Thực trạng công tác quản lý chi phí các dự án

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâm Quản lý dự án và Giám sát công trình Nông nghiệp nông thôn Lào Cai (Trang 59)

Công tác quản lý chi phí đầu vào của các dự án đầu tư xây dựng công trình có vai trò quan trọng đối với hiệu quả quản lý chi phí đầu tư và tác động trực tiếp đến chất lượng công trình. Trong những năm qua các ngành, các cấp, các đơn vị chủ đầu tư đã quan tâm triển khai, thực hiện tốt công tác này góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và chất lượng hiệu quả sử dụng công trình sau đầu tư. Đặc biệt các dự án ngành Nông nghiệp nói chung và Trung tâm quản lý dự án và giám sát

công trình Nông nghiệp nông thôn - Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai nói

riêng thì các dự án xây dựng chủ yếu là các công trình thủy lợi, kè sông suối biên giới và nội địa. Mục đích xây dựng để phục vụ lợi ích công ích của xã

hội và phục vụ lợi ích đa mục tiêu, đảm bảo an sinh xã hội trên nhiều khía

cạnh khác nhau. Bởi vậy công tác quản lýchí phí đem lại hiệu quả của dự án

ở mỗi khía cạnh khác nhau là hết sức khó khăn.

Mặc dù trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn nhưng với quyết tâm

cao thực hiện tốt nhiệm vụ mà Sở Nông nghiệp giao cho Trung tâm quản lý

dự án và giám sát công trình Nông nghiệp nông thôn đã tập trung mọi nguồn

lực, giải quyết các khó khăn vướng mắc, phối hợp chặt chẽ đểquản lý một số

công trình trọng điểm có vốn đầu tư lớn như: Dự án kè bảo vệ hai bờ sông

Hồng thành phố Lào Cai với tổng mức đầu tư 547.420 triệu đồng; Dự án sửa

nâng cấp các công trình thủy lợi miền núi vốn TPCP giai đoạn 2006 – 2010

Chương trình tổng thể Kè chống sạt lở bờ sông, suối biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015 với tổng mức đầu tư 1.194.360 triệu đồng. Dự án đảm bảo an toàn hồ chứa với tổng mức đầu tư 75.492 triệu đồng.

Cho tới thời điểm hiện nay cơ bản các công trình đã hoàn thành bàn

giao đưa vào sử dụng, một số công trình đang triển khai thi công tích cực, tuy

nhiên cũng có công trình tiến độ thi công còn chậm do công tác GPMB gặp khó khăn, do nguồn vốn bố trí cho công trình hạn hẹp hoặc do năng lực của

nhà thầu yếu. Đồng thời hiện vẫn còn nhiều công trình chậm quyết toán, mặc

dù quá thời hạn quy định là 6 tháng, nhưng vẫn chưa xong hồ sơ để trình Sở

Tài chính thẩm định do cán bộ phụ trách quyết toán của Trung tâm yếu về

năng lực chuyên môn, nhà thầu thi công chưa thực hiện nghiêm túc việc lập

hồ sơ hoàn công, hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành. Ví dụ như : Dự án

Kè biên giới sông Hồng khu vực cửa khẩu phụ, xã Bản Vược huyện Bát Xát; Dự án Kè biên giới sông Hồng khu vực thôn Ma Cò, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát; Dự án Kè biên giới sông Hồng khu vực thôn 2, xã Bản Vược huyện Bát Xát; Hồ chứa nước xã Quang Kim, huyện Bát Xát, ... thi công xong từ năm 2013 đến nay vẫn chưa có hồ sơ quyết toán trình Sở Tài chính thẩm định và

phê duyệt.

2.3.2.1. Trình độ chung của cán bộ Trung tâm quản lý dự án và giám sát công trình nông nghiệp nông thôn - Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai

Trong tổng số 33 cán bộ của Trung tâm có 30 người có trình độ đại

học, trong đó 20 kỹ sư thủy lợi, 01 kỹ sư xây dựng, 01 kỹ sư trắc địa, 01 kỹ sư

địa chất công trình và 7 cử nhân;

Đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án công trình có 29 người. Trong

đó có 05 người đã học qua lớp định giá và tư vấn đấu thầu; 08 người học qua

người chưa được học qua lớp dự toán, định giá, quản lý dự án và tư vấn đấu thầu và lớp tư vấn giám sát.

