Các giải pháp về công tác quản lý chi phí theo các giai đoạn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâm Quản lý dự án và Giám sát công trình Nông nghiệp nông thôn Lào Cai (Trang 105)

3.4.2.1. Quản lý tốt công tác tư vấn khảo sát thiết kế

Quản lý chất lượng công trình ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế là

bước rất quan trọng để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Hiện nay các đơn vị tư

vấn thiết kế thường lập dự án theo kinh nghiệm ước tính suất đầu tư, chưa được thực sự chú trọng đến tính hiệu quả của dự án. Số lượng các đơn vị tư vấn nhiều nhưng đa số năng lực và kinh nghiệm còn yếu. Thời gian thực hiện công tác lập dự án, công tác khảo sát thiết kế gấp không đủ để nghiên cứu đề

ra các giải pháp và hồ sơ có chất lượng cao. Vì vậy cần phải tăng cường công

tác quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế

+ Trước khi lập đề cương khảo sát, yêu cầu các phòng, bộ phận tiến hành khảo sát thực địa, nghiên cứu kỹ địa hình địa mạo khu vực dự án để lập đề cương chi tiết, đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế, tránh bổ sung, điều chỉnh ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án.

+ Tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các cán bộ kỹ thuật

khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát đối chiếu với thực tế hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát.

+ Để đảm bảo chất lượng và tiến độ hồ sơ, cần thiết phải tổ chức giao

ban với đơn vị tư vấn, đồng thời cử cán bộ, chuyên viên trực tiếp qua trụ sở

Đối với những dự án yêu cầu gấp về tiến độ, tổ chức giao ban định kỳ hàng

tuần với tư vấn. Đưa các điều khoản cụ thể, chặt chẽvào hợp đồng để yêu cầu

Tư vấn phải bố trí đủ các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện khảo sát, thiết kế. Có các chế tài cụ thể để xử phạt những hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ trước khi trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định.

3.4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định dự án

+ Công tác lập dự án: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh cho người quyết định đầu tư là UBND tỉnh Lào Cai thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án; làm cơ sở xem xét hiệu quả dự án

và khả năng hoàn vốn. Đồng thời để cơ quan thẩm định là Sở Kế hoạch và

Đầu tư tỉnh Lào Cai xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát

triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh

giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.

Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu quả thì Trung tâm phải phối hợp chặt chẽ với Phòng Kế hoạch Tài chính và Đầu tư của Sở nghiên

cứu lập và phê duyệt nhiệm vụ thiết kế với yêu cầu mỗi dự án phải có ít nhất

2 phương án để so sánh và lựa chọn phương án đảm bảo các yếu tố kinh tế và kỹ thuật để đầu tư.

Lập dự án đầu tưlà tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề

xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm

định và quyết định đầu tư.

Nội dung của Lập dự án đầu tư bao gồm: Các căn cứ để xác định sự cần

tư; Thời gian, tiến độ thực hiện dự án; Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường; Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án; Các hình thức quản lí dự án; Hiệu quả đầu tư; Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án; Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

+ Công tác thẩm định dự án đầu tư: Thẩm định dự án là một khâu của

quá trình phân tích và lập dự án, một giai đoạn của dự án. Thẩm định dự án là

việc rà soát lại, kiểm tra lại một cáchkhoa học, khách quan và toàn diện mọi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả

cũng như tính khả thi của dự án trướckhi quyết định đầu tư. Trong quá tŕnh

phân tích và lập dự án thường không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, sai lệch. Thẩm định dự án để xem xét, phát hiện, sửa chữa các sai lệch, từ đó

khẳng định một cách chắc chắn hơn sự hợp lý,hiệu quả cũng như tính khả thi

của dự án. Thẩm định dự án giúp cho quyết định đầu tư thực hiên dự án hiệu quả hơn tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. Như vậy việc thẩm định dự án là không thể thiếu đối với bất kỳ một dự án nào cho dù dự án đó là nhỏ hay lớn, ở tầm vi mô hay vĩ mô.

Với mỗi dự án cần phải quan tâm, nghiêm cứu các bước lập dự án theo từng giai đoạn cụ thể, thẩm định dự án được tiến hành chủ yếu đối với các

giai đoạn xác định dự án, phân tích dự án và lập dự án,duyệt dự án. Nội dung

thẩm định dự án thường bao gồm: thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xă hội và thẩm định tài chính, thẩm định thị trường, thẩm định tiêu chuẩn quản lý dự án.

Thẩm định kỹ thuật là việc thẩm định những yếu tố thuộc về mặt kỹ thuật của dự án như quy mô dự án, công nghệ và trang thiết bị của dự án, phương án thi công, địa điểm xây dựng dự án, phương án kiến trúc, nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác của dự án. Trong đó người thẩm định

phải xác định được mức độ phù hợp của các yếu tố trên với thực tế yêu cầu đặt ra.

Thẩm định kinh tế xă hội của dự án Đây là việc đánh giá lại hiệu quả của dự án dưới góc độ toàn bộ nền kinh tế, xem xét sự tác động của dự án tới môi trường, tới các đối tượng khác trong xă hội. Nhà đầu tư phải xem xét

chênh lệch lợi ích mà dự án mang lại với những thiệt hại mà nó gây ra đối

với nền kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư đúng. Việc thẩm định kinh tế xă

hội của dự án khá phức tạp và khó khăn song không thể thiếu nhất là trong

điều kiện nền kinh tế toàn cầu như hiện nay.

