2 .5 thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc ngoại lai
2.6.3. Các phụ tố chưa rõ nguồn gốc
Phụ tố chưa rõ nguồn gốc trong khảo sát của chúng tôi là các hậu tố -al, -ity, -tic, ure, -ive tạo nên 35 thuật ngữ mỹ thuật phái sinh. Cụ thể là:
Số TT Tiền tố Số lượng
thuật ngữ
Tỷ lệ so với số lượng thuật ngữ mỹ thuật khảo sát (843) 1 -tic 12 1,423% 2 -al 8 0,948% 3 -ure 6 0,711% 4 -ity 5 0,593% 5 -ive 4 0,474% Bảng 26: Phụ tố chưa rõ nguồn gốc
Từ những khảo sát trên chúng tôi xin trình bày toàn bộ phụ tố của thuật ngữ phái sinh.
Số TT Tiền tố Số lượng Ví dụ
1 un- 13 unshown: không được trưng bầy
3 en- 8 enframe: đóng khung (tranh, ảnh)
4 re- 6 repaint: sơn lại tô màu lại
5 dis- 4 distemper: thuật vẽ bằng mầu keo
6 de- 5 decolour: làm phai màu
7 anti- 4 anti-art: phản nghệ thuật
8 per- 3 perspective: phối cảnh, vẽ theo luật xa gần
9 multi- 3 multiform: phong phú về màu sắc
10 over- 2 overcoat: Phủ thêm lớp sơn
11 non- 1 non-simmetri: tính không đối xứng
12 proto- 1 prototype nguyên mẫu
13 mis- 1 mis-shapen: méo mó không ra hình thù gì
Hậu tố
14 -er 30 imager: người vẽ hình
15 -ly 30 lively: sống động
16 -tion 18 exhibition: triển lãm
17 -ing 17 painting: tranh
18 -ed 16 high-coloured: bừng đỏ
19 -tic 12 aesthetic: thuộc về thẩm mỹ
20 -ation 11 imagination: khả năng sáng tạo
21 -al 8 ideal: ý tưởng
22 -ure 6 caricature: tranh biếm họa
23 -ment 6 assortment: sự làm cho hợp màu
24 -ity 5 reality: hiện thực
25 -ist 5 muralist : họa sĩ vẽ tranh tường
26 -ness 5 tastefulness: óc thẩm mỹ
28 -ive 4 impressive : ấn tượng
29 -en 4 redden : làm đỏ vật gì
30 -able 2 imageable: có thể vẽ thành hình
31 -ship 1 draughtsmanship : vẽ kỹ thuật
Bảng 26: Phụ tố của thuật ngữ phái sinhtrong thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh
Tiểu kết : Dựa vào những thuật ngữ đã được khảo sát ở phần trên, chương 2 của luận văn đã đưa ra những nét khái quát về đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh, kèm theo đó là đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Thuật ngữ mỹ thuật sử dụng các phương thức khác nhau để xây dựng hệ thuật ngữ như phương thức thuật ngữ hoá, phương thức sao phỏng, phương thức vay mượn, phương thức phái sinh và phương thức ghép từ. Về đặc điểm cấu tạo: hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh gồm 2 loai là thuật ngữ đơn (có số lượng 565, chiếm 67,022%) và thuật ngữ phức (có số lượng 259, chiếm 30,723%). Mỗi loại thuật ngữ gồm nhiều mô hình tổ chức cấu tạo với những từ loại khác nhau. Trong số các thuật ngữ mỹ thuật đơn được khảo sát, mô hình thuật ngữ đơn là danh từ chiếm nhiều nhất (79/563 thuật ngữ) và mô hình thuật ngữ đơn là động từ chiếm ít nhất (23/563). Với thuật ngữ phức, kiểu cấu trúc chiếm nhiều nhất là danh từ + danh từ (73/201 thuật ngữ), tính từ + danh từ (62/201 thuật ngữ); mô hình ít nhất là danh từ + phân từ 2, phân từ 2 + danh động từ, trạng từ + danh động từ: 3 mô hình này mỗi mô hình có 1 thuật ngữ.
