Tiêu chí phân biệt [+/ Động] trong sự tình

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 43)

3. Phân tích diễn ngôn

2.2.2. Tiêu chí phân biệt [+/ Động] trong sự tình

* Đặc trưng chủ yếu khiến cho các sự tình [+ Động] phân biệt với sự tình [- Động] là chiều “tốc độ”. Một vị từ [+ Động] có thể đi với một từ tình thái chỉ tốc độ thực hiện, sự khởi đầu hay sự kết thúc của chuyển động, cách thức bắt đầu hay kết thúc, và có thể được bổ nghĩa bằng một vị từ chỉ tốc độ.như bèn, bỗng, đột nhiên, liền, suýt, vụt, từ từ, ngừng trước vị từ hạt nhân và của một vị từ có nghĩa liên quan đến những ý nghĩa trên như nhanh, chậm, thoăn thoắt, vội vàng, thong thả đặt ở phía sau làm trạng ngữ cho nó có thể được dùng làm một tiêu chí để nhận diện một vị từ [+ Động].

* Đặc trưng thứ hai khiến cho các sự tình [+ Động] phân biệt với sự tình [- Động] ( Tĩnh) là sự có mặt của âm thanh: chỉ có một biến cố, một sự kiện động, mới có thể gây nên “tiếng động”, trong đó có các từ ngữ tượng thanh như “đánh + Từ tượng thanh + một tiếng/một cái” Cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác trong tiếng Việt có nhiều vị ngữ chỉ những biến cố, những sự chuyển động có tính tượng thanh rõ rệt: bốp, bịch, vèo, xịt, vút, xẹt, sạt v.v…

* Những từ tình thái và trạng ngữ có những nghĩa hay sắc thái nghĩa khác nhau tuỳ khi dùng với Vị từ [+ Động] hay Vị từ [- Động].

Đã Rồi là hai từ tình thái có công dụng và nghĩa rất gần nhau; trong nhiều trường hợp có thể dùng thay thế cho nhau hoặc phối hợp với nhau, tuy đã bao giờ cũng đặt trước vị từ hạt nhân làm bổ ngữ cho nó và do đó mà có tư cách của một vị từ tình thái làm trung tâm cho vị ngữ, trong khi

Đã + VT VT + rồi hay Đã + VT + rồi

Với các vị từ [+ Động], đã rồi cho biết rằng cái sự thể (hành động hay quá trình) do vị từ hạt nhân biểu thị diễn ra và hoàn thành trước một thời điểm nhất định được lấy làm mốc (thời điểm này có thể thuộc về quá khứ, tương lai hay hiện tại – tức lúc đang phát ngôn) và do đó, ở thời điểm được lấy làm mốc nó không còn diễn ra nữa.

Chẳng hạn, khi nói:

a. Tôi đến trường rồi hay

b. Tôi đã đến trường hay

c. Tôi đã đến trường rồi

thì như vậy có nghĩa là cái hành động “đến trường” đã diễn ra và đã hoàn thành trước khi nói câu đó, thành thử bây giờ (khi nói) nó không còn diễn ra nữa.

Trái lại, với các vị từ [- Động] ( Tĩnh), là những vị từ chỉ những trạng thái, những tư thế, những tính chất, đã rồi cho biết rằng cái sự thể tĩnh do vị từ hạt nhân biểu thị bắt đầu có trước điểm mốc thời gian và vẫn tiếp tục tồn tại sau đó nữa.

Chẳng hạn, khi nói:

a. Nó khỏe rồi hay

b. Nó đã khỏe hay

trạng thái (hay tính chất) “khỏe” bắt đầu có trước khi phát ngôn, và vẫn tiếp tục tồn tại trong khi phát ngôn và theo những tri thức phổ thông về thế giới hiện thực, hẳn sẽ còn tồn tại lâu hơn nữa.

Như vậy, có thể nói rằng những điều nhận xét trên kia về nghĩa của đã

rồi ứng dụng cho các sự thể được biểu hiện trong câu nhiều hơn là cho các vị từ. Tuy nhiên cũng phải nói rằng cách dùng các vị từ [+ Động] làm trung tâm cho những câu biểu hiện sự thể [+ Động] và các vị từ [- Động] làm trung tâm cho những câu biểu hiện sự tình [- Động] vẫn là cách dùng cơ bản và điển hình hơn.

* Các vị từ “chỉ hướng”: lên, xuống, ra, vào, đi, lại.

Ý nghĩa chỉ hướng hoặc đích. Đây là ý nghĩa gần nhất với nghĩa đen của các vị từ “chỉ hướng” với tư cách trung tâm của vị ngữ. Vị từ “chỉ hướng” được dùng làm trạng ngữ chỉ hướng hoặc đích cho các vị từ chỉ sự chuyển động như chạy, bay, bƣớc, bò, … và các vị từ chỉ những hành động gây nên như đẩy, dắt, ném, phun, rót, … là hai nhóm lớn trong các vị từ [+ Động].

Ý nghĩa thể. Riêng vị từ ra được dùng làm trạng ngữ cho những vị từ [+ Động] chỉ những hành động nhằm đạt đến những hiệu quả như tìm, kiếm, chạy (với ý nghĩa “kiếm”), nghĩ, nghiên cứu, chế tạo. Ngữ pháp của kết cấu “Vị từ hành động + trạng ngữ chỉ thể ra” rất khác với ngữ pháp của kết cấu “Vị từ gây chuyển động + trạng ngữ chỉ hướng” hay “Vị từ gây chuyển động + giới từ chỉ đích” ở vị trí của bổ ngữ chỉ đối tượng và khả năng chen không, chƣa, cho, … vào giữa.

Ý nghĩa hướng + kết quả. Có những vị từ gây “chuyển động” nghĩa nội tại của nó bao gồm cả kết quả như dắt, ném , thả, đè, nâng: với những vị từ này, các trạng ngữ chỉ hướng chỉ biểu thị hướng động của đối

tượng mà thôi. Nhưng lại có những vị từ “gây chuyển động” không bao hàm ý kết quả như rút, đút, đẩy, nhét, moi.

Ý nghĩa “bắt đầu”. Các vị từ [+ Động] biểu thị những hành động có chiều dài trong thời gian, đặc biệt là những hành động phát ra âm thanh như kêu, la, ca, hát, nổi(nói về tiếng còi, tiếng trống, v.v…) các vị từ [+ Động] biểu thị những quá trình như cháy, bùng, bốc và một số vị từ khác hay được dùng với trạng ngữ lên biểu thị sự khởi đầu của hành động hay quá trình do vị từ hạt nhân biểu thị.

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)