Phương pháp luyện tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuật cho sinh viên

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt (Trang 106)

2 .5 thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc ngoại lai

3.5.4.Phương pháp luyện tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuật cho sinh viên

3.5.4.1. Giải pháp

Ngoài những tiêu chí, quy tắc dạy tiếng Anh cơ bản, chúng tôi có những giải pháp riêng cho dạy thuật ngữ là:

Cung cấp cho sinh viên hệ thống phụ tố (tiền tố và hậu tố), thân từ và các yếu tố cấu thành nên từ, sinh viên có thể nhận diện được từ và nghĩa của từ thông qua tiền tố. hậu tố, và thân từ. Sinh viên cũng có thể nhận diện được đâu là danh từ, đâu là tính từ…… tiện cho việc thành lập câu. Ví dụ: hậu tố -ion tham gia cấu tạo nên các danh từ chỉ quá trình của hành động, khi đọc từ có hậu tố -ion thì trọng âm rơi vào âm tiết đứng trước nó.

composition : bố cục

distinction : nét đặc biệt mầu sắc riêng. exhibition : trưng bày, cuộc triển lãm invention : sự sáng tạo, óc sáng tạo

qua các tiền tố sinh viên dễ dàng nhận ra nghĩa của thuật ngữ. Ví dụ : tiền tố miss- thường mang nghĩa ngược lại với thân từ của nó, ví dụ:

understand = hiểu

misunderstand = hiểu mhầm

+ Cung cấp nghĩa của thuật ngữ cho sinh viên bằng phương pháp trực dịch thông qua tranh ảnh, băng, video, bằng cách này tạo phản xạ cho sinh viên nhanh, nhạy hơn và cũng dễ nhớ từ hơn.

3.5.4.2. Thiết kế bài luyện

A. Preteaching: warm-up questions. Trong phần này, giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi dẫn dắt để hướng sinh viên đến chủ đề của bài học và Pre-teach các thuật ngữ quan trọng xuất hiện trong nội dung bài .

B. Content: Bài học gồm các mục sau :

Reading : Mục này luyện kỹ năng đọc hiểu và nắm bắt thuật ngữ

Understanding a printed text : Một bài khóa khoảng hơn 300 từ được đưa ra và yêu cầu sinh viên đọc sau đó làm các bài tập đọc hiểu.

Text analysis: Đưa ra các câu hỏi để phân tích nội dung bài học dưới dạng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

Comprehension: một loạt các câu hỏi nhỏ và câu hỏi true/ false/ no information được áp dụng để giúp sinh viên hiểu được bài đọc.

Main idea: Đưa ra 5 đáp án, yêu cầu sinh viên tìm ý chính của bài đọc.

Vocabulary: phần này đưa ra các bài tập để sinh viên hiểu và ghi nhớ thuật ngữ đã xuất hiện trong bài khóa. Các bài tập gồm:

- Bài tập đánh trọng âm

- Bài tập tìm thuật ngữ đồng nghĩa – trái nghĩa

- Bài tập ghép thuật ngữ với từ hoặc cụm từ tương đương ở trong bài.

- Bài tập hoàn thành theo tranh, hoặc điền vào chỗ trống bằng những từ thích hợp (dạng bài này áp dụng cho cả bài viết và bài nghe)

- Gap-filling : cho sẵn các từ, cụm từ và thuật ngữ, yêu cầu sinh viên chọn để điền vào chỗ trống trong doạn văn (số lượng từ cho sẵn có thể bằng, có thể nhiều hơn chỗ trống).

C. writing: luyện kỹ năng sử dụng câu, viết câu, viết đoạn và sủ dụng thuật ngữ. Sentence building: Cho sẵn các nhóm từ gợi ý, yêu cầu sinh viên hoàn thành câu

Sentence transformation: Đưa ra các câu kèm theo từ gợi ý, yêu cầu sinh viên viết lại câu dựa vào gợi ý sao cho nghĩa câu viết lại không thay đổi so với câu ban đầu.

Summarizing : Yêu cầu sinh viên tóm tắt bài học trong khoảng 70-100 từ.

D.Translation: mục này luyện kỹ năng dịch viết và sử dụng thuật ngữ.

English-Vietnamese translation : Đưa ra một hoặc hai đoạn văn, trung bình mỗi đoạn dài khoảng 100-120 từ, yêu cầu sinh viên dịch sang tiếng Việt.

