0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Phương pháp hệ nghiên cứu

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 49 -49 )

3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng kết hợp chủ yếu hai phương pháp: - Phương pháp điều tra : Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả tiến hành

xây dựng phiếu khảo sát dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm và gửi đến các đối tượng như sau: 08 kế toán viên Công ty cổ phần May 10, 06 kế toán viên và Trưởng Phòng Tài chính kế toán Công ty cổ phần May 27/7, 05 kế toán viên và Kế toán trưởng Công ty cổ phần dệt 10/10.

Tác giả thực hiện phương pháp này từ giai đoạn hoàn thành việc lựa chọn đề tài và kết thúc tại thời điểm bắt đầu thực hiện đề tài nghiên cứu. Số lượng phiếu thu về như sau:

STT Tên công ty Số phiếu phát ra Số phiếu thu về

1 Công ty CP May 10 08 06

2 Công ty CP May 27/7 07 07

3 Công ty CP Dệt 10/10 06 05

Nguyên nhân của kết quả trên là do thực tế khách quan, kế toán viên của Công ty Cổ phần May 10 nghỉ thai sản, kế toán trưởng Công ty cổ phần Dệt 10/10 bận tiếp đoàn kiểm toán.

Nội dung phiếu khảo sát và kết quả điều tra chi tiết tại phụ lục 1.1

- Phương pháp phỏng vấn : Trong giai đoạn thực hiện đề tài, tác giả tiếp tục tiến

hành gặp trực tiếp để phỏng vấn kế toán viên và lãnh đạo phòng kế toán nhằm khảo sát thực trạng thực hiện công tác kế toán chi phí, kế toán thu nhập và

hạch toán thuế TNDN tại các Công ty nói trên. Nội dung của cuộc phỏng vấn được tác giả chuẩn bị trước và đối với các đối tượng phỏng vấn khác nhau, nội dung phỏng vấn khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung xoay quanh vấn đề kế toán thuế TNDN.

Mục đích của phương pháp phỏng vấn là tìm hiểu những vấn đề liên quan mà phương pháp điều tra chưa đề cập hết về đối tượng nghiên cứu. Qua đó, tác giả có cái nhìn chi tiết và sâu sắc hơn về thực trạng kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu: các công trình nghiên cứu, bài viết trên các sách, báo, tạp chí về thuế TNDN, kế toán thuế TNDN; tham khảo văn bản pháp luật về thuế TNDN, chế độ kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung, chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá, chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế TNDN, và các thông tư hướng dẫn đi kèm.

Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu số liệu từ sổ sách kế toán bao gồm: Sổ cái các tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng kê khai quyết toán thuế TNDN, các tài liệu đánh giá quyết toán thuế TNDN của chi cục thuế của khách thể nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Mục đích của phương pháp nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu tổng quan về đối tượng nghiên cứu, từ đó phân tích, so sánh để phát hiện nguyên nhân của thực trạng và tìm ra các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế TNDN.

3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp so sánh tổng hợp: sử dụng các dữ liệu đã thu thập được (doanh thu chịu thuế, thuế suất và giá trị thuế TNDN phải nộp…), so sánh thực tế với kế hoạch, thực tế năm trước với năm nay đối với từng khách thể nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích kinh tế: Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, đề tài sẽ phân chia đối tượng nghiên cứu theo nhóm khách thể nghiên cứu, sau đó, so sánh đối chiếu và tổng hợp để nhận định rõ xu hướng thực trạng chung về kế toán thuế TNDN của các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn TP Hà Nội.

3.1.3.Phương pháp trình bày dữ liệu

Tác giả trình bày dữ liệu chủ yếu trên hai dạng, bảng biểu và sơ đồ.

- Đối với dữ liệu định tính (quy trình hạch toán, mô hình hoạt động...), tác giả thể hiện ngay sau nội dung đề cập để người đọc dễ dàng hình dung và nắm bắt nội dung nghiên cứu. Cụ thể, trình tự hạch toán kế toán thuế TNDN được trình bày dưới dạng sơ đồ 2.1 và 2.2, mô hình tổ chức hoạt động và bộ máy quản lý của doanh nghiệp được trình bày dưới dạng sơ đồ 3.1, 3.2, 3.3 giúp người đọc có cái nhìn tổng quan.

- Đối với dữ liệu định lượng (số liệu kế phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán), tác giả đưa vào phần phụ lục, giúp người đọc có thể theo dõi vấn đề nghiên cứu mang tính hệ thống mà không bị sa đà quá sâu vào dữ liệu thực trạng dẫn đến ngắt quãng trong suy luận và phân tích. Phụ lục bao gồm: Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, Báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty CP May 27/7 thể hiện dưới dạng mẫu biểu theo quy định hiện hành, chứa các dữ liệu định lượng thu được trong quá trình khảo sát nhằm làm rõ thông tin của kết quả khảo sát trình bày tại chương 3.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 49 -49 )

×