3. Phân tích diễn ngôn
3.3.2. Liên kết:
Là một trong những phương thức để tạo lập diễn ngôn. Bản chất của diễn ngôn là một” tổng thể có nghĩa” hoàn chỉnh. Nghĩa hoàn chỉnh đó lại được biểu đạt thành nghĩa bộ phận là những thành phần hay những thành tố. Ở đây có hai yêu tố quan trọng, đó là những thành tố( các mệnh đề/ cú) và sự liên kết chúng theo cấu trúc. Mệnh đề là phương tiện biểu đạt phán đoán, các nhận định và quan trọng nhất nó là hạt nhân của câu, sự tình. Diễn ngôn là một chuỗi các sự tình nối với nhau bằng những liên kết hình thức mà chúng ta có thể nhận dạng qua các phương tiện nhất định.
Hai nhà ngôn ngữ học chức năng là Halliday và Hasan, 1976 nêu ra cách thức liên kết thường gặp trong diễn ngôn, đó là liên kết quy chiếu, liên kết bằng phép thế, liên kết bằng phép tỉnh lược, liên kết nối và liên kết từ vựng. Sau này họ giảm bớt một phép và ghép nó vào tỉnh lược. Brown và Yule là hai tác giả cũng có những ý kiến rất hay về phép liên kết trong cuốn sách “ Phân tích diễn ngôn”. Brown coi diễn ngôn là ngôn từ của hành động giao tiếp và quan tâm đến những nguyên lí kết nối mà trong đó nó đã rang buộc diễn ngôn với nhau. ngôn. Các câu trong một văn bản mạch lạc có thể vẫn gắn bó với nhau mà không cần tới những dấu hiệu hình thức chỉ ra quan hệ giữa các câu.
Tính mạch lạc của văn bản còn có thể được thực hiện bằng những phương tiện liên kết văn bản có tính hiển ngôn. Có những phương tiện liên kết văn bản sau đây:
+ Hồi chỉ ( anaphora) và khứ chỉ ( cataphora): Khi các câu có những sở chỉ chung thì sở chỉ của những danh ngữ, động ngữ trong một câu hay cả câu có thể được biểu thị bằng những yếu tố hồi chỉ trong các câu kế theo sau và bằng các yếu tố hồi chỉ trong những câu đi trước.
Ví dụ: Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. ( Hồ Chí Minh)
Ví dụ về những yếu tố khứ chỉ: Hà thích yêu đương lãng mạn nhưng Thuỳ lại khác. Nó muốn lấy chồng
+ Tỉnh lƣợc ( ellipsis): Tỉnh lược là một dạng của hồi chỉ. Đó là hồi chỉ zero
Ví dụ: Tôi khuyên nó nên làm luận án tiến sĩ. Cuối cùng, nó đã đồng ý( làm luận án tiến sĩ)
+ Thay thế ( substitution). Thay thế là một biện pháp liên kết bằng cách thay thế các từ ngữ khác có quan hệ về nghĩa với chúng. Những quan hệ đó có thể là đồng nghĩa, gần nghĩa, thượng hạ danh, quan hệ cụ thể - khái quát.
Ví dụ: Tôi mới được tặng một bó hoa hồng. Hoa thật là đẹp ( hoa là thượng danh của hoa hồng).
Nhân dân ta có lòng quý khách
Nhân dân ta có lòng chuộng khách thì đúng hơn.
Chuộng và quý gần nghĩa với nhau. Vì chuộng khách nên bất cứ ai đến làm khách đều được quý.
+ Phép nối ( conjunction). Phép nối là biện pháp đánh dấu các mối liên hệ logic trong diễn ngôn. Đó là quan hệ đồng hướng hay quan hệ bổ sung, quan hệ ngược hướng, quan hệ nhân quả và quan hệ thời gian – trình tự.
Ví dụ: Mỹ Hạnh thông minh, nhanh nhẹn. Hơn nữa, cô ấy còn rất chịu khó.( quan hệ đồng hướng).
Anh giận nó cũng được. Có điều, phải yêu thương cô ta ( quan hệ ngược hướng).