Theo số liệu ở trên thì nhìn chung về trình độ chuyên môn thì Trung

tâm quản lý dự án và giám sát công trình nông nghiệp nông thôn- Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai có phần đông lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ được phân công làm công tác quản lý chi phí dự án được đào tạo chính quy, có bằng cấp, các chứng chỉ quản lý dự án, quản lý đấu thầu, kỹ sư định giá,...cơ bản đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn mà ngành giao cho, mặt khác được sự ủng hộ

của lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Lào Cai, đa số cán bộ có ý thức tự rèn

luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên tham gia các khóa đào tạo khác nhau để đúc rút thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án, tự tìm hiểu sách báo, mạng điện tử về các chế độ chính sách, văn bản quy

phạm pháp luật,... giúp cho công việc quản lý dự án của bản thân được thêm chủ

động, sáng tạo và có thể tự mình quyết định một số công việc trong phạm vi cho phép một cách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí và chất lượng công trình. Tuy nhiên hiện vẫn còn 05 cán bộ chưa được Trung tâm cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyển môn nghiệp vụ như đấu thầu, quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công, định giá...

2.3.2.2. Công tác quản lý và thực hiện các mục tiêu của dự án

Để đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng chất lượng và tiến độ trong

phạm vi chi phí được duyệt, đảm bảo các hiệu quả về kinh tế và xã hội như dự

án đề ra. Trung tâm đã phân ra làm từng giai đoạn cụ thể của dự án và phân

giao nhiệm vụ cho từng cá nhân chịu trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện dự án. Trong quá trình phân giao nhiệm vụ nếu thấy có cán bộ của mình cùng một lúc phải giải quyết nhiều nhiệm vụ, do vậy công việc

không giải quyết được đúng tiến độ đề ra thì lãnh đạo Trung tâm sẽ cử thêm

người hoặc luân chuyển công việc cho người khác ít việc hơn để dự án được hoàn thành đúng tiến độ công trình.

- Giai đoạn chuẩn bị dự án: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện một dự án nên mục tiêu chủ yếu của quản lý là phải đưa ra được chủ

trương, ý tưởng hình thành dự án sao cho có hiệu quả, đảm bảo việc thực hiện

dự án theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý, phải đưa ra các phương án khác nhau để lựa chọn phương án tổng hợp có hiệu quả nhất.

Sau khi thống nhất chủ trương thì Trung tâm cần nghiên cứu thực hiện

dự án đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu các thông tin liên quan đến dự án đầu tư để xây dựng một

cách khái toán các nội dung về thời gian và chi phí. Trung tâm trực tiếp đẩy

nhanh tiến độ của các đơn vị tư vấn trong việc lập và thẩm định phương án sao cho công trình có hiệu quả trong quản lý chi phí, thời gian, tiến độ thực hiện dự án.

Tuy nhiên trong thời gian qua vẫn còn một số dự án hiệu quả công trình

không được như kỳ vọng, để đảm bảo hiệu quả công trình phải điều chỉnh

tăng quy mô, thay đổi thiết kế một số hạng mục làm cho vượt tổng mức nên phải phê duyệt điều chỉnh dự án. Ví dự như dự án Kè bảo vệ hai bờ sông hồng phải phê duyệt điều chỉnh tăng quy mô nhiều lần làm cho tổng mức đầu tư từ 204.12 tỷ tăng lên 457.42 tỷ đồng.

- Đối với giai đoạn thực hiện dự án: mục tiêu quản lý ở giai đoạn này là

phối hợp điều chỉnh quá trình quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các công việc, các hoạt động của dự án sao cho đảm bảo tiến độ và chất lượng với chi phí thấp nhất. Đây là giai đoạn có chi phí đầu tư thực hiện là lớn nhất nhưng không sinh lời trong thời gian dài nên công tác quản lý trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng và phức tạp. Cán bộ quản lý phải đối mặt với nhiều tình huống xảy ra và với yêu cầu cần được xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí và hiệu quả đầu tư của dự án.

