4. Bố cục của luận văn
1.5.2. Bằng tiếngViệt
* Từ "mỹ thuật" còn được dùng khi phân biệt những ngành lớn của hội hoạ: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí...; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng. [47]
* Trên thế giới, và ở cả Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng. và đơn giản hơn: mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua một chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp. [47]
* Hiểu rộng ra, cái gì thuộc nghệ thuật thị giác thì cũng được coi là thuộc mỹ thuật. Đặc biệt những xu hướng mỹ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập niên 1960 [47]
* Mỹ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. [47]
* Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm. [14]
* Mỹ thuật khái niệm không thiên về hình thức hay chất liệu mà là về những ý tưởng và ý nghĩa. Nó chẳng thể được xác định thông qua bất kỳ phương tiện hay phong cách nào, mà đúng hơn là nó đặt ra vấn đề nghệ thuật là gì thôi . . [52]
* Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp +
nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được. [52]
* Mỹ thuật: Từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc. Nói cách khác, từ mỹ thuật (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt ta nhìn thấy được. [Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông tr.106]
Và như vậy, theo chúng tôi thuật ngữ mỹ thuật là những thuật ngữ được sử dụng trong ngành mỹ thuật.
TIỂU KẾT
1. Trong các mục của chương một, luận văn đã nêu lên các quan điểm khác nhau của các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam về định nghĩa thuật ngữ và các tiêu chuẩn đối với thuật ngữ và cũng điểm qua sự khác biệt giữa thuật ngữ với danh pháp ở chỗ danh pháp không gắn với hệ thống khái niệm của khoa học cụ thể như thuật ngữ mà nó chỉ gọi tên các sự vật, đối tượng trong một ngành khoa học mà thôi. Thuật ngữ còn một đặc điểm nữa khác với danh pháp là thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ và các hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ có ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ, các hình vị tạo ra nó. Danh pháp chỉ gồm một chuỗi các từ, các con số với tư cách gọi tên các sự vật.
2. Một nội dung quan trọng được đề cập đến trong chương một là khái niệm mỹ thuật của các nhà nghiên cứu thế giới và Việt Nam và tình hình nghiên cứu thuật ngữ mỹ thuật ở Việt Nam.
văn đưa ra định nghĩa về thuật ngữ và coi đó là tiêu chí quan trọng để xác định, thu thập đối tượng nghiên cứu trong luận văn. Thuật ngữ mỹ thuật trong luận văn này được hiểu là những từ và cụm từ cố định gọi tên các khái niệm, đối tượng được dùng trong ngành mỹ thuật.
4. Trong các chương tiếp theo, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mỹ thuật về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa, khảo sát cấu tạo, nguồn gốc của thuật ngữ, bước đầu so sánh thuật ngữ mỹ thuật Anh – Việt.
Toàn bộ cơ sở lý luận được trình bày trong chương này chưa phải hoàn toàn đầy đủ và không phải là không có những điểm còn cần được thảo luận thêm. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi cho rằng có thể chấp nhận những cơ sở lý luận đó để thực hiện các công việc nghiên cứu của mình.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ MỸ THUẬT TIẾNG ANH
So với thế giới vấn đề nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam còn non trẻ. Trước đây trình độ dân trí không cao do vậy người ta quan niệm thuật ngữ chỉ dùng trong một bộ phận hạn hẹp các nhà chuyên môn. Hiện nay khoa học, kỹ thuật ngày một phát triển mạnh mẽ, dần dần thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn trong toàn dân như những từ ngữ thông thường khác. Đến nay việc nghiên cứu thuật ngữ chủ yếu tiến hành theo ba hướng sau:
1. Cấu tạo thuật ngữ: miêu tả nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ trong các lĩnh vực chuyên môn
2. Chuẩn hóa tiếngViệt: là thống nhất thuật ngữ, thực hiện chính sách quốc ngữ
3. Phân tích và nghiên cứu lý luận về thuật ngữ từ nhiều lĩnh vực và góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu bàn nhiều đến các tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nên như thế nào, vấn đề thống nhất và chuẩn hoá thuật ngữ nói chung.
Thời gian gần đây ở Việt Nam cũng đã quan tâm đến nghiên cứu thuật ngữ, nhiều từ điển thuật ngữ chuyên ngành đã được biên soạn, cũng đã có một số lượng đáng kể luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về lĩnh vực này, nhưng chưa có nhiều người nghiên cứu thuật ngữ trong lĩnh vực mỹ thuật. Do vậy khảo sát để góp phần xây dựng thuật ngữ mỹ thuật là cấp bách và thiết yếu cho những người quan tâm tới thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh. Chúng tôi điểm qua tình hình
nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam để từ đó xác định những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.
