bàn thành phố Hà Nội
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả khảo sát thực trạng kế toán thuế TNDN của 03 Công ty cổ phần dệt may có trụ sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Công ty cổ phần May 10, Công ty cổ phần May 27/7 và Công ty cổ phần Dệt 10/10. Cụ thể, thực trạng về ghi nhận chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trên cơ sở đối chiếu hóa đơn chứng từ theo quy định của Luật thuế TNDN và các Nghị định, thông tư hướng dẫn, chế độ kế toán doanh nghiệp và áp dụng các nội dung tại CMKT số 17.
3.4.1. Quy định ghi nhận doanh thu
Khảo sát thực tế cho thấy, các Công ty cổ phần dệt may hạch toán doanh thu hầu hết tuân thủ theo đúng quy định của chế độ kế toán. Các khoản thu bao gồm:
Thu từ hoạt động kinh doanh:
- Thu từ hoạt động bán hàng theo đơn đặt hàng: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết (hợp đồng sản xuất hoặc gia công), đại diện bên doanh nghiệp xuất kho và giao hàng hoá đến tận kho của bên mua hoặc đến nơi theo hợp đồng, chi phí vận chuyển có thể là bên mua hoặc bên bán chịu. Công ty xuất hóa đơn thuế GTGT cho bên đối tác. Sau khi nhận được hàng, bên mua thanh toán cho công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Các đơn hàng trên 20 triệu đồng bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản theo quy định. Do đặc thù hoạt động xuất khẩu, phần lớn khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ. Với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, khi phát sinh, kế toán ghi nhận theo tỷ giá tại ngày giao
dịch (là tỷ giá được thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không có thỏa thuận thì là tỷ giá giao ngay thực tế tại ngày giao dịch hay tỷ giá bình quân liên ngân hàng.)
- Thu từ hoạt động bán lẻ: Nhân viên bán hàng vừa giao hàng vừa thu tiền.
Hàng ngày, Công ty tiến hành kiểm kê hàng hóa còn lại để tính lượng bán ra, lập báo cáo bán hàng, đối chiếu doanh số bán theo báo cáo bán hàng với số tiền thực nộp để xác định thừa thiếu tiền bán hàng và chốt số lượng hàng tồn kho. Khách hàng chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt: chứng từ có phiếu thu tiền mặt. - Thu từ hàng bán ký gửi đại lý: Công ty giao hàng cho cơ sở đại lý ký gửi để
các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý bán hàng theo đúng giá quy định và được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng. Chứng từ bao gồm: Biên bản giao nhận hàng hóa, hợp đồng kí với các đại lý, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường. phiếu thu tiền mặt.
- Thu từ hoạt động dịch vụ khác: Công ty cổ phần May 10 ngoài hoạt động chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc còn kinh doanh siêu thị. Công ty cổ phần May 27/7 có hoạt động thương mại đối với hàng hóa áo sơ mi và vest nam. Để tập trung vào đối tượng nghiên cứu, tác giả coi doanh thu từ các hoạt động này là một khoản thu từ hoạt động dịch vụ khác để xác định thuế TNDN phải nộp của Công ty.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu của các Công ty cổ phần Dệt may là do chênh lệch tỷ giá. Cuối năm tài chính, sau khi đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm theo tỷ giá thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính, toàn bộ phần chênh lệch hơn sẽ được chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính.
- Các khoản thu nhập khác gồm: thu từ nhượng bán thanh lý TSCĐ, thu về các khoản dự phòng rủi ro khó đòi, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản thu khác. Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị để hạch toán là toàn bộ số tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Tất cả
các chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý, nhượng bán hạch toán vào tài khoản chi phí.
3.4.2. Quy định ghi nhận chi phí
Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện ghi nhận chi phí. Về cơ bản, khi phát sinh các khoản chi phí, kế toán căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến chi phí nào thì hạch toán vào chi phí đó. Chi phí của doanh nghiệp dệt may là toàn bộ các chi phí phát sinh gắn với quá trình sản xuất và kinh doanh dịch vụ, bao gồm:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng vào sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính theo định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho. Giá vật tư thực tế xuất kho bao gồm:
- Vật tư mua ngoài: kế toán ghi nhận giá trên hóa đơn của người cung cấp cộng chi phí mua (chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phí bảo hiểm, …có chứng từ theo quy định); Đối với hàng nhập khẩu được cộng thêm thuế nhập khẩu và các khoản phụ thu (nếu có);
Ngày 28/01/2010, Công ty CP May 10 nhập một lô vải kaki Nhật có giá ghi trên hóa đơn là 110.000.000 VNĐ (đã bao gồm VAT), chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng về đến kho công ty là 8.000.000 VNĐ (giấy biên nhận ngày 29/01/2011). Khi xuất vải để sản xuất thành phẩm, kế toán ghi nhận chi phí NVL trực tiếp với giá trị = 100.000.000+8.000.000 = 108.000.000 VNĐ
- Vật tư tự chế: giá trị ghi nhận bao gồm giá vật tư thực tế xuất kho cộng chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tự chế;
- Vật tư thuê ngoài gia công: kế toán ghi nhận giá vật tư thực tế xuất kho đem gia công cộng với chi phí gia công và chi phí vận chuyển bốc dỡ từ kho của DN đến nơi gia công và ngược lại.