Về đặc điểm nguồn gốc: Sau khi khảo sát nguồn gốc của 158 thuật ngữ, chúng tôi thấy hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh chủ yếu đến từ nguồn ngoại lai (97/158 chiếm 61,39%), và thuật ngữ là danh từ vẫn chiếm ưu thế. Hệ phụ tố tham gia cấu tạo nên thuật ngữ mỹ thuật lấy từ nguồn bản địa là chính, nguồn ngoại lai ít
chủ yếu là từ tiếng La Tinh. Qua việc đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta dần nhận thấy những tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ.
CHƯƠNG 3: BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT THUẬT NGỮ MỸ THUẬT TIẾNG VIỆT VÀ SO SÁNH VỚI THUẬT NGỮ MỸ THUẬT TIẾNG ANH
Như chúng ta biết thuật ngữ ngày càng được quan tâm bởi các nhà khoa học, đặc biệt là thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh vì ở mảng thuật ngữ này chưa được xây dựng đầy đủ và hoàn chỉnh. Chính vì thế để nghiên cứu các thuật ngữ mỹ thuật, chúng tôi xuất phát từ 843 đơn vị thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh để tìm hiểu xem có những đơn vị thuật ngữ tiếng Việt tương đương như thế nào. Các đơn vị tương đương (thuật ngữ) đó cũng sẽ được khảo sát trên hai phương diện: cấu trúc và nguồn gốc.
3.1. Về cấu trúc 3.1.1. Thuật ngữ đơn
Đơn vị cơ bản cấu tạo từ tiếng Việt là tiếng, tiếng trong tiếng Việt còn có cách gọi khác là hình vị hay hình tiết. Từ đơn trong tiếng Việt là những từ do một hình vị cấu tạo nên. Đặc điểm ngữ pháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí, độc lập về cú pháp, độc lập về nghĩa). Ví dụ từ đặt trong đặt mẫu (xếp mẫu để vẽ trong mỹ thuật). Thuật ngữ đơn trong tiếng Việt được hiểu là thuật ngữ có cấu tạo bằng một từ đơn. Số lượng từ đơn trong hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt không có nhiều. Qua khảo sát 843 thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt tương đương với 843 thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh, chúng tôi chỉ thu thập được 16/843 thuật ngữ đơn chiếm 1,897 %. Ví dụ:
Số TT TN đơn tiếng Việt TN đơn tiếng Anh
1 nung bake
2 hồng bay
3 phấn chalk
5 sẫm deep
6 vẽ draw
7 sắc (rõ cạnh của bức tranh) edgy
8 khảm enerust
9 khắc engrave
10 keo gum
11 nằm (tượng) gisant
12 mẫu (đổ khuôn) paradigm
13 gốm pottery
14 thợ (làm khuôn, giấy nến) stenciller
15 viền tape
16 tím violaceous
Bảng 27: Thuật ngữ mỹ thuật đơn tiếng Việt 3.1.2. Thuật ngữ phức
Thuật ngữ phức là thuật ngữ gồm hai từ trở lên, thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt chủ yếu là thuật ngữ phức. Trong 843 thuật ngữ khảo sát, chỉ có 16 thuật ngữ đơn còn lại là thuật ngữ phức và ngữ. Các thuật ngữ phức này được chia làm hai loại: thuật ngữ phức là từ ghép và thuật ngữ phức là ngữ, trong đó số lượng thuật ngữ phức là ngữ chiếm ưu thế.
