Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức kế toán của

Một phần của tài liệu Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 51)

các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1.Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty cổ phần May 10:

Công ty cổ phần May 10 được thành lập từ năm 1946, tiền thân là các xưởng may quân nhu ở chiến khu Việt Bắc. Với lịch sử hình thành và phát triển trong suốt gần 60 năm, với hơn 80000 lao động, mỗi năm May 10 sản xuất trên 20 triệu sản phẩm chất lượng cao các loại, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường

Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông... Trang bị hệ thống nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và đội ngũ công nhân lành nghề, May 10 tiềm năng là một doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển bền vững.

Công ty cổ phần Dệt 10/10:

Thành lập ngày 19/12/1999 theo Quyết định số 5784/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Dệt 10/10 thành công ty cổ phần Dệt 10/10 và có trụ sở tại số 9 ngõ 253 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, công ty cổ phần Dệt 10/10 chủ yếu sản xuất kinh doanh vải tuyn, màn tuyn, vải rèm che cửa và các loại hàng dệt may phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Công ty cổ phần May 27/7:

Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, sau quá trình phát triển hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay là một thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, May 27/7 đã khẳng định thành công trong và ngoài nước. Sản phẩm May 27/7 có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ... thông qua các nhà nhập khẩu lớn tại nhiều nước.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu:

Các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng thời trang may mặc. Hai mảng sản xuất chính là sản xuất và gia công.

Chiếm tỷ trọng đa số trong tổng doanh thu và chi phí của các đơn vị là hoạt động gia công sản phẩm dệt may từ đơn đặt hàng nước ngoài. Thực trạng hoạt động kinh doanh nói trên đòi hỏi các công ty phải không ngừng đầu tư đổi mới dây truyền máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, công nghệ tiên tiến và bổ sung đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi để đảm bảo đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc cần đẩy mạnh công tác quản lý chi phí một cách có hiệu quả.

Hiện nay, mô hình sản xuất của các công ty may càng ngày càng trở nên công nghiệp hóa và tính chuyên môn hóa trong các giai đoạn sản xuất ngày càng cao đẩy năng suất sản xuất cao hơn rất nhiều so với phương pháp sản xuất truyền thống trước đây.

- Đối với hoạt động sản xuất từ sản phẩm trung gian đến sản phẩm cuối cùng (vải là sản phẩm trung gian của quá trình dệt sợi): Quy trình khép kín (theo sơ

đồ 3.1 từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm giúp tận dụng tối đa nguyên

vật liệu, từ đó tiết kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo kế toán chi phí diễn ra minh bạch và dễ theo dõi:

4.

5.

Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất thành phẩm từ sợi

- Đối với hoạt động gia công: Công ty nhận được các đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp. Công ty sẽ tiến hành các công đoạn gia công (theo sơ đồ 3.2)

Sợi Guồng đảo sợi Dệt vải

Kho vải mộc Mạng sợi Kiểm tra vải dệt

Tẩy bằng hoá chất Giặt sạch Vắt ly tâm

Kiểm tra vải Cán nguội Sấy khô

Cán nóng Kho vải trắng Cắt quần áo

Kiểm tra T.phẩm May Kho bán T.phẩm

Sơ đồ 3.2: Quy trình gia công sản phẩm

Có thể nói, hoạt động sản xuất tại các công ty dệt may diễn ra một cách liên tục và chặt chẽ. Cũng nhờ sự chặt chẽ này mà khi kế toán áp dụng trong việc tính toán và tính giá thành sản phẩm cũng như kiểm định số lượng chất lượng của sản phẩm được thực hiện rất tốt.

3.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý

Với đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất nên tổ chức quản lý của các Công ty cổ phần dệt may ở Hà Nội nhìn chung khá phức tạp theo mô hình trực tuyến chức năng. Bộ phận chủ đạo trong công ty chính là các phân xưởng sản xuất nơi tập trung trực tiếp sản xuất ra sản phẩm . Mỗi doanh nghiệp có cơ cấu bộ máy quản lý khác nhau. Tuy nhiên, mô hình phổ biến như sau (xem hình 3.3)

Nhận đơn hàng Chế thử sản phẩm Cắt Kiểm tra chất lượng Giao hàng May

Sơ đồ 3.3: Mô hình tổ chức chủ yếu của các Công ty cổ phần dệt may

Công nhân làm việc tại các phân xưởng chủ yếu là lao động nữ. Chính vì thế, đối với các Công ty cổ phần dệt may thì khoản tiền phụ cấp dành cho công nhân nữ rất được lưu tâm. Chi phí tiền lương phụ thuộc vào vấn đề này.

3.2.3. Đặc điểm công tác kế toán

Xuất phát từ đặc diểm tổ chức quản lý và đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bộ máy kế toán của các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội đều được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.

