2 .5 thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc ngoại lai
3.5.2. Thực trạng dạy học tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuậtcông nghiệp
Thực tế việc dạy và học TACN tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp còn chưa được chú trọng và quan tâm đầy đủ. Do thời lượng học cho môn tiếng Anh còn ít, sinh viên chưa quan tâm tới việc học và phát triển thuật ngữ, giáo viên cũng chưa dành nhiều thời gian luyện tập, củng cố và phát triển vốn thuật ngữ cho sinh viên.
Về phía sinh viên: Chưa ý thức được việc học thuật ngữ cần thiết như thế nào cho chuyên môn, chưa nắm bắt được tính phức tạp của việc học thuật ngữ mà chỉ quan niệm đó là những từ mà họ phải học thuộc lòng, do vậy dễ bị lãng quên và không áp dụng được trong những trường hợp khác nhau, trong những ngữ cảnh khác nhau. Chính vì học thụ động như vậy nên sinh viên không đạt được yêu cầu của việc học thuật ngữ chuyên ngành.
Về phía giáo viên: Do thời lượng chương trình chưa được cân đối chặt chẽ, chưa chú ý dạy thuật ngữ trong nghiên cứu theo nguyên tắc chung, chưa chú ý phát triển cấu trúc thuật ngữ, chưa kết hợp được với những bài giảng tiếng Anh đại cương. Chủ yếu giáo viên dạy ngữ pháp, cách đọc, sau đó áp dụng vào việc đọc bài khoá, phân tích thảo luận bài khoá, dạy bài khoá trên cơ sở các yêu cầu có sẵn trong bài, ngoài ra cũng có những dạng bài tập khác nhau cho sinh viên luyện tập thêm. Nhìn chung, các bài tập áp dụng vào việc dạy thuật ngữ chưa có nhiều và thường xuyên. Giáo viên mặc dù cũng nhận biết rõ được việc phải dạy cách nắm bắt thuật ngữ nhưng thời lượng chương trình không cho phép nên chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng giới thiệu thuật ngữ chuyên ngành.
rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải là chưa có giáo trình TACN và tài liệu nghiên cứu liên quan phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, chính vì vậy một số sinh viên muốn tự nghiên cứu, tham khảo thì lại càng khó khăn hơn vì chưa có từ điển dành riêng cho ngành mỹ thuật công nghiệp. Sinh viên phải dùng từ điển thông thường để tra cứu.
3.5.3. Những khó khăn
Ngoài những khó khăn chúng tôi đã nêu ra ở trên còn một khó khăn lớn nhất đó là do đặc trưng thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt chưa được chặt chẽ, khi dịch ra dài quá, không có tương đương, không đúng với quy chuẩn thuật ngữ, chẳng hạn như trong những ví dụ sau:
as pretty as paint: đẹp như vẽ
design composition: bố cục tạo dáng
badger hair brush: bút chổi (dùng để phủi sạch tranh, quét nền, bồi tranh) pure broken color: phá cách hoàn toàn về mầu sắc
the four screens: tranh tứ bình
exhibition attraction: điểm thu hút khách triển lãm (dạng thức) to take someone’s likeness: vẽ chân dung ai
silk screen painting: tranh in lưới
Những thuật ngữ phải giải thích như đã trình bày ở phần trên trong luận văn này (trang 90,91,92)do thực tế hệ thuật ngữ tiếng Việt có tương đương là rất ít, chủ yếu là không tương đương. Tất cả các khó khăn đó xuất phát bởi thuật ngữ mỹ thuật chưa phát triển mạnh như các ngành khác như là thuật ngữ khí tượng thủy văn, thuật ngữ thương mại, thuật ngữ điện tử tin học viễn thông. Đây cũng là khó khăn chung của sinh viên ở bậc đại học và riêng đối với sinh viên mỹ thuật công nghiệp. Vấn đề tự học, tự nghiên cứu đối với sinh viên luôn được đặt lên hàng đầu, song thiếu từ điển chuyên ngành thì việc tự học gặp rất nhiều khó khăn và sẽ không giải quyết được mục tiêu dạy học đã đề ra.
Trong lúc chờ đợi một từ điển chuyên ngành tốt, chúng tôi tạm thời đề xuất vài thủ thuật dạy tiếng Anh chuyên ngành như sau.