Các công ty dệt may tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau - xuất trước do đặc thù hoạt động SXKD trong lĩnh vực thời trang đòi hỏi hạn chế các mặt hàng lỗi thời.
Về định mức tiêu hao nguyên vật liệu, Tổng Giám đốc Công ty xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt định mức tiêu hao vật tư, căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư do cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp thực hiện quyết toán vật tư bảo đảm không vượt định mức tiêu hao đã được duyệt và thông báo cho cơ quan thuế. Các công ty khảo sát đều có bảng định mức tiêu hao vật tư. Cụ thể, Công ty CP May 10 áp dụng định mức tiêu hao NVL theo quyết định số 1256/QĐ-HĐQT ngày 06/08/2008 của Hội đồng quản trị, Công ty CP May 27/7 tham chiếu định mức tiêu hao NVL tại quyết định 1198/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị, Công ty CP Dệt 10/10 theo quyết định 1094/QĐ-CT của Tổng Giám đốc Công ty.
Chi phí tiền lương và các khoản phải trả CBCNV bao gồm: lương nhân công sản xuất trực tiếp và cán bộ quản lý; các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và trợ cấp thất nghiệp theo tỷ lệ quy định. Tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương được xác định theo hợp đồng lao động, Ngoài ra, một số khoản phải trả cho CBCNV: tiền phụ cấp tăng ca cho công nhân, phụ cấp sức khỏe cho lao động nữ, …do Tổng Giám đốc duyệt phù hợp với hiệu quả SXKD. Tiền lương, tiền công và chi phí có tính chất lương được hạch toán vào cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công của các phòng và kết quả kinh doanh theo nhiệm vụ được giao, doanh nghiệp chi trả cho nhân viên theo hợp đồng lao động và phụ cấp theo số được duyệt, các Công ty đã tính và hạch toán đầy đủ chi nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật thuế. Đối với lao động ngắn hạn thì tính theo ngày lao động thực tế và số tiền công/ngày thỏa thuận giữa Giám đốc Công ty và người lao động theo từng thời kỳ.
Chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với mức trích khấu hao được tính vào chi phí hợp lý theo thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may đều tính khấu hao TSCĐ theo
phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng tối thiểu theo khung thời gian quy định tại thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính, một số máy móc thiết bị được áp dụng khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của DN.
Công ty CP Dệt 10/10 có một dây chuyền máy dệt với nguyên giá 5 tỷ đồng. Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử dụng là 10 năm. Trong năm 2010, Công ty có lãi nhiều và thực hiện trích khấu hao nhanh để nhanh chóng đổi mới thiết bị, kế toán đã tính và trích khấu hao đối với dây chuyền máy Dệt là 1.100 triệu đồng.
Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tất cả các khoản thu được hạch toán vào tài khoản thu nhập, lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là khoản chi phí.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn chứng từ hợp lệ như: chi phí điện, nước, điện thoại…được các doanh nghiệp dệt may kê khai hạch toán khá đầy đủ và chi tiết.
- Chi hoạt động quản lý và công vụ: vật liệu và giấy tờ in, công tác phí, đào tạo nghiên cứu khoa học, bưu phí, vận chuyển, điện, nước, điện thoại, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoạt động đoàn thể, điện nước sử dụng ở cơ quan, lễ tân khánh tiết, kiểm toán, PCCC, vật liệu, giấy in, văn phòng phẩm tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định, chi hoa hồng, đại lý môi giới, uỷ thác và các dịch vụ khác. Chi cho công tác bảo vệ cơ quan, bảo vệ môi trường, giao dịch, đối ngoại, chi phí hội họp... Hiện nay các khoản chi gọi là chi tiêu nội bộ đều tham chiếu quy định nội bộ của các doanh nghiệp, vừa phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu kinh doanh vừa đúng với quy định của Bộ Tài chính. Các chi phí hợp lý khác:
- Chi phí trả lãi tiền vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế được các doanh nghiệp dệt may hạch toán đầy đủ theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay vốn.
