. Mối quan hệ sự tình và bối cảnh giao tiếp thể hiện trong thông cáo báo chí báo chí
Các sự tình [+/ - Động] đều được thể hiện trong một thông cáo báo chí nào đó thường là các thông cáo: Thành lập công ty, đấu thầu các dự án, tuyển dụng của các doanh nghiệp, tin rao vặt hay là những cáo phó….Và một trong những yếu tố không thể thiếu của một thông cáo báo chí là phải chứa trong nó đầy đủ các yếu tố sau: (Who: Ai ; What: Cái gì ; Where: Ở đâu ; Why: Vì Sao ; When: Khi nào ; How: Nhƣ thế nào )
• Ai?: Để xác định rõ ai là chủ thể của bản tin? Một ngƣời, một nhóm ngƣời, một tổ chức, một sự kiện hoặc hoạt động nào đó.
• Cái gì?: Cái gì xảy ra mà phƣơng tiện truyền thông và công chúng nên biết. Thông tin này có thu hút họ không?
• Ở đâu?: Sự kiện này diễn ra ở đâu? Nêu cụ thể địa chỉ của nơi diễn ra sự kiện (nên kèm theo một bản đồ chỉ dẫn nếu cần thiết). Tạo mọi thông tin để thuận tiện cho phóng viên tiếp cận nơi diễn ra sự kiện một cách nhanh chóng và thoải mái.
• Khi nào?: Sự kiện diễn ra khi nào? Thời gian và thời điểm phải thật cụ thể và rõ ràng.
• Tại sao?: Tại sao sự kiện này quan trọng? Lý do gì mà cơ quan truyền thông hay công chúng phải quan tâm?
Và công thức rút gọn : 5W + 1H
2.4.1. Mô hình cấu trúc “ hình tháp thường”
Mô hình cấu trúc thể hiện như sau:
Chi tiết gây ấn tượng ( 1)
( 2) Chi tiết quan trọng hơn
(3) Chi tiết quan trọng nhất
Theo cấu trúc này, mở đầu văn bản là một chi tiết gây ấn tượng, sau đó tăng dần mức độ quan trọng hấp dẫn ở phần thân và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng nhất của tin đưa xuống phần kết luận. Ưu điểm của cấu trúc này là sự hấp dẫn ngày càng tăng về cuối nhưng hạn chế ở chỗ gây nhàm chán, buồn tẻ nếu lạm dụng nhiều.
Ví dụ 1:
(Quy ƣớc: CT : chủ thể;; DT: Diễn tố)
“ Bố cáo thay đổi
Công ty cổ phần AQUARIUS VIỆT NAM. Địa chỉ trụ sở chính: 143/10 Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Thông báo kể từ ngày 9/9/2013 Công ty TNHH Aquarius Việt Nam đƣợc chuyển đổi thành Công ty cổ phần Aquarius Việt Nam. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty là bà Phùng Lệ Vân”.
(Báo Thanh Niên – ngày 15-9-2013)
( 1) : Chi tiết gây ấn tượng : BỐ CÁO THAY ĐỔI
( 2) : Chi tiết quan trọng hơn : Công ty cổ phần AQUARIUS VIỆT NAM. Địa chỉ trụ sở chính: 143/10 Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
( 3) : Chi tiết quan trong nhất : Thông báo kể từ ngày 9/9/2013 Công ty TNHH Aquarius Việt Nam đƣợc chuyển đổi thành Công ty cổ phần Aquarius Việt Nam. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty là bà Phùng Lệ Vân -
[+ Động] ( Quá trình)
« BỐ CÁO GIẢI THỂ
Cty TNHH DESIGN. Trụ sở 216, khu 2, đƣờng Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức. Giấy CNĐT số 411043000793 do UBND TPHCM kí ngày 14-08-2013 đang tiến hành giải thể.
( Báo Sài Gòn Giải Phóng – ngày 20-4-2013) » » ( 1) : Chi tiết gây ấn tượng : BỐ CÁO GIẢI THỂ
( 2) : Chi tiết quan trọng hơn : Cty TNHH DESIGN. Trụ sở 216, khu 2, đƣờng Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức. Giấy CNĐT số 411043000793 do UBND TPHCM kí ngày 14-08-2013
( 3) : Chi tiết quan trong nhất : Đang tiến hành giải thể - [+ Động] ( Quá trình)
CT + DT 1 + V + DT 2 + Địa điểm ( đứng)
(Quy ƣớc: CT – chủ thể; DT – diễn tố; V – vị từ)
« « THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
Cty Vy Phƣơng chuyên cung cấp giới thiệu sản phẩm, tiếp thị cho đối tác. Nay chúng tôi cần tuyển Nhân viên cho đối tác của chúng tôi là công ty Sony Electronics Việt Nam.