Thẩm định thị trường là việc phân tích các kết quả nghiên cứu thị

trường nhằm đưa ra kết luận hợp lý, chính xác. Thẩm định thị trường bao gồm: Thẩm định nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm của dự án trên thị

trường dự kiến thâm nhập; Thẩm định nguồn và kênh đáp ứng nhu cầu.

Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính dự án trên góc độ của nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Thẩm định tài chính dự

án là nội dung rấtquan trọng của thẩm định dự án. Dựa vào kết luận của thẩm

định tài chính dự án và các kết luận của các nội dung khác trong thẩm định dự án như thẩm định kinh tế, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định đầu tư của mình. Thẩm định tài chính dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá tŕnh thực hiện đầu tư.

3.4.2.3. Tăng cường quản lý chất lượng, khối lượng thi công xây dựng

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của ngành Nông nghiệp và PTNT Lào Cai thì chủ đầu tư cần phải có biện pháp

chỉ đạo quyết liệt hơn để khắc phục những yếu kém.Yêu cầu cán bộ giám sát

khuất như móng đập, móng kè,… phải được kiểm tra chất lượng bằng các kết quả thí nghiệm và nghiệm thu khối lượng trước khi chuyển bước thi công.

Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ nghiệm thu đối với các công trình xây dựng. Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất các tổ chức cá nhân tham gia công tác xây dựng từ công tác khảo sát, thiết kế, giám sát, kiểm định chất lượng công trình, các phòng thí nghiệm chuyên ngành, chứng nhận chất lượng và thi công xây lắp công trình về sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình. Xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định hiện hành.

Trung tâm chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý chất lượng công trình. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, nâng cao năng lực tổ chức quản lý thực hiện dự án đặc biệt trong công tác quản lý chất lượng công trình. Trung tâm phải có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình từ khâu khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, chứng nhận chất lượng theo quy định. Lựa chọn các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để thực hiện phù hợp quy mô, phân cấp, phân loại của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Nghiêm túc khắc phục sửa chữa các khuyết điểm tồn tại theo kết luận của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành như Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và

Đầu tư và của cơ quan thanh tra, kiểm toán. Từ đó rút kinh nghiệm để thực

hiện các công trình chưa được kiểm tra, thanh tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2.4. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát thi công xây dựng công trình

Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các dự

án được giao đảm bảo chất lượng, yêu cầu tiến độ. Lựa chọn, bố trí cán bộ

đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, đạo đức để tham gia công tác giám sát, triển khai thi công và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Xây dựng kế hoạch, quy trình triển khai thực hiện và báo cáo Giám đốc Sở trước khi triển khai thi công đối với những dự án có yêu cầu cấp bách về tiến độ để phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu của người dân nhưng chưa có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định.

Tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình trong giám sát, thi công,

nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Cán bộ kỹ thuật giám sát phải

thường xuyên có mặt trên công trình. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra

giám sát thi công. Kiên quyết xử lý, yêu cầu tháo dỡ nếu thi công không đảm

bảo chất lượng, buộc đơn vị thi công tự khắc phục bằng kinh phí của Nhà

thầu. Đề xuất các hình thức xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân liên quan nếu có.

Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giám sát hiện trường thông

qua các lớp nghiệp vụ bồi dưỡng quản lý dự án theo đúng Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, yêu cầu đội ngũ tư vấn giám sát, kỹ sư giám định thi công xây dựng cần được củng cố, nâng cao về kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật.

Mời đơn vị tư vấn thiết kế tham gia công tác giám sát thẩm định, nghiệm thu bàn giao đối với các hạng mục công trình quan trọng nhằm nâng cao vai trò giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế. Đề nghị các nhà thầu thi công không ngừng nâng cao năng lực đảm bảo chấp hành tuân thủ các biện pháp thi công theo hồ sơ dự thầu.

3.4.2.5. Tăng cường công tác quản lý hồ sơ nghiệm thu chất lượng công trình, làm tốt công tác thanh quyết toán

Lập hồ sơ là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong

quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định. Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ hiện

hành của cơ quan là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi công trình xây dựng từ giai

đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi thanh quyết toán công trình và bàn giao đưa

công trình vào khai thác sử dụng. Nội dung của tập hồ sơ nghiệm thu phải đảm bảo đủ nội dung và các chứng chỉ pháp lý cần thiết.

Với mỗi dự án công trình xây dựng thường trải qua rất nhiều giai đoạn

và có rất nhiều công văn, quyết định, thủ tục pháp lý liên quan đến dự án. Để đảm bảo lưu trữ hồ sơ pháp lý được đầy đủ sắp xếp đúng trình tự thì cần giao trách nhiệm cho từng cán bộ theo dõi dự án, công trình đó danh mục các hồ

sơ, văn bản pháp lý để cán bộ tập hợp lưu trữtại phòng lưu trữ, người quản lý

dự án và cán bộ giám sát dự án. Tập hồ sơ lưu trữ đó có thể trình cấp trên khi

có yêu cầu cũng như phục vụ trong quá trình thanh kiểm tra hồ sơ sau này.

Lưu ý trong quá trình quản lý hồ sơ nghiệm thu công trình phải đảm bảo đủ danh mục hồ sơ pháp lý cần thiết như nhật ký thi công, biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành công

trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng, và hồ sơ thanh quyết

toán công trình. Trước mỗi công việc nghiệm thu cần kiểm tra nhật ký thi công ghi có đúng đủ nội dung không, các chứng chỉ, chứng nhận chất lượng công việc được nghiệm thu kèm theo, phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu thi công, sản phẩm hoàn thành...

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâm Quản lý dự án và Giám sát công trình Nông nghiệp nông thôn Lào Cai (Trang 105)