3.1.1 Cấu trúc gia đình
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp con của NCT là đặc điểm sống của họ. Trong các nhân tố về đặc điểm sống được nhìn nhận dưới các khía cạnh gia đình mở rộng có ông bà, bố mẹ , con cháu và sống cùng con cháu và không sống cùng. Là người ông, người bà trong gia đình, người cao tuổi có vai trò không kém quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống gia đình, truyền thụ những kinh nghiệm sống, chăm sóc cho con cháu. Mối quan hệ giữa người cao tuổi và conn cái và vấn đề lớn mà cả xã hội quan tâm. Sự khác nhau về cách sống, lứa tuổi, hệ thống quan điểm giá trị dẫn đến hành vi của người người cao tuổi và con cái khác nhau. Khi con cái trưởng thành, lập gia đình cũng là lúc bố mẹ bước vào hoặc sắp bước vào giai đoạn trở thành người cao tuổi. Càng về già thì con cái càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong cuộc sống của người cao tuổi. Tình yêu của cha mẹ giành cho con cái bao la và tâm huyết nhiều hơn là tình cảm của con cái dành cho cha mẹ. Con cái dành tình cảm cho cha mẹ chủ yếu là hàm ơn và trách nhiệm. Tuy nhiên, khi con cái bắt đầu chuyển sang giai đoạn làm cha mẹ thì thấu hiểu hơn tình cảm của cha mẹ giành cho mình. Và khi đó, tình cảm của con cái dành cho cha mẹ ở mức độ cao hơn. Tình cảm của cha mẹ lúc đó cũng chuyển tình thương và tình yêu dành cho cháu nhiều hơn. Sau khi con cái kết hôn sống chung với cha mẹ thì cảm giác chăm sóc và được chăm sóc của người cao tuổi tốt hơn, tuy nhiên, cũng xuất hiện một số mâu thuẫn nhất định. Đó cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng sống chung với con cái, hay sống riêng với con cái, hoặc sống chung ăn riêng hay sống riêng ăn chung của người cao tuổi hiện nay. Điều tra tại 2 phường xã ở thành phố Thanh Hóa cho
57
thấy. Mô hình gia đình người cao tuổi sống chung với con cháu chiếm 39,5%, NCT sống vừa riêng, vừa chung (ăn chung ở riêng, ăn riêng ở chung) chiếm 26,5%, tình trạng NCT sống riêng hoàn toàn không ở cùng với con cháu chiếm 34%.
“Tôi thấy sống riêng thoải, muốn ăn lúc nào thì ăn, ngủ lúc nào thì ngủ, chơi lúc nào thì chơi không bị phụ thuộc. Cố gắng tự lực, tự cường, bất đắc dĩ mới nhờ đến con, cháu. Nhưng bây giờ vẫn không phải nhờ mà chúng nó lại nhờ ông, bà ấy”
(PVS 8, Nam, Phường Tân Sơn)
Bảng 3.1: Hiện trạng sống của ngƣời cao tuổi ở Thành phố Thanh Hóa (Đơn vị:%)
Hiện trạng sống của NCT 100%
Sống riêng hoàn toàn 34%
Sống chung với con 39,5%
Vừa riêng, vừa chung 26,5%
(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)
Mô hình gia đình nhiều thế hệ hiện nay được nhiều khuyến khích, duy trì song việc dung hòa về lối sống, suy nghĩ giữa các thế hệ trong một gia đình luôn là vấn đề quan trọng. Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến quyết định sống chung hay sống riêng của người cao tuổi. Về cuối đời, thì nơi ở của bố mẹ già thường khá linh hoạt, chứ không cố định, nơi ở của họ phụ thuộc khá nhiều không chỉ phong tục địa phương, mà còn phụ thuộc vào quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi đó(liệu có mâu thuẫn giữa đôi bên hay không), cũng như vào tình hình thực tế vật chất và nhu cầu của cả cha mẹ và con cái.
Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến quyết định sống chung hay sống riêng của người cao tuổi. Về cuối đời, thì nơi ở của bố mẹ già thường khá linh hoạt, chứ không cố đinh, nơi ở của họ phụ thuộc khá nhiều không chỉ phong
58
tục địa phương, mà còn phụ thuộc vào quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi đó(liệu có mâu thuẫn giữa đôi bên hay không), cũng như vào tình hình thực tế vật chất và nhu cầu của cả cha mẹ và con cái.