3.1.2.1. Thuật ngữ phức theo phương thức ghép
Ghép là kêt hợp hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa với nhau. Từ ghép là những từ có từ hai hình vị trở lên, được tổ hợp với nhau theo quan hệ về nghĩa [4,tr.139-141]. Theo đó thì từ ghép là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị độc lập. Từ ghép khác với cụm từ hoặc thành ngữ ở những đặc điểm về ngữ nghĩa, cú pháp và các thành tố cấu tạo từ. Về mặt cấu trúc, từ ghép có cấu trúc rất chặt chẽ. Điều này có nghĩa là các thành tố trong từ không thể
tách rời nhau, không thể chêm xen các từ khác vào giữa các thành tố trong từ ghép. Ví dụ: áo dài không thể thêm bất cứ từ nào vào giữa các thành tố của nó như «áo rất dài » hoặc «áo không dài »; tiệc cưới hồng không thể được sử dụng như tiệc rất cưới hoặc tiệc vui cưới. Thêm vào đó các thành tố trong từ ghép không có mối quan hệ riêng lẻ với các từ khác ngoài cấu trúc. Từ ghép là một đơn vị nên các thành phần của nó có quan hệ với các từ khác như một chỉnh thể. Ví dụ từ ghép ăn ảnh có thể đứng sau từ rất trong tổ hợp từ rất ăn ảnh nhưng từ rất không thể kết hợp riêng với từ ăn hoặc từ ảnh để có một nghĩa trọn vẹn. Một tiêu chí rất quan trọng để phân biệt từ ghép với cụm từ là tính trọn vẹn về nghĩa. Nghĩa của từ ghép có thể là nghĩa của các thành tố trong từ cộng lại hoặc nó có nghĩa hoàn toàn khác.Ví dụ từ khẩu đội có nghĩa phân đội pháo binh nhỏ nhất, khi ghép thêm từ trưởng - khẩu đội trưởng có nghiã người trực tiếp chỉ huy một khẩu đội, hoặc từ kỷ luật có nghĩa là người luôn làm theo những quy định, tuân thủ pháp luật, nhưng khi ghép thêm từ vô - vô kỷ luật thì lại ngược nghĩa hoàn toàn.
Thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Việt được cấu tạo theo phương thức ghép là khá phổ biến, có hai loại chính: ghép đẳng lập (appositional) và ghép chính phụ (endocentric).Ví dụ :
Ghép đẳng lập: khuôn mẫu, đường nét, mềm dẻo, trưng bày…
Ghép chính phụ ; dao khắc, giá vẽ, nghệ thuật ấn tượng…
Chúng tôi thu được 252/843 thuật ngữ phức là từ ghép, chiếm 29,893% tổng số thuật ngữ. Thuật ngữ phức là từ ghép trong hệ thuật ngữ mỹ thuật rất ít vì đa số
các thuật ngữ phức là ngữ. Thuật ngữ là từ ghép chủ yếu là các từ gồm hai yếu tố ghép lại (nhưng không phải cứ hai yếu tố ghép lại là từ ghép).
