0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Các phát hiện thông qua nghiên cứu kế toán thuế TNDN:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 78 -78 )

4.2.1. Một số tồn tại vướng mắc trong thi hành các quy định, chính sách thuế TNDN:

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy một số tồn tại, vướng mắc xoay quanh việc thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN như sau:

- Một số văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất. Cụ thể, Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong DN có những điểm không đồng bộ với CMKT số 10 ở cách hạch toán chênh lệch tỷ giá với các khoản vay dài hạn có nguồn gốc ngoại tệ. Chuẩn mực kế toán số 10 quy định: Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong năm tài chính được hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập tài chính trong kỳ, thể hiện trên bảng KQKD. Thông tư 201/2009/TT-BTC quy định: Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại các khoản phải trả dài hạn được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Trong trường hợp bị lỗ, DN có thể phân bổ một phần khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trong 5 năm tiếp theo sau khi đã trừ đi phần chênh lệch tỷ giá phát sinh tương ứng với phần nợ dài hạn đến hạn trả. Điều này có nghĩa là, nếu muốn giảm lỗ hoặc có lãi, DN chỉ cần hạch toán một phần khoản chênh lệch tương ứng với số chênh lệch trả trong năm tài chính, phần còn lại được ghi nhận vào tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, phản ánh trên bảng CĐKT. Với hai cách quy định hoàn toàn khác nhau này DN chọn một trong hai cách hay có thể hoán đổi theo hướng có lợi hơn, dẫn đến thiếu đồng bộ trong thực thi chính sách.

- Thông tư hướng dẫn chưa cụ thể, chẳng hạn ngay tại thông tư 203/2007/TT- BTC ngày 20/10/2009 hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, điều 9 quy định: “Tất cả tài sản cố định hiện có của DN đều phải trích khấu hao trừ những TSCĐ sau đây:... TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất”. Nhưng tại điều 11 quy định xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình: “Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, thời gian sử dụng là thời gian được phép sử dụng đất theo quy định”. Do vậy sẽ gây ra hai cách

hiểu đối với DN được Nhà Nước giao quyền sử dụng đất lâu dài và sử dụng đất có thời hạn. Cách hiểu thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất thì không trích khấu hao. Cách hiểu thứ hai: Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài thì không trích khấu hao. TSCĐ là quyền sử dụng đất có thời hạn thì trích khấu hao đúng bằng thời hạn được phép sử dụng đất. - Đối với phần thuế thu nhập hoãn lại, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong

việc hạch toán thuế thu nhập hoãn lại vì bản chất và quy trình xác định thuế thu nhập hoãn lại còn mơ hồ và phức tạp. Kế toán khi tiếp xúc với nguyên tắc hạch toán tài khoản này gặp rất nhiều khó khăn.

- Điểm khác biệt trong công tác nộp thuế so với trước đây là doanh nghiệp không đợi năm sau mới nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà thuế thu nhập doanh nghiệp phải được tạm thời từ thời điểm cuối quý sau và tiến hành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nhiều hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp dược trừ vào năm sau hoặc được hoàn lại nếu giá trị của khoản chênh lệch lớn. Luật thuế mới giúp nhà nước thu thuế TNDN nhanh chóng và thuận tiện hơn đồng thời nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp với nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp rơi vào tình huống thuế thu nhập tạm tính lớn hơn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, quá trình hoàn thuế làm mất thời gian và gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp.

