Thuật ngữ phức là cụm từ (ngữ)

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt (Trang 81)

2 .5 thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc ngoại lai

3.1.2.2.Thuật ngữ phức là cụm từ (ngữ)

Theo Nguyễn Thiện Giáp [7tr.71,72], ngữ là cụm từ có sẵn trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ nhưng ngữ thể hiện tính cố định và tính thành ngữ. Ngữ là tổ hợp của các từ, trong ngữ, thành tố trung tâm là quan trọng nhất, thành tố trung tâm chi phối bản chất cũng như chức năng của ngữ. Nghĩa của ngữ là do các từ trong đó cấu tạo nên. Thuật ngữ phức là ngữ xuất hiện rất nhiều trong tiếng Việt chuyên ngành mỹ thuật. Ví dụ:

Thuật ngữ tiếng Việt Thuật ngữ tiếng Anh

sự trừu tượng abstraction

hình trang trí lá ô rô acanthus

chạm nổi hình chuỗi hạt beading

màu lục sẫm bottle- green

phương pháp khắc bản vẽ crayon manner

Phết nhẹ sơn lên bức họa to give a picture a dab of paint

trung tâm thiết kế design centre

đối tượng thiết kế object to be design

bố cục tạo dáng design composition

thuật trang trí trong nhà interior decoration

bút chổi dùng để quyét nền badger hair brush

không gian trong tranh pictorial space

giấy vẽ màu nước water colour paper

thiết kế sản phẩm công nghiệp architectomic of industrial products

Từ những khảo sát trên, chúng tôi tổng kết thuật ngữ mỹ thuật tiếngViệt như trong bảng sau:

1 là từ đơn 17 = 2,02%

2 là từ ghép 826 = 97,98 %

3 Tổng số 843

Bảng 28: Số lượng mỹ thuật tiếng Việt 3.2. Về nguồn gốc

Tiếng Việt hiện nay sử dụng một số lượng lớn thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc khác nhau: thuật ngữ thuần Việt, thuật ngữ cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt, thuật ngữ gốc tiếng Anh. Giống như hầu hết các thuật ngữ khoa học khác, thuật ngữ mỹ thuật được hình thành theo các phương thức khác nhau: thuật ngữ hoá các từ ngữ thông thường, đặt thuật ngữ mới bằng các yếu tố từ vựng có sẵn của ngôn ngữ, vay mượn thuật ngữ của các chuyên ngành khác, vay mượn thuật ngữ nước ngoài. Cho dù có sử dụng phương thức nào đi nữa thì thuật ngữ mỹ thuật cũng tạo ra trên cơ sở nội dung có sẵn của kho tàng từ vựng phong phú của một ngôn ngữ, cũng như trong ngôn ngữ mà nó vay mượn.Với hình thức là từ hay ngữ định danh, chúng đều chứa đựng những nét nghĩa, những đặc trưng riêng của ngành mỹ thuật. Chúng tôi phân loại thành các nhóm sau:

3.2.1. Thuật ngữ thuần Việt

Cách đặt thuật ngữ tốt nhất là tận dụng vốn từ của tiếng Việt, những từ thông dụng nhưng vẫn bảo đảm tính khoa học. Những thuật ngữ mang yếu tố thuần Việt trong lĩnh vực mỹ thuật tương đối dài, chủ yếu là dịch nghĩa và ghép từ nhưng vẫn đảm bảo được sự mạnh lạc rõ ràng, thuật ngữ này không nhiều, như những ví dụ sau.

Số TT

Thuật ngữ mỹ thuật truyền thống tiếng Việt

Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh

1 nung trong lò burning

3 tranh khổ nhỏ cabinet painting

4 bức vẽ bằng than charcoal

6 sơn ta lac (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 vết chấm macula

9 tranh Hàng Trống Hang Trống folk-painting

10 bức tranh của một tạo vật sống jade

3.2.2. Thuật ngữ là từ Hán Việt

Cũng như các ngôn ngữ khác thường có hiện tượng vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài để làm giầu thêm kho từ vựng của mình thì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ tiếp nhận nhiều từ nguồn Hán, tạo nên từ Hán Việt. Khi những tiếng thông thường trong tiếng Việt không đủ đảm bảo mức chính xác và ngắn gọn của thuật ngữ thì ta có thể mượn yếu tố của các ngôn ngữ khác. Trong luận văn này chúng tôi đề cập đến yếu tố Hán Việt vì đây là nguồn ảnh hưởng nhiều nhất trong lĩnh vực thuật ngữ tiếng Việt nói chung và thuật ngữ mĩ thuật nói riêng. Ví dụ: symmetry: đăng đối. Ta không thể dịch thuật ngữ trên là đối diện, hoặc đối lập trong mỹ thuật được, vì theo cách dịch này làm thuật ngữ khó hiểu. Việc mượn yếu tố Hán Việt tránh được các hiện tượng đơn điệu nghèo nàn, những thuật ngữ mang yếu tố Hán Việt thường ngắn gọn, có độ chính xác cao. Dựa vào Hán-Việt từ điển (Đào Duy Anh) và từ điển Việt - Hán (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp), chúng tôi khảo sát 843 thuật ngữ MT tiếng Việt và kết quả cho thấy chủ yếu là từ Hán Việt, gồm 387/843 chiếm 45,907%. Thuật ngữ là từ Hán Việt có các mô hình sau đây:

3.2.2.1. Hán Việt

trừu tượng: abstraction thần vệ nữ: venus

thủ công: useful arts mô hình: mock-up

điểm xuyết: embellishing mark hình ảnh trung thực: mirror

3.2.2.2. Việt - Hán

Là những thuật ngữ có chứa yếu tố Việt thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố. Kiểu này hầu như không đảm bảo tính thuật ngữ (ngắn gọn, chính xác) mà chỉ là dịch hoặc giải thích thuật ngữ tiếng Anh, ví dụ :

màu sắc riêng của họa sĩ: palete màu xanh nhạt lai hồng: periwinkle

sự tạo hình mới: neoplasti

sặc sỡ nhiều màu sắc: medlay

vẽ kỹ thuật: drawghtmanship

phá cách hoàn toàn về mầu sắc : pure broken color

3.2.3. Thuật ngữ dùng nguyên tiếng Anh

Ngoài những yếu tố Hán, chúng ta còn có thể mượn những yếu tố của các ngôn ngữ khác, nhất là các ngôn ngữ Ấn Âu ở phương Tây để đặt thuật ngữ, trong đó ngành mỹ thuật cũng sử dụng một số thuật ngữ quốc tế dạng này, việc mượn thuật ngữ Ấn Âu là để đảm bảo mức độ chính xác khoa học cần thiết cho việc nghiên cứu các vấn đề về mỹ thuật. Chúng ta mượn yếu tố Ấn Âu để tạo từ, có thể mượn yếu tố Ấn Âu qua phiên âm hay mượn mà vẫn giữ nguyên cả âm và cách viết. Việc mượn yếu tố Ấn Âu góp phần làm phong phú hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt. Trong luận văn này chúng tôi chỉ chú trọng tới mượn yếu tố tiếng Anh.

Ngoài cách dùng những yếu tố Ấn Âu đặt thuật ngữ, để đảm bảo mức độ chính xác tuyệt đối, hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt không tránh khỏi việc vay mượn nguyên một số thuật ngữ Châu Âu vốn gốc Hy Lạp, Pháp, La Tinh đã được nhiều nước trên thế giới dùng. Đây là vấn đề mượn thuật ngữ quốc tế. Những thuật ngữ giữ nguyên vỏ ngữ âm và chữ viết của thuật ngữ Ấn Âu khi du nhập vào Việt Nam xuất hiện trong thuật ngữ mỹ thuật không nhiều. Ví dụ:

Số TT Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt

1 catalogue catalogue 2 lito lito 3 market market 4 poster poster 5 paste paste 6 palette palette 7 glue glue

Bảng 29 : Thuật ngữ nguyên dạng âm và chữ viết

3.2.3.2. Phiên âm

Trong xu thế toàn cầu hoá, hàng ngày có rất nhiều thuật ngữ du nhập vào ngôn ngữ, trong khi ngôn ngữ đó chưa có chuẩn bị để đón nhận chúng. Phiên âm là thủ pháp tiếp nhận đầu tiên thể hiện sự phản ứng tích cực của ngôn ngữ đối với các lớp từ vựng mới. Phương pháp phiên âm, chuyển tự được các dịch giả và các nhà chuyên môn sử dụng nhiều vì phương pháp này tạo ra một hệ thống từ tương đương trong ngôn ngữ đích mà vẫn đảm bảo tính chính xác và tính quốc tế của từ. Phiên âm ghi lại cách phát âm các từ ngữ của tiếng nước ngoài bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt. Đó là cách phiên âm ngữ âm học. Tuy nhiên ở đây có sự kết hợp giữa phỏng âm theo cách đọc tiếng nước ngoài theo lối đọc của ngôn ngữ Việt. Phiên âm cách đọc tiếng nước ngoài và viết có gạch nối giữa các âm

tiết là cách sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Những thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt mô phỏng Ấn Âu thường mượn vỏ ngữ âm của ngôn ngữ Ấn Âu. Những thuật ngữ loại này thường là những từ phổ biến được nhiều người biết, hoặc là ngôn ngữ chuyên sâu chẳng hạn như những thuật ngữ sau:

Số TT Thuật ngữ tiếng Việt Thuật ngữ tiếng Anh

1 alat atlas

2 ca-ta-lô (danh sách liệt kê số lượng tranh) catalogue

3 com-pu-tơ computer (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 galơri gallery

5 ma-nơ-canh mannequin

6 pa-nô panel

7 Rô-co-co (phong cách nghệ thụât ở Châu Âu cuối thế kỷ 18 )

rococo

8 tăm-pê-ra (một loại màu vẽ có nhiều tính năng tương tự như màu bột và Goát)

tempera

Bảng 30: Thuật ngữ đọc theo phiên âm 3.3. Vài nhận xét về chuyển dịch thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt

Dịch thuật ngữ là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là đối với thuật ngữ mỹ thuật. Các thuật ngữ có cấu tạo chủ yếu nhờ con đường dịch thuật từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Trong chương hai, chúng tôi đã khảo sát các mô hình cấu trúc của thuật ngữ mỹ thuật, trong phần này chúng tôi trình bày về chuyển dịch thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt. Có những cách về dịch thuật khác nhau như sau.

Tương đương dịch thuật là một khái niệm trung tâm của lý thuyết dịch. Trong lý thuyết dịch, tương đương dịch thuật là quy trình chuyển dịch, thay thế một văn bản trong ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản trong ngôn ngữ đích. Đó là mối quan hệ tương ứng giữa các đơn vị dịch thuật của hai văn bản, văn bản nguồn và văn bản đích trên cơ sở chú ý đến các yếu tố ngoài ngôn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở người tiếp nhận. Trong dịch thuật ngữ tồn tại hai khả năng: có tương đương và không có tương đương. Nếu có tương đương thì mới chuyển dịch thuật ngữ một cách chính xác, nếu không có tương đương thì phải vay mượn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, hoặc dịch ý.

Trong cuốn “Lý luận dịch thuật, 1965” Catford, J.C cho rằng, các tương đương chỉ trở thành văn bản có thể trao đổi được nếu chúng hoạt động trong tình huống tương tự. Đây không phải giống nhau về nội dung mà là tương đương tình huống với sự vận hành của các yếu tố văn bản, có hai loại tương đương: Tương đương hình thức (formal equivalence) và tương đương năng động (dynamic equivalence). Tương đương hình thức tập trung sự chú ý vào bản thân thông điệp cả về hình thức và nội dung. Người ta chú ý sao cho thông điệp ở ngôn ngữ đích tương xứng càng sát càng tốt với các yếu tố khác nhau ở ngôn ngữ nguồn. Như vậy, tương đương hình thức chỉ đạt được khi cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích tồn tại những từ gần giống nhau nhất cả về dạng thức và nội dung. Tương đương năng động nghĩa là mối quan hệ giữa người đọc bản dịch và thông điệp phải gần giống như mối quan hệ giữa người đọc nguyên tác và thông điệp nguyên tác. Thông điệp ở bản dịch phải phù hợp với các nhu cầu ngôn ngữ và mong đợi văn hoá của người đọc bản dịch. Như vậy, mục tiêu của tương đương năng động là tìm kiếm những tương đương tự nhiên và gần nhất với thông điệp của ngôn ngữ nguồn. Tương đương năng động đạt được khi thông điệp trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có những ảnh hưởng tương tự nhau đối với

người đọc. Tương đương không phải là chỉ sự bằng nhau về nghĩa mà là một quy trình chuyển dịch, và quy trình này được gọi là quy tắc chuyển dịch. Ví dụ tương đương văn hoá, tương đương chức năng.

Nguyễn Hồng Cổn cho rằng có hai loại tương đương đương dịch thuật: tương đương hoàn toàn và tương đương bộ phận.

+ Tương đương hoàn toàn gồm có tương đương hoàn toàn tuyệt đối và tương đương hoàn toàn tương đối. Tương đương hoàn toàn tuyệt đối là các tương đương dịch thuật, tương đương với nhau trên cả 4 bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những thuật ngữ có tương đương hoàn toàn là những từ mà ngôn ngữ đích vay mượn ngôn ngữ nguồn, ví dụ từ gallery. Tương đương hoàn toàn tương đối là những tương đương dịch thuật trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trong thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt tương đương hoàn toàn tương đối chủ yếu rơi vào các từ đơn. Ví dụ:

artist: họa sĩ

exhibition: triển lãm easel: giá vẽ

diluent: chất pha màu

+ Tương đương bộ phận: tương đương ngữ pháp - ngữ nghĩa, tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng. Số lượng thuật ngữ mỹ thuật có tương đương ngữ nghĩa – ngữ dụng tương đối nhiều vì trong quá trình chuyển dịch người ta chú ý đến nội dung thông báo của thuật ngữ.