Công ty CP May 10 có một khoản vay trị giá 2 tỷ đồng huy động từ cổ đông với lãi suất 14%/năm, kế toán công ty hạch toán số tiền trả lãi tiền vay cho cổ đông là: 2 tỷ đồng × 14% = 280 triệu đồng.
PHẦN NÀY MÌNH BỎ CÁC KHOẢN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
- Các khoản thuế, phí, lệ phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Có thể thấy chi phí của các Công ty cổ phần Dệt may rất đa dạng, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là phải xác định khoản chi, hạch toán chính xác, kịp thời, đầy đủ, tránh gây tổn thất về vốn. Đây là cơ sở để giúp Ban Giám đốc đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh và có biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
3.4.3. Xác định và ghi nhận thuế TNDN 3.4.3.1. Số thuế tạm nộp
Vào cuối hàng quý, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập (tài khoản loại 5 và loại 7) sang bên nợ của tài khoản 911, đồng thời kết chuyển toàn bộ chi phí (tài khoản loại 6 và loại 8) sang bên có của tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trước thuế trong kỳ. Như vậy, thu nhập chịu thuế được các doanh nghiệp dệt may xác định đúng bằng lợi nhuận kế toán.
Căn cứ vào kết quả kinh doanh đạt được, kế toán tổng hợp lập tờ khai thuế TNDN tạm tính (mẫu 01A/TNDN). Thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế TNDN hiện hành (25%).
Sau đó, kế toán nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý (Phụ lục 3.1 – Tờ khai thuế TNDN tạm tính). Căn cứ vào tờ khai thuế
TNDN tạm tính hàng quý kế toán ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành (8211) và ghi tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho NSNN (TK 3334).
Thực trạng tại Công ty cổ phần May 27/7
Bảng 3.1: Thuế TNDN tạm tính năm 2010 của Công ty CP May 27/7
STT Kỳ tính thuế TNDN Số tiền tạm tính
1 Quý I năm 2010 29.485.250
2 Quý II năm 2010 32.476.500
3 Quý III năm 2010 44.062.782
4 Quý IV năm 2010 25.789.200
Tổng cộng tạm tính 4 quý năm 2010 131.813.732 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty CP May 27/7 Hạch toán chi tiết của kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN tạm tính của 4 quý năm 2010 như sau:
• Quý I năm 2010: Nợ TK 8211 : 29.485.250 VNĐ Có TK 3334 : 29.485.250 VNĐ • Quý II năm 2010: Nợ TK 8211 : 32.476.500 VNĐ
Có TK 3334 : 32.476.500 VNĐ • Quý III năm 2010: Nợ TK 8211 : 44.062.782 VNĐ Có TK 3334 : 44.062.782 VNĐ • Quý IV năm 2010: Nợ TK 8211 : 25.789.200 VNĐ Có TK 3334 : 25.789.200 VNĐ
Thực hiện Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các Công ty cổ phần Dệt May xác định thời gian gia hạn
nộp thuế và đề nghị vào dòng cam kết trong tờ khai. Công ty đã nộp NSNN số thuế TNDN tạmt tính quý I năm 2010 bằng tiền mặt ngày 30/07/2010; chuyển khoản nộp vào NSNN số thuế TNDN tạm tính quý II năm 2010 ngày 30/10/2010; thuế TNDN tạm tính quý III, Công ty đề nghị gia hạn nộp ngày 31/01/2011, gia hạn nộp số thuế TNDN tạm tính quý IV ngày 30/04/2011.
Sau khi nộp tiền thuế tạm tính hàng quý, căn cứ Giấy nộp tiền vào NSNN, kế toán công ty cổ phần May 27/7 đã ghi nhận như sau:
• Ngày 30/07/2010: Nợ TK 3334 : 29.485.250 VNĐ Có TK 111 : 29.485.250 VNĐ • Ngày 30/10/2010: Nợ TK 3334 : 32.476.500 VNĐ
Có TK 112 : 32.476.500 VNĐ Thực trạng tại Công ty cổ phần May 10:
Sau khi tính thuế TNDN tạm tính phải nộp của từng quý, Kế toán Công ty cổ phần May 10 tiến hành hạch toán theo quy định: ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành (8211) và ghi tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho NSNN (TK 3334) số tiền thuế TNDN tạm tính của từng quý.
Căn cứ thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế TNDN, Công ty CP May 10 đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2008, do đó Công ty được miễn thuế 1 năm (2008) và được giảm 50% thuê TNDN phải nộp trong năm 2009,2010 đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại.
Công ty đã hạch toán riêng phần thu nhập tăng thêm được giảm thuế trong quý III năm 2010 số tiền là: 6.611.758.388 VNĐ, do đó, số thuế TNDN dự kiến được