Các công việc cụ thể của giai đoạn này thường có: Thiết kế - lập dự

toán, đấu thầu - lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng hộ trợ tái định cư,

quản lý thi công, quản lý chi phí xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng,…

- Giai đoạn kết thúc dư án để đưa công trình vào sử dụng: Ở giai đoạn

này, Trung tâm đã phải thực hiện hàng loạt công việc như kiểm tra, nghiệm thu, đào tạo chuyển giao công nghệ trước khi chính thức bàn giao công trình

để đưa vào khai thác, sử dụng. Những công việc này thường được thực hiện

với sự tham gia của nhiều bên: Chủ đầu tư, Trung tâm quản lý dự án, nhà

thầu, các đơn vị tư vấn, cơ quan chủ quản chủ đầu tư… Sau khi bàn giao thì

nhà thầu thi công tiếp tục bảo hành, bảo trì công trình trong 01 năm tiếp theo, nếu có vấn đề về chất lượng thì nhà thầu phải kịp thời khắc phục, sửa chữa.

2.3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng công trình

Là nhiệm vụ kiên quyết ảnh hưởng đến quản lý chi phí và chất lượng công trình. Mỗi dự án, công trình cần giám sát từ khâu ban đầu cho đến khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào sử dụng.

+ Công tác giám sát khảo sát địa chất công trình được xem như một loại hình giám sát xây dựng và các Sở xây dựng đã cấp chứng chỉ hành nghề giám sát khảo sát cho các kỹ sư có đủ điều kiện năng lực để thực hiện công việc. Thực trạng công tác giám sát khảo sát địa chất công trình những năm vừa qua còn nhiều yếu kém, chưa được chú trọng nhiều, dẫn đến nhiều công

trình khi thiết kế thi công lại phải bổ sung thiết kế. Ví dụ như Dự án Hồ chứa

nước Thác bạc huyện Sa Pa phải dừng thi công trên 6 tháng để sử lý kỹ thuật

hố móng do sai khác địa chất thực tế với hồ sơ thiết kế, theo đó tổng mức đầu

tư đã tăng từ 21.856 triệu đồng lên 46.933 triệu đồng.

+ Công tác giám sát thiết kế thi công được xem như là kết quả của dự

án sau khi hoàn thành, quá trình giám sát công tác thiết kế cũng cần phải được nâng cao trách nhiệm, môt số nhà thầu thiết kế thi công thường xuyên chậm

tiến độ thiết kế, hay thiết kế không đảm bảo để sảy ra nhiều sai sót, đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm ... Vì vậy chủ đầu tư cần quan tâm hơn nữa công tác thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình. Một số công trình thiết kế xong tiến hành công tác GPMB nhận thấy tổng giá trị công trình lớn hiệu quả chi phí không cao có thể thay đổi hình thức thiết kế khác (nếu được) cho phù

hợp với công trình cũng như tổng giá trị chi phí cho công trình. Thực tế trong

thời gian qua tại Trung tâm vẫn còn nhiều công trình thiết kế không đảm bảo tiến độ yêu cầu của Sở Nông nghiệp và PTNT, chất lượng hồ sơ không đảm

bảo theo quy định, phải sửa chữa nhiều trong quá trình thẩm tra, thẩm định.

Ví dụ như Dự án Kè biên giới Trung tâm xã Trịnh Tường huyện Bát Xát, Kè

biên giới sông Hồng thôn Tân Hồng xã Bản Qua huyện Bát Xát, Hồ chứa nước xã Quang Kim phải sửa đi sửa lại nhiều lần mới phê duyệt được.