Tại hầu hết các Công ty, phân xưởng sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu thập kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ yêu cầu quản lý phân xưởng, sau đó lập

Giám đốc Phó GĐ kinh doanh XNK và may P.GĐ ngành dệt Đầu tư XDCBP.GĐ Phòng quản lý may Phòng KD XNK Phòng kĩ thuật đầu tư Phòng TC, HC Phòng Kế toán Phòng XDCB Xưởng giặt, nhuộm, tẩy Xưởng

là Xưởng may Xưởng dệt Xưởng Cắt

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

báo cáo phân xưởng và chuyển chứng từ về phòng Kế toán (hoặc còn gọi là Phòng Tài vụ) của Công ty để xử lý và tiến hành ghi sổ kế toán.

Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê trong phạm vi Công ty (xem hình 3.4)

Sơ đồ 3.4: Tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán của các Công ty ít người (thường có khoảng 06-08 người), vì vậy mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau.

Nguyên tắc chung:

Do đặc thù sản xuất, hoạt động sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục nên công tác hạch toán kế toán khá phức tạp, tuy vậy, việc vận dụng vẫn tuân theo nền tảng là những quy chế của chế độ kế toán Việt Nam và những quy định do Bộ Tài chính ban hành:

- Niên độ kế toán các Công ty áp dụng từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 năm đó, kỳ hạch toán được tính theo tháng;

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép, báo cáo quyết toán là đồng nội tệ: Việt Nam đồng (VNĐ);

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thẳng; - Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ;

- Các công ty cổ phần dệt may đều áp dụng phần mềm kế toán, mỗi công ty sử dụng một phần mềm kế toán riêng phù hợp với quy mô hoạt động và loại hình

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán CCDC, TSCĐ & phân bổ tiền

lương Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiền mặt, ngân hàng kiêm thanh toán Kế toán nguyên vật liệu

doanh nghiệp, tuy nhiên nguyên lý hoạt động của phần mềm đều theo chế độ kế toán.

Hệ thống chứng từ kế toán:

Các công ty đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành như: hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị mua hàng, giấy đề nghị thanh toán/tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản, bảng kiểm kê quỹ, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, hợp đồng thanh lý TSCĐ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư…các chứng từ phản ánh lao động như bảng chấm công, giấy chứng nhận đau ốm thai sản…

Quy trình luân chuyển chứng từ:

Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán công ty tiến hành định khoản, phản ánh nghiệp vụ trên chứng từ theo hệ thống ghi sổ kế toán tại đơn vị. Nội dung của việc tổ chức ghi sổ kế toán bao gồm:

- Phân loại chứng từ kế toán các phần hành theo đối tượng; - Định khoản các nghiệp vụ trên chứng từ;

- Ghi sổ các chứng từ kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ;

Trong năm tài chính, chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành. Khi báo cáo quyết toán được duyệt, các chứng từ được chuyển vào lưu trữ.

Hệ thống sổ sách kế toán:

Các công ty cổ phần dệt may lựa chọn hệ thống sổ sách phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại từng đơn vị. Qua kháo sát, hình thức chủ yếu mà các Công ty cổ phần Dệt may đang áp dụng hiện nay là hình thức nhật ký - chứng từ.

Căn cứ vào chứng từ gốc (đã kiểm tra), kế toán ghi vào bảng kê và bảng phân bổ chứng từ liên quan. Riêng các chứng từ liên quan đến tiền mặt phải ghi vào sổ quỹ, liên quan đến sổ (thẻ) chi tiết thì trực tiếp ghi vào sổ (thẻ ) chi tiết đó.

Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ, kế toán lấy số liệu ghi vào bảng kê và nhật ký có liên quan. Đồng thời cộng các bảng kê, sổ chi tiết, lấy số liệu ghi vào nhật ký chứng từ sau đó vào sổ Cái. Cuối kỳ lấy số liệu sổ Cái, nhật ký chứng từ

bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo khác có liên quan.

Hình thức nhật ký – chứng từ mà các Công ty áp dụng phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và trình độ, và khả năng của cán bộ kế toán. Đây là hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nhằm đảm bảo các phần hành kế toán được tiến hành song song. Việc kiểm tra số liệu của Công ty được tiến hành thường xuyên, đồng đều ở tất cả các khâu và trong tất các phần hành kế toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời nhạy bén, đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty.

Hệ thống báo cáo tài chính:

Các công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính do Bộ Tài chính ban hành. Kết thúc mỗi quý, kế toán các phần hành tiến hành tổng hợp, đối chiếu và tính số dư cuối kỳ các tài khoản, chuyển cho kế toán tổng hợp để tiến hành lập báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này là cơ sở giải trình cho tất cả các hoạt động của một kỳ kế toán.

Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu quản lý tài chính, Ban giám đốc các công ty yêu cầu sử dụng báo cáo quản trị nội bộ bao gồm: Báo cáo doanh thu, báo cáo thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, báo cáo công nợ. Các báo cáo trên được lập theo yêu cầu, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý của các Công ty.

Một phần của tài liệu Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w