2.1. Đặc trưng cấu tạo của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh
Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng nằm trong hệ thống ngôn ngữ nó không phải là từ vựng thông thường mà là lớp từ vựng đặc biệt, dùng trong phạm vi chuyên môn, có thể là một từ, một cụm từ, thậm chí hoặc là từ ghép và chúng phải tuân theo quy luật ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Khi tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ nói chung, thuật ngữ mỹ thuật nói riêng, chúng ta có thể xuất phát từ hai tiền đề tương ứng với hai cách tiếp cận khác nhau: một là thuật ngữ đã có rồi, hai là thuật ngữ chưa có trong tiếng Anh. Trong luận văn này chúng tôi khảo sát thuật ngữ ở các mặt như sau:
1. Thuật ngữ cấu tạo từ những yếu tố nào, đặc điểm của những yếu tố ấy ra sao. 2. Mối quan hệ giữa các yếu tố ấy, nghĩa là xem xét các yếu tố ấy đã kết hợp với
nhau như thế nào, theo mô hình nào để tạo thành thuật ngữ.
3. Nghĩa tưong đương với tiếng Việt
Về mỹ thuật, có thể nói, nó ra đời rất sớm từ khi khoa học công nghệ chưa phát triển. Khi con người còn sống theo những bầy đàn, bộ tộc thì mỹ thuật đã có mặt trong đời sống xã hội con người, từ những hoạ tiết đơn giản thô sơ được mô phỏng lại trong cuộc sống hàng ngày thể hiện trên bát, đĩa, chén, hoặc các vật dụng hàng ngày dần dần qua nhiều thế hệ được hoàn thiện nghệ thuật và đạt đến đỉnh cao là mỹ thuật, đã trở thành yếu tố không thể thiếu đối với con người. Chính vì quá trình phát triển lâu dài và của nhiều trường phái, nhiều quan niệm nghệ thuật khác nhau nên đã phát sinh ra nhiều thuật ngữ mà chỉ có ngành mỹ thuật mới sử dụng. Không giống các ngành khoa học khác chỉ có những từ chuẩn
mực được quy định trong ngành, thống nhất trên toàn thế giới, đối với lĩnh vực mỹ thuật ngoài những từ quy chuẩn chung, mỹ thuật còn có những thuật ngữ riêng mang tính đặc thù dân tộc - đó là mỹ thuật truyền thống, như trong ví dụ sau: giấy Dó, giấy Hồ Điệp, Điểm xuyết là những thuật ngữ không có trong tiếng Anh. Tuy nhiên, thuật ngữ mỹ thuật cũng không nằm ngoài qui luật chung của thuật ngữ, các con đường hình thành chủ yếu của chúng là:
1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường
2. Sao phỏng (dịch nghĩa) thuật ngữ nước ngoài
3. Vay mượn(nguyên dạng hoặc phiên âm chuyển tự) thuật ngữ nước ngoài * Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường: Khi một đơn vị từ vựng thông thường trở thành thuật ngữ, ngoại diên của nó thu hẹp lại và nội hàm của nó được mở rộng ra, nó mất đi tính hình tượng hóa và tính biểu cảm. Thí dụ “hoành tráng” trong ngôn ngữ thông thường có nghĩa là quy mô đồ sộ nhằm để thể hiện những đề tài lớn. Có trường nghĩa rộng hơn rất nhiều so với thuật ngữ “hoành tráng” trong mỹ thuật (tranh hoành tráng ‘maginificent’dòng tranh tường( thường là những tranh lớn được thể hiện trên tường hoặc trần nhà) không phải tranh sơn mài, tranh trừu tượng hoặc một dòng tranh nào đó).
* Sao phỏng (dịch nghĩa) thuật ngữ nước ngoài: là quá trình sử dụng những từ ngữ và quan hệ có sẵn cuả ngôn ngữ đi vay, người ta tìm cách sao chép lại cấu trúc của đơn vị tương ứng trong ngoại ngữ nào đó để thể hiện một khái niệm mới ví dụ:
Tiếng Anh Tiếng Việt
Beading board bottle – green buff’ burind briston broad coffee earth – flax manner nacord chạm nổi giấy bồi mầu lục vỏ chai mầu vàng sẫm dao khắc
bìa cát tông (giấy cứng dùng để vẽ) mầu cà phê
thạch niên (hoặc amiăng) bút pháp
khảm xà cừ
*Vay mượn (nguyên dạng hoặc phiên âm chuyển tự) thuật ngữ nước ngoài: là phương thức được các ngôn ngữ sử dụng khá phổ biến trong quá trình hình thành và phát triển thuật ngữ của mình. Đối với tiếng Việt, việc vay mượn thuật ngữ nước ngoài phần lớn được thực hiện theo cách phiên âm. Ví dụ:
Tiếng Anh Tiếng Việt
consortium container clearing palette marketting côn-xoóc-xi-on công-ten-nơ clia-ring pa-let mác-két-tinh
Thuật ngữ vay mượn được phiên chuyển theo chữ, theo số liệu của chúng tôi chỉ có một vài thuật ngữ ví dụ :
marketing → marketing và bar code → bar code
Căn cứ vào những yếu tố trên và qua các nguồn tư liệu (đã giới thiệu trong mục tư liệu tham khảo), chúng tôi đã thu thập được 843 thuật ngữ. Chúng tôi đã dựa vào cấu tạo của từ để xem xét cấu trúc của thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh.