7. Giả thuyết nghiên cứu
1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Vài nét về địa bàn TP Thanh Hóa
1.3.1.1 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội – an ninh – quốc phòng của TP Thanh Hóa
TP Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá. Toạ lạc trên vùng đất cổ của nền văn hoá Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa là vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hoà, ẩn chứa trong lòng nhiều tầng văn hoá. Thành phố Thanh Hoá có diện tích tự nhiên gần 60km2 với hơn 220.000 người cư trú tại 14 đơn vị hành chính phường và 23 xã. Phường gồm có: An Hoạch, Ba Đình, Điện Biên, Đông Thọ, Đông Sơn, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Tào Xuyên, Tân Sơn, Trường Thi.Các xã gồm có: Đông Cương, Đông Hải, Đông Hưng, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh, Hoằng Anh, Hoằng Đại, Hoằng Long, Hoằng Lý, Hoằng Quang, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân.
Định hướng quy hoạch mở rộng không gian hành chính thành phố đến năm 2025 có diện tích trên 260km2, dân số trên 500.000 người; mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đạt đô thị loại 1.
Nằm trên trục giao thông chính xuyên Bắc - Nam, cách Thủ đô Hà Nội 155km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.600km về phía Nam, cách biên giới Việt Lào 135km về phía Tây, cách bãi biển Sầm Sơn 16km về phía Đông.Thành phố Thanh Hoá là điểm giao thoa có ảnh hưởng và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tới vùng Bắc Trung bộ, Nam Bắc bộ và tới nước bạn Lào.
33
Kết cấu hạ tầng đô thị, Bưu chính viễn thông, giao thông, điện, cấp nước tương đối đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị và đầu tư.
Các khu di tích - danh thắng với 50 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đang được quy hoạch, tôn tạo và phát huy giá trị; nguồn nhân lực dồi dào, có kiến thức văn hoá và trình độ chuyên môn cao, thành phố Thanh Hoá có thể phát triển một nền kinh tế phong phú, đa dạng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của thành phố không ngừng phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp. Năm 2012, Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 14% (năm 2011 13,6%), trong đó: Dịch vụ tăng 16,3%; công nghiệp, xây dựng tăng 15,2%, nông lâm thủy sản tăng 3,7%. Cơ cấu các ngành chuyển dịch đúng hướng: Dịch vụ 46,4%; Công nghiệp, xây dựng 46%, Nông lâm thủy sản 7,6%. GDP bình quân đầu người ước đạt 3282 USD, tăng 19% so với cùng kỳ.
1.3.1.2 Về ngƣời cao tuổi TP Thanh Hóa
Người cao tuổi TP Thanh Hóa là một trong những nơi đi đầu trong việc hưởng ứng phong trào “Nêu gương sáng” xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, và triển khai Kế hoạch số 298/KH-UBND của UBND TP Thanh Hóa về xây dựng “Đô thị văn minh - Công dân thân thiện”, trong những năm qua, Hội NCT TP Thanh Hóa đã huy động được sự đoàn kết của nhân dân làm cho diện mạo của thành phố thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, đời sống văn hóa tinh thần của người dân nâng lên, ý thức trách nhiệm cộng đồng được phát huy, tai nạn giao thông giảm, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Về công tác quản lý và phát triển hội viên Tổng số hội cơ sở 37 đơn vị, chi hội 431 đơn vị
Tổng số ủy viên BCH, Hội NCT thành phố 46 người, Hội cơ sở 508 người.
34
Tổng số hội viên 34650/38761 người, chiếm 89% tổng số NCT Hội phí thu theo mức quy định 2.000đ/hội viên/tháng.
Về công tác chăm sóc phụng dưỡng NCT
Hội đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan để tiến hành công tác chúc thọ, mừng thọ cho các thành viên hội NCT. Tổ chức khám sức khỏe 02 lần, số người được khám 25.851 người, kinh phí cho khám chữa bệnh là 315 triệu đồng.
Về công tác phát huy vai trò của NCT
Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Hiện nay, số cán bộ là NCT tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, khuyến học, tổ hòa giải, tổ an ninh, cán bộ chủ chốt ở địa phương, khu dân cư như: bí thư chi bộ, khối trưởng, thôn trưởng, ban cán sự khối phố 2937 người.
Tham gia tích cực các phong trào do ủy ban MTTQ phát động. Nổi bật là phong trào “ông bà, cha mẹ, mẫu mực, con cháu hiếu thảo” đã được đông đảo cán bộ, hội viên NCT tham gia, có nhiều hoạt động tích cực ở từng gia đình, từng thế hệ, tạo ra nếp sống văn hóa trên địa bàn dân cư. Hội NCT đã phối hợp với MTTQ thành phố tổ chức thành công hội nghị biểu dương phong trào xây dựng “gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” giai đoạn 2007-2012, phong trào đã có 32.850 gia đình đạt danh hiệu thi đua cấp thành phố, 239 gia đình tiêu biểu được đề nghị cấp giấy chứng nhận.
1.3.2 Vài nét về địa bàn phƣờng Tân Sơn
1.3.2.1 Tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – an ninh – quốc phòng.
Phường Tân Sơn có diện tích 0,78 km², dân số năm 2002 là 11114 người, mật độ đạt 14249 người/km². Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20%. Thu nhập bình quân đầu người 35.000.000 đ/người/năm. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng định hướng, theo tỷ trọng thương mại dịch vụ 82%, tiểu thủ công nghiệp
35
18%. Số doanh nghiệp đang hoạt động là 145 doanh nghiệp và 1095 hộ kinh doanh cá thể.