- Được miễn giảm thuế là một thu nhập thuộc thu nhập khác của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác, thu nhập được hưởng ở kỳ nào phải tính vào kết quả kinh doanh trong kỳ đó. Vì vậy, khi doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm thuế, dù trừ vào thuế phải nộp, nhận tiền ngay, hoặc chưa nhận tiền, kế toán phải ghi nhận ngay thu nhập trong kỳ. Tùy từng trường hợp, nếu chưa nộp thuế thì trừ vào thuế phải nộp, nếu đã nộp thuế thì coi đây là khoản thuế phải thu lại của doanh nghiệp. Nhưng theo hướng dẫn của chế độ kế toán, trong trường hợp doanh nghiệp chờ đến kỳ nhận được tiền, hoặc chờ đến kỳ phải nộp thuế tiếp theo để trừ vào số thuế

phải nộp mới ghi nhận thu nhập. Trường hợp này là trái với chuẩn mực kế toán về ghi nhận doanh thu và thu nhập đồng thời cũng làm cho kế toán khó khăn trong việc phải theo dõi một khoản tiền nằm ngoài sổ sách kế toán đặc biệt khó khăn khi lập báo cáo tài chính.

4.2.2. Hạn chế trong kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần dệt may:

Mặc dù các doanh nghiệp dệt may đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán mới cho các doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, nhưng việc áp dụng tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế:

Hạn chế trong việc xử lý các khoản chênh lệch vĩnh viễn:

- Khoản chênh lệch vĩnh viễn phát sinh tại các Công ty cổ phần Dệt may là các khoản chi phí không hợp lý: các khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ theo quy định, các khoản chi không làm phát sinh doanh thu, thu nhập trong kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình tự kê khai quyết toán thuế TNDN, các doanh nghiệp Dệt may không loại trừ các khoản chênh lệch này.

5) Ngày 18/9/2010, Tổng Giám đốc Công ty CP May 27/7 duyệt chi theo Bảng thanh toán ủng hộ quỹ vì người nghèo là 15.000.000 VNĐ của Công đòan Công ty. Kế toán hạch toán vào TK 6413 - chi phí quảng cáo (Trích sổ cái TK 641- chi phí bán hàng của Công ty CP May 27/7). Số tiền ủng hộ không phải là chi phí

làm phát sinh doanh thu của đơn vị. Do đó, không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

- Chi phí hội nghị tiếp khách ở các doanh nghiệp dệt may thực tế có phát sinh nhưng không cao do các doanh nghiệp dệt may hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại đẩy chi phí này tối đa đến mức có thể (theo quy định của Luật thuê TNDN là không quá 10% chi phí được trừ của doanh nghiệp). Các khoản này rất dễ chi và thu thập hóa đơn.. Theo quy định, các khoản chi đánh giá là không hợp lý và không phục vụ tạo doanh thu khi tạm tính thuế TNDN, kế toán phải xuất toán nhưng các doanh nghiệp dệt

may vẫn chấp nhận. Cuối năm tài chính, khi quyết toán thuế TNDN, nếu cơ quan thuế không chấp nhận, lúc này mới xuất toán khỏi chi phí tính thuế thông qua điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế TNDN.

6) Ngày 02/07/2010, kế toán Công ty CP May 10 ghi tăng chi phí tiếp khách số tiền 83.500.000 VNĐ (chưa VAT) trên cơ sở hóa đơn ăn uống và phòng nghỉ tại khu du lịch Sầm Sơn , hạch toán vào TK 6422 – Chi phí tiếp khách (Trích sổ cái TK 642 – Chi phí QLDN của Công tyCP May 10). Số tiền tiếp khách này không phải

là chi phí làm phát sinh doanh thu của đơn vị. Do đó, không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

- Các khỏan thuế bị truy thu và tiền phạt do vi phạm hành chính của doanh nghiệp đã bị cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định truy thu và phạt cũng không được tính vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên, có doanh nghiệp vẫn ghi nhận vào các khoản phí và lệ phí để tính vào chi phí trong kỳ.

7) Cụ thể, Công ty cổ phần Dệt 10/10, ngày 14/5/2010, kế toán căn cứ biên lai thu tiền phạt chậm nộp thuế TNDN, số tiền phạt 500.000 VNĐ, ghi vào chi nộp các khoản phí, lệ phí (trích sổ cái TK 6425- chi nộp các khoản phí – lệ phí cho doanh nghiệp). Khoản phát sinh này không được tính vào chi phí thuế

TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành.