Khi tuổi đã cao, sức yếu, người cao tuổi thường về sống với con trai cả hoặc con trai út. Nơi ở của họ cũng phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân, nếu cả bố và mẹ còn sống và khỏe mạnh, họ sống riêng, nhưng nếu chỉ một trong hai còn sống, họ sống chung với con trai đã kết hôn . Nếu cả hai bố mẹ đều còn sống và có khả năng tự lập mà chung sống với con, thì đó là vì đấy là đứa con sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc họ khi họ về già. Đó cũng là một trong những lý do vì sao trong tổng số 200 người cao tuổi được hỏi có đến 39,5% người trả lời: sống chung với con. Người cao tuổi cho rằng , sau khi về hưu, vợ chồng thay nhau ốm đau, có thể biết ngày nay, chứ không biết đến ngày mai. Lúc đó cảm giác cô đơn nảy sinh, muốn gửi gắm toàn bộ đời sống tinh thần vào con cái hoặc cháu chắt, muốn sống cùng với con cái. Nhất là đối với người cao tuổi là nữ giới. Thực tế, cho thấy rằng người cao tuổi sống cùng với con cái đỡ có cảm giác cô độc
“ Bọn trẻ bây giờ bất chấp, không thể ăn theo nó được. Thậm chí buổi trưa hơn 12h mới ăn. Các ông, các bà làm sao ăn được. Tôi tối thì 6h ăn rồi, còn chúng nó 7h,8h tối mới ăn. Đêm thì 9h mình đi ngủ. Chúng nó có hôm 12h chưa ngủ thì làm sao mình theo được thời đại của chúng nó nữa.Giờ giấc sinh hoạt khác nhau lắm, nên ăn riêng là tốt nhất. thích ăn món gì thì nấu ăn không phải lệ thuộc vào chúng nó”
(PVS 10, Nữ, phường Tân Sơn)
34% người cao tuổi trả lời: sống riêng hoàn toàn. Tìm hiểu một số nguyên nhân NCT sống riêng hoàn toàn với con cháu được biết các cụ muốn tự do thoải mái, hoặc cũng có thể không hợp với người thân trong gia đình, hoặc NCT có thói quen sống riêng. Tình trạng nhà ở chật chội, kinh tế con cháu
59
khó khăn hoặc con cháu đi làm ăn xa nhà (ở xã Đông Lĩnh, con cháu đi làm ăn ở trong miền Nam chiếm tỷ lệ cao) cũng là lý do khiến cho người cao tuổi sống riêng với con cháu.Chúng ta có thể đoán rằng các bậc cha mẹ có thể thay đổi nơi ở theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe của họ, khi còn khỏe và có khả năng tự lập, họ ở riêng. Hoặc con cái cho rằng, thói quen sinh hoạt của người trẻ và người cao tuổi không giống nhau, giáo dục cháu chắt cũng có sự khác biệt, cùng sống với nhau sẽ không hợp nên con cái sống riêng với cha mẹ.
“Tôi không ở đường 1 với các con trai cả vì ở đó ồn ào, con cái buôn bán thì cần ở ngoài đó, chúng tôi ở trong ngõ này yên tĩnh, ít khói bụi và tiện buổi tối đi bộ. Nói chung là thoải mái hơn ở đường chính”-(PVS 8, Nam, phường Tân Sơn)
26,5% người cao tuổi được hỏi trả lời sống vừa chung, vừa riêng với con cái.
Được hiểu rằng, có thể người cao tuổi sống chung nhưng ăn riêng hoặc sống riêng ăn chung (có thể ngay sát bên cạnh nhà). Việc sống chung với con cháu đôi khi khiến nhiều người cao tuổi ở thế bị động, tuổi cao lại phải nhờ vào con cái, khiến các cụ khó vui vẻ mà sống thoải mái khi không làm ra vật chất, nên một bộ phận người cao tuổi chọn cách sống ở riêng ăn chung, hoặc ăn chung ở riêng để có sự thoải mái nhất định. Hoặc cũng có những lý do khác như chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí của người cao tuổi khác với lớp người trẻ
“Chúng nó nấu cơm nồi cơm điện khô, tôi và vợ tôi không ăn được, chúng tôi ăn riêng, nấu cơm nhiều nước, hơi nhão một tý cho dễ ăn. Với cả tôi ăn đơn giản, chỉ rau với thịt, hoặc cá, đậu phụ. Chúng nó nấu ăn phức tạp, tốn kém lắm”
(PVS4, Nam, xã Đông Lĩnh). Tóm lại, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng sống chung, sống riêng, hay vừa sống chung và vừa sống riêng của người cao tuổi. Nhưng chủ
60
yếu xuất phát từ tình hình kinh tế, hoàn cảnh gia đình, ý muốn của người cao tuổi. Đặc điểm gia đình là một trong những nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp hay không của NCT. Điều này hoàn toàn đúng với lý thuyết cấu trúc chức năng.Mỗi người trong gia đình đều được phân công một công việc phù hợp với năng lực, trình độ, hoàn cảnh sống của người đó.
