0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần dệt

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 59 -59 )

may trên địa bàn Hà Nội

3.3.1. Hệ thống chính sách và quy định của nhà nước về thuế TNDN

3.3.1.1. Những đổi mới và tồn tại trong chính sách và quy định của nhà nước

Từ năm 1997 - 2004, Luật thuế TNDN đã nhiều lần sửa đổi bổ sung để phù hợp với nền kinh tế. Trong khoảng thời gian này, chưa có chuẩn mực kế toán số 17 "Thuế TNDN", các đơn vị hạch toán kế toán thuế TNDN theo Thông tư số 100/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, số thuế này được hạch toán trực tiếp vào TK 421 làm giảm lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp. Theo cách hạch toán này các doanh nghiệp đều không theo dõi các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh khi quyết toán thuế TNDN.

Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam ban hành chuẩn mực kế toán số 17 "Thuế TNDN" theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn các nguyên tắc hạch toán thuế TNDN, thông tư số 20/2006/TT- BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại, nghị định số 164/2003/NĐ-CP, nghị định số 152/2004/NĐ-CP, nghị định số 24/2007/NĐ-CP, mới đây là Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, Thông tư 130/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, cùng với một số các thông tư sửa đổi bổ sung khác phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam. Trước sự thay đổi cơ bản này, yêu cầu các doanh nghiệp nói chung trong đó có các Công ty cổ phần dệt may nói riêng phải chuyển đổi phương pháp hạch toán kế toán thuế TNDN. Theo chuẩn mực, chế độ kế toán các đơn vị phải phân biệt được các khoản chênh lệch thời và chênh lệch vĩnh viễn. Trên cơ sở đó theo dõi và ghi nhận thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại. Như vậy sự thay đổi chính sách về thuế TNDN làm cho việc hạch toán kế toán thuế TNDN của các đơn vị khác so với trước đây. Nếu như trước đây thuế TNDN chỉ được coi là một khoản nợ phải trả đối với NSNN và ghi giảm trực tiếp vào lợi nhuận của DN thì bây giờ được coi là một khoản chi phí (Chi phí thuế TNDN). Đồng thời phải tách biệt và hạch toán rõ ràng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại. Để hạch toán kế toán

thuế thu nhập DN theo các quy định mới, ngoài việc sử dụng các chứng từ, tài khoản như trước đây thì phải bổ sung thêm các chứng từ như Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế, Bảng xác đinh thuế TNDN hoãn lại phải trả, Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ, Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng, Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại. Đồng thời kế toán đơn vị phải mở thêm các tài khoản: chi phí thuế TNDN, chi phí thuế TNDN hoãn lại, tài sản thuế TNDN hoãn lại, thuế TNDN hoãn lại phải trả, để theo dõi số liệu trên cả hai hệ thống sổ: sổ kế toán chi tiết và sổ cái các tài khoản.

Hiện nay, Nhà Nước có nhiều chính sách mới được ban hành nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thực tế và phục vụ việc hội nhập sâu, rộng kinh tế quốc tế, điển hình có ảnh hưởng nhất tới công tác kế toán thuế TNDN là Luật thuế TNDN mới ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009. Sau khi Luật thuế mới được ban hành, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc thực hiện.Cụ thể, khi quyết toán thuế TNDN thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định có sự khác biệt (thường lớn hơn) lợi nhuận theo báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp. Dẫn đến doanh nghiệp lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện báo cáo tài chính và quyết toán thuế.

3.3.1.2. Chính sách thuế TNDN đối với ngành sản xuất, gia công hàng dệt may

Thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đồng thời kiềm chế lạm phát, tăng tỷ trọng xuất khẩu và giảm nhập siêu, trong những năm gần đây, trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và các sản phẩm ngoại nhập, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng dệt may. Việc duy trì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp này không những đảm bảo chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và an sinh xã hội cho phần lớn lao động nước ta đặc biệt là lao động nữ. Để đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng, nhà nước áp dụng nhiều chính sách trong đó có chính sách về thuế TNDN. Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ Tướng Chính phủ, cho phép hoãn lại ba tháng đối với số thuế

TNDN phải nộp năm 2010 từ hoạt động sản xuất, gia công dệt, may, da, giày, dép của doanh nghiệp. Theo đó, kế toán thuế TNDN sẽ thực hiện lập tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý và tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2010 theo quy định hiện hành, tại dòng cam kết trong tờ khai ghi thêm nội dung thời hạn nộp thuế đề nghị gia hạn. Với chính sách hoãn nộp thuế nêu trên, kế toán thuế TNDN sau khi thực hiện kê khai thuế TNDN theo luật thì phải thực hiện đi đăng kí để được hoãn nộp thuế.

Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp Dệt may đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại quy định tại nghị định số 24/2007/NĐ-CP của chính phủ. Cụ thể: được miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư (trong đó có ngành dệt may).

Thông tư 154/2011/TT-BTC quy định giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử;

Kế toán cần phải nắm rõ quy trình và thủ tục kê khai hoãn nộp, miễn giảm thuế TNDN để có thể có được những lợi ích tối đa cho doanh nghiệp khi kê khai và nộp thuế TNDN.

3.3.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Với những đặc thù riêng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng dệt may của các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội, có những ảnh hưởng đáng kể đến công tác kế toán thuế TNDN. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, do đặc thù kinh doanh chủ yếu của các Công ty cổ phần dệt may là

hoạt động xuất khẩu hàng gia công may mặc nên phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ. Việc quy đổi ngay tại thời điểm phát sinh và quy đổi vào cuối ngày phải theo

nguyên tắc của chế độ kế toán và cuối năm tài chính phải đánh giá lại giá trị ngoại tệ tồn quỹ nên phát sinh các khoản lãi hoặc lỗ tài chính.

Thứ hai, quy trình sản xuất ra thành phẩm của doanh nghiệp dệt may có quy

mô lớn và phải trải qua nhiều công đoạn. Tùy thuộc vào quy trình sản xuất thực tế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm: kết chuyển song song hoặc kết chuyển tuần tự. Phương pháp tính giá thành khác nhau có thể dẫn đến hạch toán chi phí khác nhau và làm ảnh hưởng đến căn cứ tính thuế TNDN.

Thứ ba, tại các doanh nghiệp dệt may, hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng

diễn ra thường xuyên và liên tục. Để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra không bị gián đoạn, đôi khi còn do tác động của nhiều yếu tố khách quan khác (xu hướng tăng giá nguyên vật liệu, kế hoạch xuất khẩu…), các Công ty luôn dự trữ trong kho một khối lượng nguyên vật liệu và thành phẩm nhất định. Việc tính giá trị hàng tồn kho, hạch toán hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quyết toán thuế TNDN.

Thứ tư, quy mô sản xuất lớn là đặc điểm cơ bản của các Công ty cổ phần dệt

may. Điều này cho thấy, bất cứ doanh nghiệp dệt may nào cũng có giá trị tài sản cố định hữu hình khá lớn. Phương pháp khấu hao tài sản cố định và đánh giá lại giá trị tài sản hiện đang là vấn đề bất cập khó thống nhất giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp khi quyết toán thuế TNDN trong bối cảnh thông tư hướng dẫn quy định chưa thực sự chi tiết và giá trị thị trường với giá trị sổ sách luôn có một khoảng sai lệch nhất định làm phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời.

Thứ năm, đứng trước bối cảnh cạnh tranh do hội nhập kinh tế, các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang rất chú trọng công tác quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Chi phí quảng cáo tuyên truyền tiếp thị luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Đôi khi, các khoản chi phí này có thể vượt định mức. Tuy nhiên, kế toán không loại trừ các chi phí vượt mức này, dẫn đến phát sinh chênh lệch vĩnh viễn, ảnh hưởng đến việc xác định thuế TNDN hiện hành.

Tóm lại, để phát triển hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải làm sao tăng doanh thu bằng cách tạo ra các sản phẩm hợp thời trang, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng kết hợp với nâng cao chất lượng phục vụ; đồng thời có giải pháp tiết kiệm chi phí; hạch toán đúng doanh thu và chi phí theo chế độ và chuẩn mực kế toán để không bị xuất toán là vấn đề đặt ra hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế TNDN.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 59 -59 )

×