Theo Nguyễn Thiện Giáp [7tr.71,72], ngữ là cụm từ có sẵn trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ nhưng ngữ thể hiện tính cố định và tính thành ngữ. Ngữ là tổ hợp của các từ, trong ngữ, thành tố trung tâm là quan trọng nhất, thành tố trung tâm chi phối bản chất cũng như chức năng của ngữ. Nghĩa của ngữ là do các từ trong đó cấu tạo nên. Thuật ngữ phức là ngữ xuất hiện rất nhiều trong tiếng Việt chuyên ngành mỹ thuật. Ví dụ:
Thuật ngữ tiếng Việt Thuật ngữ tiếng Anh
sự trừu tượng abstraction
hình trang trí lá ô rô acanthus
chạm nổi hình chuỗi hạt beading
màu lục sẫm bottle- green
phương pháp khắc bản vẽ crayon manner
Phết nhẹ sơn lên bức họa to give a picture a dab of paint
trung tâm thiết kế design centre
đối tượng thiết kế object to be design
bố cục tạo dáng design composition
thuật trang trí trong nhà interior decoration
bút chổi dùng để quyét nền badger hair brush
không gian trong tranh pictorial space
giấy vẽ màu nước water colour paper
thiết kế sản phẩm công nghiệp architectomic of industrial products
Từ những khảo sát trên, chúng tôi tổng kết thuật ngữ mỹ thuật tiếngViệt như trong bảng sau:
1 là từ đơn 17 = 2,02%
2 là từ ghép 826 = 97,98 %
3 Tổng số 843
Bảng 28: Số lượng mỹ thuật tiếng Việt 3.2. Về nguồn gốc
Tiếng Việt hiện nay sử dụng một số lượng lớn thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc khác nhau: thuật ngữ thuần Việt, thuật ngữ cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt, thuật ngữ gốc tiếng Anh. Giống như hầu hết các thuật ngữ khoa học khác, thuật ngữ mỹ thuật được hình thành theo các phương thức khác nhau: thuật ngữ hoá các từ ngữ thông thường, đặt thuật ngữ mới bằng các yếu tố từ vựng có sẵn của ngôn ngữ, vay mượn thuật ngữ của các chuyên ngành khác, vay mượn thuật ngữ nước ngoài. Cho dù có sử dụng phương thức nào đi nữa thì thuật ngữ mỹ thuật cũng tạo ra trên cơ sở nội dung có sẵn của kho tàng từ vựng phong phú của một ngôn ngữ, cũng như trong ngôn ngữ mà nó vay mượn.Với hình thức là từ hay ngữ định danh, chúng đều chứa đựng những nét nghĩa, những đặc trưng riêng của ngành mỹ thuật. Chúng tôi phân loại thành các nhóm sau:
3.2.1. Thuật ngữ thuần Việt
Cách đặt thuật ngữ tốt nhất là tận dụng vốn từ của tiếng Việt, những từ thông dụng nhưng vẫn bảo đảm tính khoa học. Những thuật ngữ mang yếu tố thuần Việt trong lĩnh vực mỹ thuật tương đối dài, chủ yếu là dịch nghĩa và ghép từ nhưng vẫn đảm bảo được sự mạnh lạc rõ ràng, thuật ngữ này không nhiều, như những ví dụ sau.
Số TT
Thuật ngữ mỹ thuật truyền thống tiếng Việt
Thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh
1 nung trong lò burning
3 tranh khổ nhỏ cabinet painting
4 bức vẽ bằng than charcoal
6 sơn ta lac
8 vết chấm macula
9 tranh Hàng Trống Hang Trống folk-painting
10 bức tranh của một tạo vật sống jade
3.2.2. Thuật ngữ là từ Hán Việt