3.1. 2 Những đặc điểm tâm sinh lý của NCT
Xây dựng một cuộc sống hòa hợp giữa NCT với thế hệ con cháu trong gia đình là một cách chăm sóc đời sống tinh thần cho NCT và phát huy vai trò trợ giúp con cháu của NCT. Gia đình chính là nơi đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, đời sống tình cảm, đời sống tâm linh của NCT.
Bảng 3.2: Những vấn đề ngƣời cao tuổi gặp phải khi tham gia trợ giúp con trong gia đình (Đơn vị:%)
Các vấn đề ngƣời cao tuổi gặp phải khi tham gia trợ giúp con cái 100%
Các cháu không nghe lời ông bà 8,5%
Không biết cách làm thế nào để con hiểu và làm theo ý mình 25,5%
Tuổi già sức yếu nên khó khăn trong việc tham gia trực tiếp giúp con cháu 57%
Con cháu không muốn sự tham gia của mình trong việc trợ giúp 6,0%
Muốn tham gia nhiều hoạt động giành cho người cao tuổi, vì thế hạn chế thời
gian trợ giúp con 3%
(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)
Tuy nhiên, khi tham gia trợ giúp con cháu trong gia đình thì NCT gặp
phải những vấn đề khó khăn như sau. Khó khăn lớn nhất NCT gặp phải đó là vì tuổi già sức yếu nên gặp khó khăn trong vấn đề trợ giúp con cháu chiếm 57%.
“Bây giờ tuổi già, sức yếu, nếu bảo làm những công việc nặng thì các cụ không thể làm được rồi. Làm những việc nông nghiệp như vác lúa, cày, cấy thì không làm được nhưng mà nếu những việc đưa đón cháu đi học, cơm
61
nước thì vẫn làm được. Nói chung là sức khỏe bây giờ không được như trước nên cũng hạn chế nhiều”
(PVS 5, Nữ, xã Đông Lĩnh)
Do cách sống, suy nghĩ khác nhau nên NCT gặp phải khó khăn khi không biết cách làm thế nào để con hiểu và làm theo ý mình chiếm 25,5%.
Các cháu không nghe lời chiếm 8,5%,
Con cháu không muốn NCT tham gia trợ giúp chiếm 6%,
Muốn tham gia nhiều hoạt động giành cho người cao tuổi, vì thế hạn chế thời gian trợ giúp con chiếm 3%. NCT có sự thay đổi trong nhận thức khi có một số ít các NCT tham gia các hoạt động xã hội và hạn chế thời gian khi tham gia trợ giúp con.
Tóm lại, thái độ của người trẻ trong gia đình ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định trợ giúp con cháu của NCT. Điều này có thể lý giải do sự khác biệt về suy nghĩ, lối sống, cách nhìn nhận vấn đề, cách truyền tải thông tin giữa người nói và người nhận do đó không hẳn những gì NCT truyền đạt cho người trẻ, con cháu trong gia đình đã thấu hiểu hết và ngược lại.
Bảng 3.3: Lý do vì sao ngƣời cao tuổi không thƣờng xuyên thăm hỏi, động viên con cháu trong gia đình
Vì tuổi già sức yếu không đi được 28%
Vì nhà con cháu ở xa nên không đi được 54%
Bận quá không đi được 8%
Vì lý do tình cảm khó nói 10%
(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)
NCT về già thường có tâm lý muốn được gần con cháu nhưng vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc hạn chế việc thường xuyên thăm hỏi, động viên con cháu. Vì con cháu ở xa nên không đi được chiếm 54%,
62
Vì những lý do tình cảm khó nói chiếm 10%, bận bịu không đi thăm hỏi con cháu ở xa chiếm 8%.
Mong muốn để phát huy vai trò của mình trong hoạt động trợ giúp con cháu, mong có sức khỏe, giảm bớt tệ nạn xã hội, con cháu vui khỏe, mong sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội. Đó là hầu hết mong muốn của NCT.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể,do vị trí địa lý, không gian, hoàn cảnh sống, sức khỏe hạn chế là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc NCT thăm hỏi con cháu của NCT.
