Các bình diện của diễn ngôn:

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 33)

3. Phân tích diễn ngôn

3.3Các bình diện của diễn ngôn:

3.3.1.Mạch lạc:

Là một phương thức liên kết đặc trưng (trên phƣơng diện chức năng, trên phƣơng diện ngữ nghĩa, trên phƣơng diện ngữ dụng). Mạch lạc được đặt trong mối tương liên với việc phân tích liên kết hình thức diễn ngôn dó là sự liên thông thông suốt nhằm đảm bảo cho một diễn ngôn có được một nội dung bao quát, một chức năng thống nhất. Mạch lạc làm mất đi tính ngẫu nhiên giữa các phát ngôn cụ thể, những câu cụ thể mà mới nhìn dường như chúng không có liên quan gì đến nhau và biến khối vật liệu ngôn từ trở thành có lí. Mạch lạc đóng vai trò tổ chức ngầm ẩn trong sự liên kết để tạo lập diễn ngôn( ngôn bản hay văn bản). Cũng như liên kết hình thức, mạch lạc có quy tắc trong liên hội các thành phần của diễn ngôn

Nunan. D trong cuốn Introducing discourse analysis, Penguin Group, 1993, định nghĩa mạch lạc( coherence) như sau: “ Mạch lạc là cái mức độ phạm vi qua đó diễn ngôn đƣợc nhận biết là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp các câu hay phát ngôn không có quan hệ với nhau”. Một diễn ngôn hoặc một văn bản gồm các câu có liên hệ về nghĩa với nhau, cùng hướng vào một chủ đề nhất định là một diễn ngôn hoặc một văn bản có mạch lạc. Các câu trong một diễn ngôn hay một văn bản là những cấu trúc trọn vẹn, nhưng gắn bó với nhau, lệ thuộc nhau ở mức độ nhất định về nội dung và hình thức. Một số nhà lí luận cho rằng mạch lạc là những đặc trưng ngôn ngữ học của một chuỗi câu, làm cho chuỗi câu đó gắn bó với nhau thành văn bản chứ không phải chỉ là một dãy câu. Có thể nêu ra những đặc trưng như:

+ Chúng có những biểu thức hồi chỉ, quy chiếu vào những biểu thức trước đó hay không?

+ Chúng có những chủ đề giống nhau hoặc lien quan nhau cùng xuất hiện trong văn bản hay không?

Thực tế cho thấy có thể tạo ra những chuỗi câu có liên kết hồi chỉ nhưng vẫn không có mạch lạc. Lại có những chuỗi câu là văn bản nhưng không có liên kết logic về chủ đề. Văn bản mạch lạc là văn bản ở đó người giải mã có thể cấu trúc lại sơ đồ của người nói một cách hợp lí bằng cách suy luận những mối liên hệ giữa các câu và những mối liên hệ riêng biệt của chúng với những mục đích thứ cấp khác nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu trở thành dễ hiểu. Theo quan niệm này, mạch lạc không phụ thuộc và những đặc trưng liên kết lẫn nhau mà phụ thuộc vào quy mô mà người tạo văn bản cố gắng đạt được để cấu trúc một sơ đồ hợp lí trong việc tạo ra văn bản.

Một phần của tài liệu Phân tích diễn ngôn Thông cáo báo chí tiếng Việt trên tư liệu báo Thanh Niên, Tuổi trẻ, Nhân Dân, Người Lao Động năm 2013 (Trang 33)