Vị trí ; Nhân viên đứng bán sản phẩm(Điện thoại Di động, Ti vi, Máy tính xách tay.... Yêu cầu : Nam& Nữ tuổi từ 18 – 26, ngoại hình dễ nhìn, làm việc theo ca
Mức lƣơng từ 4.000.000- 6.000.000 đồng và còn đƣợc hƣởng các phụ cấp khác theo quy định của Công ty..
Các ứng viên vui lòng gửi hồ sơ về công ty Sony ElectronicsViệt Nam, 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
( Báo Hà nội mới – ngày 22- 7-2013) » »
( 1) : Chi tiết gây ấn tượng : Cty Vy Phƣơng chuyên cung cấp giới thiệu sản phẩm, tiếp thị cho đối tác. Nay chúng tôi cần tuyển Nhân viên cho đối tác của chúng tôi là công ty Sony Electronics Việt Nam.
( 2) : Chi tiết quan trọng hơn : Vị trí ; Nhân viên đứng bán sản phẩm(Điện thoại Di động, Ti vi, Máy tính xách tay.... Yêu cầu : Nam& Nữ tuổi từ 18 – 26, ngoại hình dễ nhìn, làm việc theo ca - [- Động] ( Trạng thái)
( 3) : Chi tiết quan trọng nhất : Mức lương từ 4.000.000- 6.000.000 đồng và còn được hưởng các phụ cấp khác theo quy định của Công ty.
Ví dụ 3:
(Quy ƣớc: CT : chủ thể;; DT: Diễn tố)
“ Thông báo mất giấy tờ
Tôi là Đỗ Thị Ngọc Lan – số CMT: 142265517 do Công an Hải Dƣơng cấp ngày 7/8/2007. Tôi có làm mất sổ cổ đông của Tập đoàn Bảo Việt với số lƣợng 1000 cổ phần. Tôi đăng tin này mong ai nhặt đƣợc số cổ đông trên cho tôi đƣợc xin lại. Liên hệ số điện thoại 0913101985. Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.”
( Báo Hà nội mới – ngày 22- 7-2013) » »
( 1) : Chi tiết gây ấn tượng : Thông báo mất giấy tờ.
( 2) : Chi tiết quan trọng hơn : Tôi là Đỗ Thị Ngọc Lan – số CMT: 142265517 do Công an Hải Dƣơng cấp ngày 7/8/2007. Tôi có làm mất sổ cổ đông của Tập đoàn Bảo Việt với số lƣợng 1000 cổ phần. - [ +Động] ( Hành động)
( 3) : Chi tiết quan trọng nhất : Tôi đăng tin này mong ai nhặt đƣợc số cổ đông trên cho tôi đƣợc xin lại. Liên hệ số điện thoại 0913101985. Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.”
2.4.2. Mô hình cấu trúc theo dạng “hình tháp ngƣợc”
Cấu trúc hình tháp ngược tiết kiệm thời gian cho người đọc và không gian cho người biên tập. Nó giúp người đọc nắm bắt ngay từ đầu phần quan trọng. Như vậy, những chi tiết, dữ liệu, số liệu quan trọng nhất, có giá trị
CT + DT1 + V + DT2 ( làm, nhặt)
nhất sẽ nằm ở đầu văn bản. Tính quan trọng của sự kiện ở phần thân sẽ giảm đi và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc giải thích.
Mô hình cấu trúc thể hiện như sau:
( 1) Chi tiết quan trọng nhất
( 2) Chi tiết ít quan trọng hơn
( 3)
Chi tiết không quan trọng
Ví dụ1 :
V + Nơi chốn + CT ( đi)
« « ĐI NƢỚC NGOÀI CẦN BÁN GẤP NHÀ : 59/2 đƣờng 3/2, Q.10, ngang
9,5m, dài 17m, một lầu, nhà đẹp vào ở ngay. Liên hệ chị Vân : 0932782796 miễn trung gian.
( Báo Sài Gòn Giải Phóng – ngày 1- 11- 2013) » »
( 1) : Chi tiết quan trọng nhất : ĐI NƢỚC NGOÀI CẦN BÁN GẤP NHÀ - [+ Động] ( Hành động)
( 2) : Chi tiết ít quan trọng : 59/2 đƣờng 3/2, Q.10, ngang 9,5m, dài 17m, một lầu, nhà đẹp vào ở ngay
( 3) : Chi tiết không quan trọng : Liên hệ chị Vân : 0932782796 miễn trung gian Ví dụ 2 : CT + V + DT ( đánh rơi) « « Rơi giấy tờ
Tôi đánh rơi giấy tờ xe máy gồm 1 giấy kiểm tra chất lƣợng xuất xƣởng của xe Vespa LX125V3, số khung : 003996, số máy : 5023408 và 1 hóa đơn giá trị gia tăng. Ai nhặt đƣợc xin liên hệ ĐT : 01252533331. Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.