8) Công ty cổ phần May 10 hạch toán khoản tiền nộp phạt vi phạm hành chính 327.002.800 VNĐ vào khoản mục chi phí khác làm cơ sở xác định lợi nhuận kế toán. Điều này làm phát sinh khoản chênh lệch vĩnh viễn do tiền phạt vi phạm hành chính không được Luật thuế TNDN 2008 cho phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Ngoài ra, chi phí tiền lương và các khỏan có tính chất lương chi trả cho chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên HĐQT của công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành SXKD không được tính vào chi phí hợp lý.

9) Theo quyết định của HĐQT Công ty CP Dệt 10/10, các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành SXKD được nhận một khoản thù lao hàng tháng như sau: Chủ tịch HĐQT : 6 triệu đồng

Phó Chủ tịch HĐQT : 5 triệu đồng

Thành viên HĐQT ( 3 người): 3 triệu đồng/người

Tổng số tiền chi trả thù lao cho các thành viên HĐQT Công ty trong năm 2010 là 240 triệu đồng. Theo quy định, khỏan thù lao có tính chất lương của các thành viên HĐQT không tham gia điều hành hoạt động công ty không được đưa vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Nhưng kế toán công ty đã ghi nhận chi phí tiền lương (Trích sổ cái TK 622 – Công ty CP dệt 10/10)

Đối với chi phí lãi vay, một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay từ cổ đông đã thực hiện hạch toán mà không xác định phần chênh lệch vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay để loại trừ khỏi chi phí tính thuế TNDN.

10) Khoản vay của công ty CP May 10 đối với cổ đông công ty số tiền 2 tỷ và lãi suất 14%/năm nêu tại chương 3- mục 3.4.2 được khống chế ở mức không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của NHNN công bố tại thời điểm vay (8%/năm)

Như vậy, tỉ lệ lãi suất tối đa được trừ đối với khoản vay = 150% ×8% =12% Số lãi được tính vào chi phí hợp lý = 2 tỷ đồng × 12% = 240 triệu đồng

Số tiền chênh lệch = 280.000.000 – 240.000.000 = 40.000.000 VNĐ không được ghi nhận vào thu nhập tính thuế TNDN theo luật thuế TNDN hiện hành, được xác định là khoản chênh lệch vĩnh viễn.

Hạn chế trong việc xử lý các khoản chênh lệch tạm thời:

- Nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp Dệt may hiện nay đang tiến hành đổi mới, tu sửa, nâng

cấp nhiều máy móc thiết bị. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng khấu hao nhanh TSCĐ.

- Kế toán chưa xử lý đối với sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí đựoc khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

Tóm lại, những tồn tại trong kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần dệt

may trên địa bàn thành phố Hà Nội là:

- Đối với các khoản chênh lệch vĩnh viễn kế toán không chủ động xuất toán các

khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế.

- Đối với chênh lệch tạm thời kế toán không tự điều chỉnh các chỉ tiêu tăng

(giảm) lợi nhuận trước thuế khi kê khai quyết toán thuế TNDN, đồng thời không mở sổ theo dõi tài sản thuế TNDN hoãn lại, nợ thuế TNDN hoãn lại phải trả, chi phí thuế TNDN hoãn lại theo CMKT số 17.

Do vậy, tất cả những tồn tại trên dẫn đến tờ kê khai quyết toán thuế TNDN sai so với bản chất của các nghiệp vụ phát sinh, sai so với quy định của thuế. Điều này đồng nghĩa với phản ánh sai thuế TNDN. Do đó để hoàn thiện kế toán thuế TNDN chính là hoàn thiện và xử lý các khoản chênh lệch, hạch toán các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh theo CMKT số 17 và hoàn thiện việc lập tờ kê khai quyết toán thuế TNDN.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 78 -78 )

×