thời gian tới
4.4.1 Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN hiện hành
Qua khảo sát thực tế công tác kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất phương hướng giải pháp để nâng cao chất lượng kế toán thuế TNDN như sau :
Việc không chủ động xác định các khoản chênh lệch vĩnh viễn và không xuất toán các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ theo quy định thuế làm cho xác định thuế TNDN hiện hành không chính xác so với cơ quan thuế. Kết quả khảo sát cho thấy số thuế TNDN đã nộp luôn thấp hơn số thuế TNDN phải nộp vì vậy đơn vị phải nộp bổ sung số thuế này.
Việc kê khai và xác định đúng số thuế TNDN phải nộp là cần thiết và tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó cuối năm tài chính khi lập tờ khai tự quyết toán thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN, sau khi xác định được tổng lợi nhuận trước thuế, kế toán phải xác định thu nhập chịu thuế bằng cách điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (thông qua các chỉ tiêu như điều chỉnh tăng doanh thu, chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm, chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định,...) hoặc điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (thông qua các chỉ tiêu như chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng, và một số chỉ tiêu điều chỉnh khác. Kế toán phải điều chỉnh tăng (giảm) tổng lợi nhuận trước thuế để xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Tại thời điểm cuối năm tài chính, kế toán các công ty đã không thực hiện các bút toán điều chỉnh này. Tác giả đưa ra bảng hoàn thiện các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế tại phụ lục 4.1
Như đã trình bày ở trên tại các Công ty cổ phần dệt may có phát sinh những khoản chênh lệch tạm thời nhưng kế toán không theo dõi và hạch toán theo quy định của CMKT 17. Vì vậy, tác giả xin đề xuất phương hướng hoàn thiện kế toán thuế như sau:
► Xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
Xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (Phụ lục 4.1&4.2)
Đối với Công ty cổ phần Dệt 10/10: Trong năm 2010 phát sinh khỏan chênh lệch tạm thời chịu thuế là 2.144.491.908 VNĐ
►Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
Thuế TNDN hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở chênh lệch tạm thời chịu thuế (x) với thuế suất thuế TNDN hiện hành ( 25%)
Tại Công ty cổ phần Dệt 10/10, thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh:
2.144.491.908 x 25 % = 536.122.977 VNĐ
►Lập chứng từ phản ánh và ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh:
Sau khi xác định được khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán lập Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế (Phụ lục 4.2). Sau đó lập Bảng xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả (Phụ lục 4.3)
Căn cứ vào Bảng xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả kế toán phản ánh vào TK 3334 "Nợ thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả " và tài khoản 8212 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" theo nguyên tắc: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhận trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung số số chênh lệch vào bên có tài khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi vào bên Nợ tài khoản phí thuế TNDN hoãn lại
* Hoàn thiện kế toán tài sản thuế TNDN hoãn lại
Trong năm 2010 các Chi nhánh có phát sinh những khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ nhưng kế toán không theo dõi và hạch toán theo quy định của CMKT 17. Vì vậy tác giả xin đề xuất phương hướng hoàn thiện kế toán thuế TNDN như sau:
Công ty cổ phần Dệt 10/10, Năm 2010 đã phát sinh khoản Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là 100.000.000 VNĐ (Phụ lục 4.1)
Công ty cổ phần May 10 trong năm 2010 phát sinh chênh lệch được khấu trừ: 97.288.124 + 21.000.000 = 118.288.124
Công ty cổ phần May 27/7 trong năm 2010 phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 400.000.000 VNĐ.
►Xác định Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Tài sản thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở chênh lệch tạm thời được khấu trừ nhân (x) với thuế suất thuế TNDN hiện hành ( 25%)
Tại Công ty cổ phần Dệt 10/10, tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh:
100.000.000 x 25 %= 25.000.000 VNĐ
Tại Công ty cổ phần May 10, tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh:
118.288.124 x 25 %= 29.572.031 VNĐ
Tại Công ty cổ phần May 27/7, tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh:
400.000.000 x 25 %= 100.000.000 VNĐ
►Lập chứng từ phản ánh và ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại
Sau khi xác định được khoản chênh lêch tạm thời được khấu trừ, kế toán lập "Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ". Sau đó kế toán lập "Bảng xác
định tài sản thuế thu nhập hoãn lại". (Phụ lục 4.4)
Căn cứ vào Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại kế toán phản ánh vào TK 3334 "Tài sản thuế thu nhập hoãn lại" và tài khoản 8212 "Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại" theo nguyên tắc : Số phát sinh trong năm lớn hơn số được
hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị vào bên Nợ tài khoản tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp và ghi vào bên Có tài khoản chi phí thuế TNDN hoãn lại
►Cuối năm tài chính kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (TK 8212) sang TK 911 theo nguyên tắc: căn cứ vào số phát sinh bên Nợ và bên Có của tài khoản 8212 để kết chuyển phần chênh lệch giữa phát sinh có và phát sinh nợ vào TK 911.