1.3.2.2 Về ngƣời cao tuổi phƣờng Tân Sơn
Hội NCT phường Tân Sơn đã đạt được những thành tích trong công tác tổ chức, phát triển hội viên trong hoạt động xã hội cũng như quan tâm tới đời sống tinh thần và quyền lợi của hội viên.
Với 1110 hội viên và 13 chi hội hoạt động đều. Năm 2012 có 100 cụ tham gia vào tổ chức hội. Một số chi hội vươn lên từ khó khăn về đời sống như chi hội Bắc Thành, Lam Sơn 2, Phan Huy Chú.
Hội NCT TP Thanh Hóa thực hiện chỉ thị 27 của Bộ chính trị về việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị tại các khu dân cư. Chỉ thị số 04 của ban thường vụ Thành ủy được lớp NCT hưởng ứng và vận động con cháu ngay từ những gia đình, mỗi nhóm liên gia. Chính vì vậy, đã góp phần thắng lợi đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
Về hoạt động văn hóa thể thao: NCT thực hiện sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Đầu năm 2012, Hội NCT phường Tân Sơn tham dự thi Thái cực quyền và Thức vũ kinh do TP Thanh Hóa tổ chức với 68 vận động viên tham gia đạt 02 giải (giải nhì về Thái cực quyền và giải tư về Thức vũ kinh). Tính đến nay, đã có trên 100 vận động viên trên 2 sân tập. Tuy tuổi cao nhưng nhiều vận động viên vẫn tham gia luyện tập và thi đấu các môn cầu lông, bóng bàn, cờ tướng.
Hội NCT đã thành lập 4 câu lạc bộ, trồng cây thuốc nam 38m2, trồng cây đầu xuân 540 cây, may mới 34 bộ quần áo dưỡng sinh, 543 cụ thường xuyên luyện tập thể thao, 243 cụ được tư vấn sức khỏe.
36
1.3.3 Vài nét về địa bàn xã Đông Lĩnh
1.3.3.1 Tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – an ninh – quốc phòng.
Xã Đông Lĩnh có diện tích: 8,83 km².Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Đông Lĩnh có dân số 9.026 người
Xã Đông Lĩnh gồm các làng, xóm: Sơn Viện (xã Sơn Viện cũ), Vĩnh Ngọc, Bản Nguyên, Vân Nhưng, xóm Lợi, xóm Thắng, xóm Quyết, Mân Trung (giáp Mân Trung thuộc xã Đồng Hương cũ), Thọ Khang, xóm Quý, xóm Phú, xóm Nguyên, xóm Hạnh, xóm Tân, xóm Tiến, Tân Lương, Hồ Thôn. Các làng, xóm nêu trên thuộc 7 thôn sau đây: Trường Sơn, Vĩnh Ngọc, Bản Nguyên, Vân Nhưng, Mân Trung, Tân Lương, Hồ Thôn. Tháng 2 năm 2012, xã Đông Lĩnh được chuyển từ huyện Đông Sơn về thành phố Thanh Hoá. Là một trong 4 xã mới nhất được chuyển về TP Thanh Hóa.
.Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 15.5%, tăng 1% so với năm 2011. Trong đó, nông lâm thủy sản 4%, công nghiệp xây dựng 21%, dịch vụ thương mại 21,5%. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm thủy sản 37%, công nghiệp xây dựng 34,5%, thương mại dịch vụ 28,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/ người/năm tăng 1,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.
Thực hiện tốt các chính sách an ninh xã hội, thúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động, thực hiện kịp thời chế độ chính sách đối với người có công. Công tác dạy học ở nhà trường tốt, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cũng như chính sách hậu phương, quân đội, đền ơn đáp nghĩa, đảm bảo công tác an sinh xã hội.
1.3.3.2 Vài nét về ngƣời cao tuổi xã Đông Lĩnh
Số hội viên NCT nhiều hơn so với các đoàn thể chính trị xã hội khác. Tổng số chi hội là 19, số hội viên là 1475 cụ chiếm 98,3% số người cao tuổi.
37
Số hội viên chưa vào hội là hơn 60 cụ.Đời sống vật chất tinh thần của NCT không đồng đều, nhiều cụ còn khó khăn về đời sống do con cháu đi làm ăn xa, các cụ phải chăm lo đời sống gia đình cho con cháu nên thời gian nghỉ ngơi ít.
Về công tác chăm sóc phụng dưỡng NCT
Năm 2012 đã tiến hành mừng thọ, chúc thọ 163 cụ. Tổ chức khám sức khỏe 04 lần, số người được khám 1465 người.
Về công tác phát huy vai trò của NCT
Phát động phong trào thi đua tuổi cao gương sáng. NCT chung tay xây dựng nông thôn mới ở 15 chi hội và được toàn xã hướng ứng tích cực.Hội viên NCT đã vận động con cháu, gia đình dòng họ cùng tham gia. Có thể kể đến những NCT đã hiến đất làm đường giao thông nông thôn hay tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo như dịch vụ buôn bán, chăn nuôi kết hợp với vườn hoa cây cảnh. Phong trào trồng cây hàng năm, phát động tết trồng cây. Ngoài ra NCT còn tích cực tham gia phong trào như xây dựng làng văn hóa quyên góp ủng hộ ngày vì người nghèo, phục vụ lễ hội hàng năm của làng văn hóa.
38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP CON TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA CỦA NGƢỜI CAO TUỔI