Vietnamese-English translation: Đưa ra khoảng 10 đến 15 câu đơn, câu ghép và câu phức, hoặc đoạn văn, yêu cầu sinh viên dịch ra tiếng Anh.

E.Grammar: Giảng lý thuyết và cách áp dụng các hiện tượng ngữ pháp xuất hiện trong bài kèm theo các bài tập để luyện ngữ pháp, và sủ dụng thuật ngữ.

D. Post-teaching: Phần này trình bày cách học và luyện thuật ngữ cùng các bài đọc thêm, sinh viên tự học ở nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6. Ví dụ bài luyện TNMT tiếng Anh chuyên ngành

UNIT 2 A. Reading

THE SCULPTURE THAT MOVES

1 cannot feel the shape of anything in it. Everything stays in the same place. It does not move. On the other hand, sculptures have shapes. You can feel them. You can turn them or wall around them. But until our modern age, sculptures did not move.

2 In today’s world, everythingsseems to be moving. We have fast cars and airplanes. We are reaching into space. We keep learning new things. New things have happened in the world of art, too.

3 Mobiles are a modern kind of sculpture. They are made from such things as thin pieces of metal, paper, or wood. The pieces may be any shape. Most mobiles hang from wire or string. As the air moves, the moblie - moves. Each piece moves by itself.

4 Mobiles are found in many art museums. This sculpture began in American. But artists in many parts of the world now make mobiles.

Find the answers

1. To day, everything seem to be

a. learning c. reaching b. moving d. hanging

2. The word in paragraph 1 that means in the present time or now is ………….. 3. The story says, ‘ Pictures hang on the wall. They are flat.’ The word they

means ………..

4. The story does not say this, but from what we have read, we can tell that a. there are many kinds of art.

b. all art is made of things that move. c. pictures are better than sculptures.

5. What are we doing ? (Which sentence is exactly like the one in your book ?) a. We are making mobiles.

b. We are moving fast in cars. c. We are reaching into space.

6. The main idea of the whole story is that a. cars and airplanes move too fast today. b. mobiles are a modern kind of sculpture. c. flat pictures have to hang on walls.

7. The word in paragraph 4, sentence 2, that is the opposite of ended is …….. 8. The word in paragraph 1, sentence 3, that means fell is …………

B. Put the stress on each term

1. acanthus Amaranth background cartouch

2. biscuit Archetype chestnut complementory

3. distinction Earthen emblazon figurative

4. graphite Grisaille glassware hallucinatory

5. image Safflower toreutic jaggery

Find the term having different stress from the others

1. abstraction distinction foundation imagination

2. picture caricature posture structure

3. chromatic encaustic esthetic plastic

4. pastoral Pictorial visual vertical (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. xylograph chromograph oleograph petrogliph

C. Antonym and Synonym exercise * Find term which has similar meaning as :

2. macula ……….………….. 3. multi coloured ……….………….. 4. particoloured ……….…………. 5. altogether ……….…………. * Find term which has opposite meaning as : 1. achromatous ……….………….. 2. alto- lievo ……….……….. 3. darkest value ……….………. 4. interior decoration ……….………….. 5. overcharge ……….……..

E. Sentence building exercise

1. in/ witch/ class/ ever/ a/ have/ you/ Halloween / art/ drawn ?

………. 2. teacher/ put/ of/ the/ some/ students’ / perhaps/ the/ drawings/ board/ the/ on

……… 3. Although/ looked/ drew/ everyone/ the/ other/ the / subject, probably/ different / than/ drawings/ same/ some/of.

………. 4. Many/ of/ the/ put/ artists/ into/ pictures/ their/ some/ feelings/ witches/ their/ of/ about.

……….. 5. famous/ Spanish/ the/ When/ painter/ went/ Pablo Picasso/ art/ to / school.

6. his/ and/ painted/ the/ he/ classmates/subjects/ same.

……….. 7. many/ about/ Picasso/ discovered/ painting/ school / in / things

……….. 8. and/ learned/ He/ from/ studied/ the/ works/ famous/ of / artists / them.

……….. F.Term in contact exercise.