+ Công tác giám sát chất lượng công trình được lãnh đạo Trung tâm

phân công trách nhiệm cho từng cán bộ giám sát chịu trách nhiệm trực tiếp, thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện dự án, điều chỉnh kịp thời những sai khác không phù hợp với điều kiện sử dụng, tạo điều kiện cho cán bộ cùng giám sát và kiểm tra chất lượng chéo nhau nhằm khắc phục những điểm yếu

kém của nhau trong công tác quản lý dự án. Tuy nhiên vẫn còn để xảy ra

nhiều sai xót như Dự án Kè bờ hữu sông Hồng thành phố Lào Cai đã phải phá bỏ trên 200 m kè của Nhà thầu công ty CP Nam Tiến và công ty CPĐT Quyết

Tiến để thi công lại do chất lượng bê tông không đạtyêu cầuthiết kế, thiệt hại

của mỗi nhà thầulên đến hàng tỷ đồng.

2.3.2.4. Công tác tuyển chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công

Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, có các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và các đề xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, dự án.

Nhưng hiện nay vẫn có một số dự án thực hiện việc chỉ định thầu hay đấu thầu chỉ mang tính hình thức nên quá trình lựa chọn nhà thầu không được

công bằng, một số nhà thầu tư vấn năng lực yếu, thiếu cán bộ chuyên môn

thực hiện các công việc của dự án nhưng vẫn được lựa chọn thực hiện hợp đồng. Nguyên nhân là các nhà thầu này có các mối quan hệ khác nhau để nhận thầu hoặc chủ đầu tư bị ép phải giao thầu cho một nhà thầu nào đó dẫn đến quá trình thực hiện dự án thường xuyên chậm tiến độ, kinh phí thiếu, chất lượng công trình không đảm bảo, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng phải bổ xung hợp đồng... làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, hiệu quả giá trị chi phí công trình.

Ví dụ như: Dự án Hệ thống công trình thủy lợi huyện Văn Bàn, năng lực nhà thầu tư vấn yếu nhưng vẫn được tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá đạt

yêu cầu nên trong quá trình thực hiện thời gian yêu cầu là 12 tháng nhưng sau

24 tháng với sự hỗ trợ đắc lực của các cán bộ thẩm định của Chủ đầu tư, hồ sơ thiết kế mới được phê duyệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch thực hiện nguồn vốn của dự án cũng như kế hoạch sản xuất của địa phương. Trong công tác tuyển chọn nhà thầu thi công cũng vẫn xảy ra tình trạng không đánh

giá đúng mức năng lực nhà thầu nên nhà thầu thực tế yếu về tài chính, máy

móc thiết bị thiếu vẫn trúng thầu, trong quá trình thi công không đáp ứng đáp

yêu cầu của gói thầu đã dẫn đến chậm tiến độ, như Nhà thầu công ty CPXD

An Tường Hà Nội thi công gói thầu Kè sôngNậm Thi khu vực lối mở xã Bản

Phiệt, Chủ đầu tư đã chuyển gần 40% khối lượng trúng thầu cho nhà thầu

khác thi công hỗ trợ nhưng vẫn chậm hợp đồng đến 4 tháng.

2.3.2.5. Quản lý chi phí đối với công tác giải phóng mặt bằng

Luôn được tập thể Trung tâm quan tâm thực hiện đúng chế độ chính

sách và trình tự theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhưng thực tế thì luôn

hàng năm, chế độ bồi thường cho người dân chưa thỏa đáng,... Vì vậy cán bộ Trung tâm là lực lượng chính và là người trực tiếp thường xuyên giải quyết

vướng mắc đó. Mỗi cán bộ Trung tâm đã tự mình nghiên cứu trình tự và các

quy định pháp lý cần thiết để thực hiện công việc cấp trên giao cho, đặc biệt hơn là phải có công tác dân vận tốt, phải trực tiếp tuyên truyền cho dân hiểu để nhân dân ủng hộ cho dự án được hoàn thành đúng tiến độ.

Trong quá trình thực hiện đo vẽ bản vẽ trích lục bản đồ thu hồi đất không sát với thực tế do cán bộ lập không xác định được chính xác phạm vi

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Trung tâm Quản lý dự án và Giám sát công trình Nông nghiệp nông thôn Lào Cai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)