Cũng như các ngôn ngữ khác thường có hiện tượng vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài để làm giầu thêm kho từ vựng của mình thì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ tiếp nhận nhiều từ nguồn Hán, tạo nên từ Hán Việt. Khi những tiếng thông thường trong tiếng Việt không đủ đảm bảo mức chính xác và ngắn gọn của thuật ngữ thì ta có thể mượn yếu tố của các ngôn ngữ khác. Trong luận văn này chúng tôi đề cập đến yếu tố Hán Việt vì đây là nguồn ảnh hưởng nhiều nhất trong lĩnh vực thuật ngữ tiếng Việt nói chung và thuật ngữ mĩ thuật nói riêng. Ví dụ: symmetry: đăng đối. Ta không thể dịch thuật ngữ trên là đối diện, hoặc đối lập trong mỹ thuật được, vì theo cách dịch này làm thuật ngữ khó hiểu. Việc mượn yếu tố Hán Việt tránh được các hiện tượng đơn điệu nghèo nàn, những thuật ngữ mang yếu tố Hán Việt thường ngắn gọn, có độ chính xác cao. Dựa vào Hán-Việt từ điển (Đào Duy Anh) và từ điển Việt - Hán (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp), chúng tôi khảo sát 843 thuật ngữ MT tiếng Việt và kết quả cho thấy chủ yếu là từ Hán Việt, gồm 387/843 chiếm 45,907%. Thuật ngữ là từ Hán Việt có các mô hình sau đây:
3.2.2.1. Hán Việt
trừu tượng: abstraction thần vệ nữ: venus
thủ công: useful arts mô hình: mock-up
điểm xuyết: embellishing mark hình ảnh trung thực: mirror
3.2.2.2. Việt - Hán
Là những thuật ngữ có chứa yếu tố Việt thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố. Kiểu này hầu như không đảm bảo tính thuật ngữ (ngắn gọn, chính xác) mà chỉ là dịch hoặc giải thích thuật ngữ tiếng Anh, ví dụ :
màu sắc riêng của họa sĩ: palete màu xanh nhạt lai hồng: periwinkle
sự tạo hình mới: neoplasti
sặc sỡ và nhiều màu sắc: medlay
vẽ kỹ thuật: drawghtmanship
phá cách hoàn toàn về mầu sắc : pure broken color
3.2.3. Thuật ngữ dùng nguyên tiếng Anh
Ngoài những yếu tố Hán, chúng ta còn có thể mượn những yếu tố của các ngôn ngữ khác, nhất là các ngôn ngữ Ấn Âu ở phương Tây để đặt thuật ngữ, trong đó ngành mỹ thuật cũng sử dụng một số thuật ngữ quốc tế dạng này, việc mượn thuật ngữ Ấn Âu là để đảm bảo mức độ chính xác khoa học cần thiết cho việc nghiên cứu các vấn đề về mỹ thuật. Chúng ta mượn yếu tố Ấn Âu để tạo từ, có thể mượn yếu tố Ấn Âu qua phiên âm hay mượn mà vẫn giữ nguyên cả âm và cách viết. Việc mượn yếu tố Ấn Âu góp phần làm phong phú hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt. Trong luận văn này chúng tôi chỉ chú trọng tới mượn yếu tố tiếng Anh.
Ngoài cách dùng những yếu tố Ấn Âu đặt thuật ngữ, để đảm bảo mức độ chính xác tuyệt đối, hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt không tránh khỏi việc vay mượn nguyên một số thuật ngữ Châu Âu vốn gốc Hy Lạp, Pháp, La Tinh đã được nhiều nước trên thế giới dùng. Đây là vấn đề mượn thuật ngữ quốc tế. Những thuật ngữ giữ nguyên vỏ ngữ âm và chữ viết của thuật ngữ Ấn Âu khi du nhập vào Việt Nam xuất hiện trong thuật ngữ mỹ thuật không nhiều. Ví dụ:
Số TT Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt
1 catalogue catalogue 2 lito lito 3 market market 4 poster poster 5 paste paste 6 palette palette 7 glue glue
Bảng 29 : Thuật ngữ nguyên dạng âm và chữ viết
3.2.3.2. Phiên âm
Trong xu thế toàn cầu hoá, hàng ngày có rất nhiều thuật ngữ du nhập vào ngôn ngữ, trong khi ngôn ngữ đó chưa có chuẩn bị để đón nhận chúng. Phiên âm là thủ pháp tiếp nhận đầu tiên thể hiện sự phản ứng tích cực của ngôn ngữ đối với các lớp từ vựng mới. Phương pháp phiên âm, chuyển tự được các dịch giả và các nhà chuyên môn sử dụng nhiều vì phương pháp này tạo ra một hệ thống từ tương đương trong ngôn ngữ đích mà vẫn đảm bảo tính chính xác và tính quốc tế của từ. Phiên âm ghi lại cách phát âm các từ ngữ của tiếng nước ngoài bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt. Đó là cách phiên âm ngữ âm học. Tuy nhiên ở đây có