Tiểu kết : Hệ thuật ngữ mỹ thuậttiếng Việt có số lượng thuật ngữ là ngữ chiếm nhiều hơn (555/843), số lượng thuật ngữ đơn ít (17/843), tiếp đến thuật ngữ là từ ghép (252/843). Nguồn gốc của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt chủ yếu là từ Hán Việt, cụ thể là 387 thuật ngữ chiếm 45,907%, rất ít gặp các thuật ngữ là từ thuần Việt, kết quả khảo sát thu được 916 thuật ngữ chiếm 108, 659%. Dựa vào những thuật ngữ đã được khảo sát ở phần trên, chương 2 của luận văn đã đưa ra những nét khái quát về đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của thuật ngữ mỹ thuậttiếng Anh, kèm theo đó là đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt, và từ chương 2 và chương 3 chúng tôi rút ra đặc điểm của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi thấy hai thuật ngữ này đều có điểm tương đồng là hai hệ thuật ngữ này vay mượn nhiều, chủ yếu là từ ngoại lại, từ bản địa chiếm số lượng ít.

Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ giữa các hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt. Số lượng thuật ngữ đơn mỹ thuật tiếng Việt ít, ngược lại số lượng thuật ngữ đơn mỹ thuật tiếng Anh lại rất nhiều (565/843). Mặc dù cả hai hệ thuật ngữ đều có hiện tượng vay mượn nhưng hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh vay từ tiếng La Tinh, Pháp, Hy Lạp là chủ yếu còn hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt lại vay mượn từ tiếng Hán. Do đặc trưng loại hình nên hình thức của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh dễ cấu tạo mang tính hệ thống cao, còn hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là các thuật ngữ đơn lập nên cấu trúc thuật ngữ dài và tính hệ thống chưa thật chuẩn mực.

Qua quá trình tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc của hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh, có so sánh đối chiếu với tiếng Việt, chúng tôi đưa ra đề xuất ‎góp phần biên soạn giáo trình TACN mỹ thuật ở phần sau, trong phần này sẽ nêu cụ thể những đề xuất và chương trình định hướng với mục tiêu dạy sinh viên đọc

được tài liệu chuyên ngành. Chính vì thế, vấn đề xây dựng thuật ngữ chuẩn và cách chiếm lĩnh thuât ngữ là vấn đề được chúng tôi quan tâm.

KẾT LUẬN

Mục đích của luận văn là khảo sát, nghiên cứu, phân tích đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ mỹ thuậtcả về hình thức và nội dung, nhằm đóng góp một phần nhỏ cho công việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành mĩ thuật. Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu, khảo sát, hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt. Ở luận văn này (giới hạn trong tư liệu khảo sát 843 TN), chúng tôi trình bày một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ chuyên ngành mỹ thuậtnhư phân tích đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mỹ thuậttiếng Anh, đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh với mô hình cấu tạo thuật ngữ mỹ thuậttiếng Việt và bước đầu so sánh hai hệ thuật ngữ.

1. Để phân tích đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh, chúng tôi bắt đầu từ việc điểm qua các lý thuyết về thuật ngữ nói chung và thuật ngữ mỹ thuật nói riêng thông qua quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thế giới và Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý luận chung luận văn đã chọn một định nghĩa chung nhất để khảo sát thuật ngữ mỹ thuật. Chúng tôi đã tiếp cận hệ thuật ngữ về mặt đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh cũng như các phương thức chuyển dịch hệ thuật ngữ này sang tiếng Việt. Qua đó, chúng tôi thấy số lượng thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Việt chủ yếu được hình thành nhờ con đường vay mượn tiếng nước ngoài thông qua các hình thức: vay mượn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, sao phỏng và dịch ý. Từ kết quả nghiên cứu cho chúng tôi đã phác họa bức tranh toàn cảnh về thuật ngữ mỹ thuậtAnh – Việt mà từ trước đến nay chưa được chú ý nghiên cứu nhiều.

2. Qua khảo sát, chúng tôi thấy thuật ngữ mỹ thuậttiếng Anh có thể là từ đơn, từ ghép hoặc cụm từ, được hình thành theo nhiều phương thức khác nhau. Các thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh được hình thành theo phương thức phái sinh, ghép, vay mượn là phần lớn, số lượng thuật ngữ dùng tiếng Anh gốc (tiếng Anh không bị vay mượn hoặc pha tạp) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (trong số 843 thuật ngữ khảo sát chỉ có 15 thuật ngữ).