( Báo Thanh niên – ngày 21-4-2013)
( 1) : Chi tiết quan trọng nhất : Tôi đánh rơi giấy tờ xe máy gồm 1 giấy kiểm tra chất lƣợng xuất xƣởng của xe Vespa LX125V3, số khung : 003996, số máy : 5023408 và 1 hóa đơn giá trị gia tăng [ + Động] ( hành động)
( 2) : Chi tiết ít quan trọng hơn : Ai nhặt đƣợc xin liên hệ ĐT : 01252533331 ( 3) : Chi tiết không quan trọng : Tôi xin chân thành cảm ơn và hậu tạ.
« Mất giấy tờ
Tôi làm mất GCN QSD đất số L406398 do UBND huyện Sóc Sơn cấp năm 1998 cho ông Nguyễn Văn Thịnh, đƣợc quyền sử dụng đất diện tích 335m2 tại thôn Đồng Lạc, xã Tiên Dƣợc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tờ bản đồ số 25, thửa đất số 51. Ai biết thông tin về giấy tờ trên xin liên hệ ông Nguyễn Văn Thịnh, ĐT : 01659639676. Tôi xin cảm ơn và hậu tạ.
( Báo Thanh niên, ngày 16/11/2013)
( 1) : Chi tiết quan trọng nhất : Tôi làm mất GCN QSD đất số L406398 do UBND huyện Sóc Sơn cấp năm 1998 cho ông Nguyễn Văn Thịnh, đƣợc quyền sử dụng đất diện tích 335m2 [ + Động] ( hành động)
( 2) : Chi tiết ít quan trọng hơn : tại thôn Đồng Lạc, xã Tiên Dƣợc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tờ bản đồ số 25, thửa đất số 51
( 3) : Chi tiết không quan trọng : Ai biết thông tin về giấy tờ trên xin liên hệ ông Nguyễn Văn Thịnh, ĐT : 01659639676. Tôi xin cảm ơn và hậu tạ.
2.4.3 . Mô hình cấu trúc theo dạng “ hình chữ nhật”
Cấu trúc “hình chữ nhật” là cấu trúc mà các chi tiết của văn bản được sắp xếp tương đối ngang hàng nhau về tầm quan trọng. Mỗi chi tiết chứa một lượng thông tin và không có chi tiết nào nổi trội hơn hoặc không có giá trị thông tin. Các chi tiết tương đối bình đẳng, độc lập trong văn bản để cùng làm nổi bật sự kiện thường xuất hiện ở các chuỗi sự tình : Tuyển dụng, Bán đấu giá, cảm tạ....
Mô hình cấu trúc thể hiện như sau: Chi tiết 1 Chi tiết 2 Chi tiết 3
Ưu điểm của cấu trúc này là có thể triển khai sự kiện theo chiều sâu hoặc liệt kê các chi tiết thông tin. Nhược điểm của cấu trúc này là dễ gây cảm giác đơn điệu, tẻ nhạt khi dùng ngôn ngữ trần thuật thuần túy.
Ví dụ 1:
« « BỐ CÁO BÁN ĐẤU GIÁ
1. Nhà và Đất tại 185/24 Phạm Ngũ Lão, Q.1. Diện tích : 92,3m2. Giá khởi điểm : 17.400.000.000 đ. Tham giá đấu giá lúc 9h ngày 01/08/2013
2. Quyền sử dụng 991,5m2 tại xã Trung An, Củ Chi. Giá khởi điểm : 1.849.925.565 đ. Tham giá đấu giá lúc 9h ngày 06/08/2013
3. Nhà và đất tại số 3/2 đƣờng số 7, Q. Thủ Đức. Diện tích : 106,4m2. Giá khởi điểm : 837.519.000đ. Tham giá đấu giá lúc 9h ngày 30/8/2013
( Báo Sài Gòn Giải Phóng – ngày 25- 06-2013) » »
( 1) : Nhà và Đất 92,3m2 tại 185/24 Phạm Ngũ Lão, Q.1.Giá khởi điểm : 17.400.000.000 đ. Tham giá đấu giá lúc 9h ngày 01/08/2013 [+ Động] ( hành động)
( 2) :Quyền sử dụng 991,5m2 tại xã Trung An, Củ Chi. Giá khởi điểm : 1.849.925.565 đ. Tham giá đấu giá lúc 9h ngày 06/08/2013[+ Động] ( hành động)
( 3) : Nhà và đất 106,4m2. tại số 3/2 đƣờng số 7, Q. Thủ Đức. Giá khởi điểm : 837.519.000đ. Tham giá đấu giá lúc 9h ngày 30/8/2013 [+ Động] ( hành động)
Ví dụ 2:
CT + VTHĐ + Địa điểm
« « RAO VẶT
- CƠ SỞ XÂY DỰNG HUY HOÀNG
Chuyên chống thấm dột trần tƣờng, bể nƣớc, sàn WC bằng tấm trải cao cấp tƣờng ngoài, BH dài hạn. Chuyên sửa chữa, cơ nới, xấy mới, lắp