3.1.3 Những đặc điểm nhân khẩu xã hội của NCT * Giới tính * Giới tính
Biểu 3.1: Tƣơng quan giữa giới tính và hoạt động trợ giúp trực tiếp cho con của NCT (Đơn vị:%)
57,3 53 32,4 100 42,7 47 67,6 0 20 40 60 80 100 120
trông nom chăm sóc con cháu
quét dọn nhà cửa cơm nước nuôi lợn gà, trâu bò
nam nữ
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
“Hiện nay ở đây, NCT giúp ích cho con cháu nhiều nhất là đưa đón các cháu đi học. Rất là quý, cứ đến giờ là đưa cháu đi học, hết giờ lại đón cháu về. Đến giờ đón cháu đi học về, trên sân trường toàn các cụ ông cụ bà, lớp trẻ ít. Vì tầm đón con thì lúc đó chúng nó đang đi làm. Các cụ bà thì cơm
63
nước, nội trợ, còn các cụ ông thì chăn nuôi. ở đây đang phát triển phong trào liên thế hệ, mỗi cụ đang phấn đấu nuôi từ 10-20 con chim cu nhốt. Nói chung là các cụ tận dụng hết thời gian, rất ít các cụ ngồi chơi cờ lắm. Tìm mọi cách để hỗ trợ chính bản thân và gia đình, con cháu”
(PVS 4, Nam, xã Đông Lĩnh)
Có thể nhận thấy rằng, trong sự tham gia trợ giúp trực tiếp công việc trong gia đình có sự khác nhau theo giới. Những công việc sản xuất hay chăn nuôi thường được sự tham gia của NCT là nam giới. Những công việc nội trợ như cơm nước thì thường được sự tham gia của nữ giới. Bởi những nếp suy nghĩ, nếp sống hay sự phân công lao động trong gia đình trước đây đã ăn sâu bám rễ vào tư tưởng, ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp này của NCT.
Biểu 3.2.: Tƣơng quan giữa giới tính và hoạt động trợ giúp trực tiếp cho con của NCT (Đơn vị:%)
49,2 63,6 50 50,8 36,4 50 0 10 20 30 40 50 60 70
Đến/gọi điện hỏi thăm sk con cháu
Định hướng làm ăn Định hướng lựa chọn bạn đời cho con cháu
nam nữ
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
“Đàn ông có làm mấy đâu, kể cả ông bà sống với nhau phần nhiều công việc gia đình thì chủ yếu là các bà làm chứ các ông làm mấy. Không có các bà thì các ông cũng làm nhưng làm đại khái thôi. Chứ không thể làm hết
64
các việc được đâu. Làm cái này thôi cái khác. Các ông chủ yếu làm công việc khác như làm ăn, buôn bán, làm kinh tế”.
(PVS1, Nữ, xã Đông Lĩnh)
Tuy nhiên, đối với hoạt động trợ giúp gián tiếp thì NCT là nam giới chiếm ưu thế hơn. Bởi trước đây NCT là nam giới luôn được xã hội đặt vai trò lãnh đạo trong gia đình. Vì thế khi trợ giúp con cháu làm ăn, định hướng lựa chọn bạn đời NCT là nam giới thường đóng vai trò quan trọng hơn là NCT là nữ giới.
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu đã khẳng định, giới tính có ảnh hưởng đến quyết định hoạt động trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp của NCT. NCT là nữ giới thường “chăm chỉ” hơn cho hoạt động trợ giúp con cháu về các vấn đề như cơm nước, nội trợ trong gia đình. Còn NCT là nam giới có “thế mạnh” trong hoạt động trợ giúp con cháu về định hướng làm kinh tế, dựng vợ gả chồng.
*Độ tuổi
Sự trợ giúp con của NCT có sự khác biệt về độ tuổi. NCT ở độ tuổi từ 60-69 là độ tuổi trợ giúp con cháu được nhiều hơn độ tuổi từ 70-79 và độ tuổi trên 80.
Ở độ tuổi sơ lão từ 60-69: NCT trợ giúp tích cực nhất ở hoạt động “trông nom chăm sóc con cháu và cơm nước” chiếm 34.4%. Điều này có thể lý giải là do độ tuổi từ 60-69 là độ tuổi sức khỏe tốt hơn so với độ tuổi trung lão và đại lão. Ở độ tuổi này nhu cầu tập luyện thể dục thể thao cũng cao hơn so với các độ tuổi khác.
Độ tuổi từ 70-79, trợ giúp khá nhiều cho con cái khi giúp đỡ trực tiếp như cơm nước nội trợ chiếm 5,6%, quét dọn nhà cửa, trông nom chăm sóc con cháu(20%).