- Tiếng Anh trong thuật ngữ mỹ thuật sử dụng các phương thức khác nhau để xây dựng hệ thuật ngữ như phương thức thuật ngữ hoá, phương thức vay mượn, phương thức phái sinh và phương thức ghép từ. Trong đó, thuật ngữ đơn chiếm ưu thế nhất 565/843, 6,022 % phương thức ghép từ 211/843=25,029%, thuật ngữ là từ phái sinh 102 thuật ngữ.

Như vậy, thuật ngữ mỹ thuậttiếng Anh chủ yếu là từ đơn, và phương thức tạo thuật ngữ mỹ thuật bằng cách dùng phụ tố phái sinh và ghép là chủ yếu để tạo nên thuật ngữ phức.

- Do số lượng thuật ngữ mỹ thuật là danh từ chiếm tỷ lệ cao (đặc biệt là cụm danh từ) nên luận văn đi sâu vào phân tích mô hình cấu tạo của danh từ và cụm danh từ.

3. Hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt có số lượng lớn thuật ngữ là ngữ chiếm tỷ lệ áp đảo 555/843 chiếm 65,836%. Thuật ngữ là từ ghép 252 thuật ngữ, số lượng thuật ngữ đơn rất ít gồm có 17 thuật ngữ. Nguồn gốc của hệ thuật ngữ là từ thuần Việt chiếm tỷ lệ cao 462/ 843=54,804%, thuật ngữ là từ Hán Việt ít hơn so với các thuật ngữ của ngành khác 265 /843 chiếm 31,435%.

4. Từ việc so sánh đặc điểm hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi thấy thuật ngữ của hai ngôn ngữ có điểm khác biệt là số lượng thuật ngữ mỹ thuật đơn trong tiếng Việt rất ít, ngược lại số lượng thuật ngữ mỹ thuật đơn trong tiếng Anh lại rất nhiều. Hai hệ thuật ngữ này tương đồng ở điểm đều vay mượn nhiều, chủ yếu là từ ngoại lai, từ bản địa chiếm số lượng ít. Tuy nhiên có

sự khác biệt khá rõ giữa thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù cả hai hệ thuật ngữ đều có hiện tượng vay mượn nhưng hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh vay từ tiếng Pháp, La Tinh và Hi Lạp là chủ yếu, còn hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt lại vay mượn từ tiếng Hán. Do đặc trưng loại hình nên hình thức thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh dễ cấu tạo, mang tính hệ thống cao, còn hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt là các thuật ngữ đơn lập nên cấu trúc thuật ngữ dài và tính hệ thống chưa đảm bảo. Trật tự từ trong từ ghép và cụm từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác biệt. Trong tiếng Anh, thành tố trung tâm thường đứng sau, thành tố phụ đừng trước. Trong tiếng Việt, ngược lại thành tố trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau.

5. Việc chuyển dịch các thuật ngữ mỹ thuậttừ tiếng Anh sang tiếng Việt là một vấn đề luận văn quan tâm. Chương 3 của luận văn chúng tôi có đưa ra một số nhận xét về quy trình chuyển dịch và một số thủ pháp chuyển dịch, một phần về quan điểm tương đương dịch thuật, cụ thể như là thuật ngữ có tương đương 1:1 là 445 thuật ngữ, thuật ngữ tương đương 1: >1 là 14 TN; thuật ngữ tương đương > 1 là 10 thuật ngữ ; thuật ngữ phải giải thích là 13. Trên cơ sở đó chúng tôi đã đề xuất xây dựng giáo trình TACN mĩ thuật và một số dạng bài luyện giúp sinh viên nắm vững thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh.

Để cho luận văn rõ ràng, mạch lạc, tiện theo dõi, chúng tôi đã lập 34 bảng tổng kết khác nhau sau mỗi phần khảo sát. Với những cố gắng, nỗ lực của mình trong luận văn, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào trong việc nghiên cứu, xây dựng, chuẩn hoá thuật ngữ nói chung và thuật ngữ mỹ thuật nói riêng ở Việt Nam, góp phần thiết thực vào quá trình truyền bá kiến thức và sự phát triển ngành mỹ thuậtViệt Nam.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong các thầy cô trong hội đồng và bạn đọc lượng thứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt (Trang 106)