- Số phát sinh bên Nợ nhỏ hơn bên Có TK 8212 , kế toán kết chuyển số chênh lệch sang bên Có tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
- Số phát sinh bên Nợ lớn hơn bên Có TK 8212 , kế toán kết chuyển số chênh lệch sang bên nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
*Hoàn thiện thông tin về thuế TNDN trên báo cáo tài chính tại các chi nhánh :
Như đã trình bày ở trên, các chi nhánh không xác định chênh lệch tam thời nên không hạch toán vào tài khoản: tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả do vậy các chi nhánh cần bổ sung thêm các nội dung sau cho phù hợp với chuẩn mực kế toán số 17 và chế độ kế toán mới:
►Trên Báo cáo tài chính (chỉ tiêu thuế TNDN) tại các chi nhánh cần bổ sung thêm các nội dung tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Đồng thời cần bổ sung thêm việc thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu như: Tài sản thuế TN hoãn lại, thuế TN hoãn lại phải trả.
- Chỉ tiêu tài sản thuế TNDN hoãn lại cần thuyết minh chi tiết các liên quan đến các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng, khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng, khoản được ghi nhận từ năm trước.
- Chỉ tiêu thuế TNDN hoãn lại phải trả cần thuyết minh chi tiết các liên quan phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, khoản được ghi nhận từ các năm trước.
- Đối với chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hiện hành cần thuyết minh chi tiết khoản thuế tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành, khoản điều chỉnh của các năm trước và năm nay, tổng chi phí thuế TNDN hiện hành.
- Đối với chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hoãn lại cần thuyết minh chi tiết khoản phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, khoản phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại, khoản phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khoản phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, khoản phát sinh từ việc hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả, tổng chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Qua khảo sát thực tế trong Bảng cân đối kế toán tại các doanh nghiệp dệt may chỉ tiêu thuế TNDN phải nộp được theo dõi chung trong chỉ tiêu các khoản phải trả
và công nợ khác. Do vậy, để phản ánh cụ thể, chính xác hơn các chỉ tiêu về thu nhâp
doanh nghiệp, kế toán nên bổ sung thêm hai chỉ tiêu tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
►Trên Báo cáo kết quả kinh doanh
Qua khảo sát thực tế trong Báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán chỉ phản ánh chỉ tiêu thuế TNDN. Do vậy, cần phải bổ sung chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hoãn lại.
4.4.3. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Là hành lang pháp lý có quy định, nguyên tắc, rõ ràng, dễ làm, dễ hiểu, thống nhất giữa các văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành. Nhà nước cần phải rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản pháp lý phát hiện những điểm còn chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản, từ đó có giải pháp hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý trên. Nhà nước phải ban hành chế độ kế toán bắt buộc doanh nghiệp không thể không làm, không để tình trạng như hiện nay có nhiều kẻ hở và doanh nghiệp muốn lý luận thế nào cũng đúng, có lợi cho doanh nghiệp là doanh nghiệp thực hiện nhưng cán bộ chức năng cũng không có ý kiến gì vì đó là “quy định”, là “khuôn khổ pháp lý” của Nhà nước. Đối với doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài, Nhà nước vừa có quyền đưa ra khuôn khổ pháp lý phù hợp, vừa có nhiệm vụ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài bằng khuôn khổ pháp lý hợp lý.
Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để hoàn thiện đồng bộ các cơ chế tài chính, chính sách thuế, chuẩn mực và chế độ kế toán. Bên cạnh đó hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế xã hội như: Quản lý đất đai, thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh...Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách, chế độ trên tạo điều kiện thiết thực cho quản lý thu thuế được thuận lợi. Hoàn thiện cơ chế chính sách quy định về chức năng, nhiệm vụ để phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan nhà nước, cho cán bộ công chức.
Nhà nước cần phải “Việt hoá” cả ngôn từ lẫn nội dung đối với chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” để cho tất cả cán bộ quản lý, cán bộ kế toán các doanh nghiệp dễ hiểu và hiểu đúng một nghĩa duy nhất, để tránh trường hợp doanh nghiệp hiểu nước đôi làm như thế này cũng được, như thế kia cũng xong.
Nhà nước cần rà soát lại những thành quả đạt được và những hạn chế đối với chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, như trên phần nhược điểm đã phân tích Nhà nước nên xem xét lại chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nên bỏ hẳn chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà Nhà nước cần phải có biện pháp khác để kích thích đầu tư hiệu lực, hiệu quả. Trước đây người ta xác định thuế suất theo ngành nghề, mặt hàng...cái gọi là “Địa tô chênh lệch”, có nghĩa là tuỳ lợi nhuận của từng mặt hàng để xác định mức thuế suất nhất định cho mặt hàng đó, chẳng hạn ngành dầu khí tạo ra lợi nhuận cao thì phải nộp thuế càng phải cao và ngành than tạo lợi nhuận thấp thì thuế suất tính thuế phải thấp hơn, không có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ nên xét giảm thuế, miễn thuế cho những đơn vị sản xuất kinh doanh khó khăn do yếu tố chủ quan.