Các kiến nghị tạo môi trường, điều kiện vận dụng đề xuất

Một phần của tài liệu Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 89)

4.5.1. Về phía Nhà nước

Nhà nước cần phải căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu quản lý, cải tiến hoàn thiện cơ chế tài chính, xây dựng hệ thống chính sách, chế độ thể lệ và quản lý kinh tế đồng bộ. Trên cơ sở đó nghiên cứu bổ sung hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Hà Nội nói riêng phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và cơ chế tài chính.

Đặc biệt, đối với chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, Nhà nước cần phải xem xét đến thực tế các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam để yêu cầu thực hiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán phù hợp, hiệu quả. Do vậy, Nhà nước cần phải điều chỉnh phạm

vi áp dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, yêu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cả phần thuế thu nhập hoãn lại đối với VAS 17.

Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp, thống nhất, công bằng thì Nhà nước cần phải tổ chức thực hiện, triển khai khuôn khổ pháp lý hiệu lực, hiệu quả, Nhà nước khi ban hành chính sách cần phải có kết quả khảo sát từ phía doanh nghiệp, Nhà nước phải biết chính xác được chính sách Nhà nước ban hành có phù hợp với thực tế thực hiện chính sách đó hay không, vướng mắc gì doanh nghiệp còn gặp phải, đồng thời phải phân tích đúng đắn nguyên nhân khách quan khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để từ đó có kế hoạch, lộ trình nhất định để cải tiến chính sách cho phù hợp, nếu Nhà nước ban hành chính sách mà doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng thì Nhà nước phải sửa chữa ngay khuyết điểm của mình.

Bên cạnh đó, ý thức và sự hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng của người dân còn rất hạn chế; có một thời gian công tác thuế không được coi trọng. Vì vậy người dân tự tìm hiểu pháp luật thuế, tự xác định nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước trong điều kiện hiện nay là khó có thể thực hiện được, cần có sự hỗ trợ của cơ quan thuế, của cán bộ thuế.

Ngành thuế cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế trong toàn dân, triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ phục vụ nhân dân và doanh nghiệp để nâng cao tinh thần tự nguyện chấp hành pháp luật thuế trong toàn dân để mọi người dân ý thức được nộp đúng, nộp kịp thời thuế là đạo đức của công dân như lời Bác Hồ đã dạy. Đưa công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp thành một trong những khâu trọng tâm trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Thông qua công tác này, tạo mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp là khách hàng của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của doanh nghiệp, người bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng, gắn liền với chức năng quản lý của cơ quan thuế. Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò tích cực trong quản lý kinh tế nói chung và lĩnh vực thuế nói riêng; là

một chức năng quan trọng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, việc thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi phải được đổi mới và hoàn thiện.

Thực tế, luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa Chính sách Thuế với các quy định trong các chuẩn mực và chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử phù hợp đối với sự khác biệt này. Nhà nước cần phải có biện pháp để kiểm soát sự khác biệt này một cách hiệu quả. Nhà nước phải có quy định đồng bộ, phải có quy chế phối hợp Chế độ tài chính, Chế độ hạch toán kế toán và Chính sách thuế TNDN với việc ban hành các chuẩn mực kế toán, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về chế độ tài chính doanh nghiệp, Chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa Chế độ Tài chính doanh nghiệp và Chính sách thuế. Việc khẩn trương xây dựng đầy đủ các chuẩn mực kế toán theo xu hướng hội nhập, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia trực tiếp ngày càng nhiều vào việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế... là những tín hiệu khả quan. Nhà nước phải có kế hoạch đào tạo và hướng dẫn cán bộ công chức tự đào tạo để nâng cao trình độ của cán bộ công chức.

Ở nước ta, các quy định xử phạt về thuế đều đã được quy định trong Luật quản lý thuế và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn, nhưng mức độ chấp hành của các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chưa cao, thậm chí coi hành vi trốn thuế là một “Thành tích” và ngang nhiên chây ỳ nộp thuế.