3.3.1.1. Các thuật ngữ có tương đương 1: 1

Tương đương 1:1 là những từ, cụm từ trong ngôn ngữ nguồn được thể hiện bằng những từ, cụm từ có nội dung tương ứng trong ngôn ngữ đích. Tức là cứ một thuật ngữ gốc chỉ có một thuật ngữ dịch tương ứng. Trong chuyên ngành

tiếng Anh mỹ thuật có nhiều thuật ngữ có tương đương 1: 1. Điều cần lưu ý ở đây là sự khác nhau về trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Thường trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt ngược nhau. Từ đứng cuối cùng trong thuật ngữ tiếng Anh là thành tố chính, thành tố trung tâm của thuật ngữ, rồi đến thành tố phụ xếp theo thứ tự ưu tiên thành tố đứng gần thành tố chính. Trong tiếng Việt thường thành tố đầu là thành tố trung tâm.

Ví dụ:

art mỹ thuật

traditional art mỹ thuật truyền thống Ttp Tttt Tttt Ttp

exhibition manager Người quản lý triển lãm Ttp Tttt Tttt Ttp

3.3.1.2. Dịch các thuật ngữ có tương đương 1>1 (một thuật ngữ gốc có tương ứng hơn một thuật ngữ dịch) nghĩa là từ một từ gốc (từ trong ngôn ngữ nguồn) ứng hơn một thuật ngữ dịch) nghĩa là từ một từ gốc (từ trong ngôn ngữ nguồn) có tới 2, 3,… biến thể trong ngôn ngữ đích. Ví dụ:

Số TT Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ dịch tương đương

1 alabaster 1. thạch cao

2. tuyết hoa

2 biscuit 1. đồ sứ mới nung chưa tráng men (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. mầu nâu nhạt

3 cheque 1. tô màu sặc sỡ

2. làm cho mất tính đơn điệu

4 chisel 1. nghệ thuật điêu khắc

2. dao khắc 3. dao trổ

5 draw vẽ 6 drawing hình hoạ 7 delicate 1. thanh tú 2. phơn phớt mầu 8 distance 1. khoảng cách 2. cảnh xa của một bức hoạ 9 encaustic 1. vẽ 2. sáp màu 10 encrust 1. khảm 2. phủ một lớp vỏ ngoài 11 tint 1. mầu nhẹ 2. nét trải trên hình vẽ 12 outline 1. vẽ phác thảo 2. đường nét

13 paint 1. thuốc màu

2. tô màu

14 varnish 1. đánh vécni

2. tráng men đồ sành sứ

Bảng 31: Thuật ngữ dịch tương đương 1 > 1

Những từ được dịch ra nhiều biến thể khác nhau như vậy đã gây không ít khó khăn cho người sử dụng. Điều này đòi hỏi người sử dụng cần phải cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa của từ ngữ trong ngôn ngữ đích.

3.3.1.3. Tương đương > 1: Đây là trường hợp có nhiều thuật ngữ gốc chỉ có một thuật ngữ dịch tương đương. Ví dụ: có một thuật ngữ dịch tương đương. Ví dụ:

1 1. ceramic 2. pottery

đồ gốm

2 1. adman

2. advertiser

người vẽ quảng cáo

3 1. to dab paint on something 2. to give a picture a dab of paint

phết nhẹ sơn lên vật gì phết nhẹ sơn lên bức hoạ

4 1. cartograph 2. graphic đồ hoạ 5 1. gum 2. glue keo 6 1. kibble 2. grind nghiền 7 1. ground- colour 2. basic – colour màu nền 8 1. herm 2. herma 3. bust

tượng nửa người

9 1. quartz 2. rock crystal thạch anh 10 1. gypsum 2. plaster thạch cao Bảng 32: Tương đương > 1

3.3.2. Dịch không có tương đương (non - equivalence)

Khi một thuật ngữ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt dịch sang tiếng Anh, điều cần thiết là chúng ta cần phải xem xét liệu thuật ngữ đó có từ tương đương không và nó có thoả mãn tiêu chí của thuật ngữ không. Và

trong trường hợp không có từ tương đương (vì thực tế sự khác nhau giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là điều không thể tránh khỏi) thì người ta thường phải dịch thuật ngữ. Điều này dẫn tới sự thay đổi nghĩa được chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Người dịch có nhiệm vụ phân tích và làm cho nghĩa được chuyển dịch dễ hiểu và đảm bảo tính chính xác. Thông thường không tương đương dịch thuật xuất hiện trong các tình huống cụ thể sau:

Tình huống Ví dụ

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt (Trang 81)