4.5.2. Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải thường xuyên thu thập các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách thuế, cơ chế tài chính, Luật thuế mới và các văn bản liên quan để đơn vị không bị lạc hậu, nhất là trong nền kinh tế hiện nay, được sự giúp đỡ của ngành công nghệ thông tin nên bất kỳ ở đâu, ở trong nước hoặc ở nước ngoài, thông tin được chuyển đi trong vòng vài giây, đặc biệt khoa học công nghệ phát triển như vũ bão nên chính sách, chế độ phải thay đổi theo cho phù hợp. Mặc dù, ở góc độ doanh nghiệp thì phải sưu tầm rất nhiều Chính sách, Chế độ, ở các lĩnh vực khác nhau, các ngành khác nhau, nhưng chính sách thuế ảnh hưởng sâu sắc rõ nét đến

chiến lược, sách lược của đơn vị. Vì vậy, đối với bộ phận kế toán thuế thì Chính sách thuế là văn bản pháp luật đầu tiên phải cập nhật, sưu tầm.

Doanh nghiệp luôn luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật pháp của bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là lĩnh vực kế toán và lĩnh vực thuế như phải tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách thuế. Doanh nghiệp không thể che mắt được cán bộ thuế khi thanh tra, kiểm tra. Phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, khi cán bộ kế toán nhầm lẫn gây thiệt hại vật chất, uy tín cho đơn vị, đơn vị phải có biện pháp thích đáng để cán bộ không tái phạm thêm một lần nào nữa.

Doanh nghiệp phải đề cao ý thức tự giác trong việc kê khai nộp thuế, doanh nghiệp phải để tâm đến công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, công tác này phải dần dần trở thành phản xạ đối với các doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này đòi hỏi tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Từ hạch toán ban đầu đến báo cáo quyết toán là do doanh nghiệp tự tính, tự khai và tự quyết toán.

Chủ động liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn, tư vấn giải đáp các vướng mắc về chính sách và thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp cần xây dựng tư duy và thói quen văn minh, lành mạnh là chủ động tự tìm hiểu chính sách thuế, tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Đó không chỉ là yêu cầu mà còn là sự cần thiết khách quan đối với các doanh nghiệp, để đứng vững trong cạnh tranh và chủ động hội nhập, doanh nghiệp phải biết tận dụng những ưu thế đó. Các doanh nghiệp cần có sự liên hệ trao đổi với cơ quan thuế, cán bộ thuế khi gặp khó khăn, vướng mắc trong việc kê khai, thu nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ hoặc tư vấn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN. Bên cạnh đó, trên cơ sở các vướng mắc này cơ quan thuế

sẽ nghiên cứu để có phương hướng hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

Có kế hoạch đào tạo kiến thức chuyên sâu, đặt ra yêu cầu, mục tiêu cao trong công việc, phân công công việc chuyên trách đối với đội ngũ cán bộ kế toán doanh nghiệp.

Công tác kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời, công khai minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý điều hành của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán còn theo dõi, phản ánh các mối quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản của doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo, lựa chọn khách quan cán bộ kế toán có năng lực, trình độ thực sự, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Đặc biệt, kế toán trưởng phải là Người vừa có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác kế toán, vừa có năng lực tổ chức lãnh đạo nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu tổ chức thực hiện công tác kế toán doanh nghiệp, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán của đơn vị.

Tổ chức thu thập, học tập, vận dụng các chính sách thuế mới kịp thời, có hiệu quả.

Kế toán thuế TNDN sẽ thực sự hoàn thiện khi hệ thống chính sách thuế, Luật thuế TNDN, cơ chế tài chính hoàn thiện và đồng bộ, sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra hơn.

Kế toán thuế TNDN sẽ thực sự hoàn thiện hơn khi nhận được thái độ tích cực từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tăng cường nhận thức chấp hành các Luật thuế, Luật kế toán khi đã bước vào môi trường kinh doanh, tuyệt đối không nên xem “trốn thuế” là mục tiêu; cần chủ động tiếp cận với các Luật thuế, nghiêm túc triển khai công tác kế toán; đồng thời, thể hiện rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nghĩa vụ thuế, nhiệt tình đóng góp ý kiến hoàn thiện Luật thuế.

Một phần của tài liệu Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 89)