Hoạt động trợ giúp gián tiếp

Một phần của tài liệu Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa (qua nghiên cứu tại phường Tân Sơn, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa (Trang 44)

7. Giả thuyết nghiên cứu

2.2.2 Hoạt động trợ giúp gián tiếp

Biểu 2.2: Sự tham gia trợ giúp gián tiếp của ngƣời cao tuổi

(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)

Người cao tuổi có nhiều cụ trước đây là công chức nhà nước đã được nghỉ hưu song các cụ vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, các cụ là những người tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, nghề nghiệp xã hội. Các cụ thực sự gương mẫu cho con cháu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, gương ông bà cha mẹ mẫu mực là tấm gương sáng trong

46

việc vận động xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chống quan liêu,lãng phí…Nhiều người cao tuổi thể hiện được vai trò xuất sắc của mình trong việc xây dựng gia đình hiếu học, làm chủ tịch hội khuyến học ở xã, phường và ở vai trò nào NCT cũng đều có uy tín đối với gia đình cũng như xã hội. Vai trò NCT trong gia đình luôn có cuộc sống hòa thuận tình làng nghĩa xóm chu đáo, tình đoàn kết trong cộng đồng được nâng cao, NCT trong dòng họ thể hiện tính gương mẫu trong lời nói, hành động.

Truyền thống đạo lý từ ngàn đời nay, thể hiện tập trung nhất là mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cái. Khi xét về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình thì đặc trưng nổi bật nhất chính là tình yêu thương một cách tự nhiên và tự nguyện. Mỗi con người từ khi nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành luôn được sự chăm sóc, tình yêu thương, lo lắng của các bậc sinh thành. Nếu như NCT không trợ giúp trực tiếp cho con cháu thì họ sẽ trợ giúp một cách gián tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy 78% NCT trả lời : đến, gọi điện thăm hỏi động viên con cháu.

“Với con cái ở xa thì cũng phải gọi điện hỏi thăm chứ, bởi vì người mẹ nào yên tâm được khi con cái ở xa. Trong lương tâm vẫn luôn suy nghĩ không biết giờ này con cái đang làm gì, ăn uống có đầy đủ hay không, thế nọ, thế kia….Kể cả con và cháu, cháu có khỏe mạnh không? Ăn uống như thế nào? Có ai chăm nó không?Học hành như thế nào, dù ở rất là xa. Gần gũi thì có thể đến thăm con, thăm cháu được, nhưng ở đây cách xa hàng nghìn km, 2000km, thì làm sao đến được. thì chỉ có cách gọi điện hỏi thăm.Biết làm sao được. Bác có 2 con ở xa, phải liên tục hỏi thăm thôi”.

(PVS 7, nữ, xã Đông Lĩnh)

Nhưng phải nhìn nhận rằng, suốt một đời lăn lộn với cuộc sống mưu sinh vất vả, khi về già, nhiều NCT vẫn tích cực đem những kinh nghiệm, sự từng trải mà mình tích lũy được trong nghề nghiệp làm ăn truyền thụ lại cho

47

con cháu. Không chỉ truyền nghề cho con cháu NCT còn dạy cho con cháu bí quyết làm kinh tế giỏi và thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong tổng số 200 NCT được hỏi có 14,2% NCT trả lời trợ giúp gián tiếp cho con là định hướng làm ăn.

“Quá trình định hướng nghề nghiệp, làm ăn từ khi con còn nhỏ, phải học cái này, học cái kia, anh làm được rồi thì phải có trách nhiệm giúp đỡ em, việc làm ổn định có ngay từ khi nó đang học.Cả nhà tôi, anh em họ hàng hầu hết đều làm bên điện lực, hướng cho con làm bên điện lực, lúc đầu cũng không nghe theo vì thích đi làm lái xe, nhưng sau đó anh em, bố mẹ khuyên bảo nó cũng nghe và giờ thì đang nó đang làm thợ điện”

(PVS 6, Nam, Đông Lĩnh)

Có thể nói rằng, với những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được qua năm tháng, NCT có vai trò trách nhiệm quan trọng trong việc truyền thụ, chỉ bảo bí quyết nghề nghiệp, làm ăn cho thế hệ đi sau.

Tuy nhiên, sự khó khăn trong quá trình này là mối xung đột thường trực có thể xảy ra bất cứ lúc nào giữa NCT và người trẻ tuổi về thói quen, quan điểm, lối sống, tư duy và sở thích…Mặc khác, những thay đổi về kinh tế- xã hội đang diễn ra. NCT cũng cần thích nghi với hoàn cảnh mới,sự hội nhập vào xã hội mới, tìm hiểu tâm tư, ước mơ, lối suy nghĩ của tuổi trẻ, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt thì NCT và người trẻ trong gia đình sẽ hòa hợp hơn.

7,8% định hướng lựa chọn bạn đời cho con cháu trong gia đình. Việc lấy vợ, lấy chồng, trong quan niệm từ xưa đến nay của nhân dân ta. Đó là chuyện cả đời. Dân gian lâu nay vẫn cho rằng, người con gái sướng khổ khi ở với bố mẹ đẻ không biết chắc chắn được. Đến khi lấy chồng thì mới biết đươc như thế nào. Cũng có một số quan niệm cho rằng, việc lấy vợ, lấy chồng là do duyên số, duyên tiền định, không chọn lựa, không biết chắc được. Thời đại ngày nay, NCT vẫn giữ những quan niệm truyền thống như “lấy vợ xem tông,

48

lấy chồng kén giống”, hay xét đến những điều kiện môn đăng hộ đối, nhưng bên cạnh đó cũng có những cách nhìn thoáng hơn như để đôi trẻ tự do, tìm hiểu yêu đương. Thời gian gần đây, do nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài tác động nên có nhiều cặp vợ chồng vô sinh. Đó cũng là một trong những lý do tế nhị khi mẹ chồng có ý kiến có bầu sẽ tổ chức kết hôn trong một bộ phận gia đình ở thành phố Thanh Hóa hiện nay.

“Ai cũng muốn con cái có vợ, có chồng nhưng không nên ép con. Tùy con lựa chọn, ưng ai, yêu ai thì lấy người đó. Mình chỉ đóng góp ý kiến thôi, còn quyền quyết định của nó, sướng khổ nó tự chịu”

(PVS 10, Nữ, Phường Tân Sơn) Tóm lại, dù là hình thức trợ giúp trực tiếp hay trợ giúp gián tiếp NCT đều thể hiện vai trò của mình đối với hoạt động trợ giúp con cháu. Bản thân NCT có những ưu điểm mà người trẻ không thể có được là tình thương vô bờ, luôn dành cho con cháu những điều tốt đẹp nhất. Họ cũng là một kho kinh nghiệm; là cầu nối giữ gìn truyền thống của gia tộc và có vai trò quan trọng trong việc điều hoà cuộc sống gia đình, trong việc trông nom chăm sóc con cháu, nội trợ, định hướng làm kinh tế, định hướng dựng vợ gả chồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa (qua nghiên cứu tại phường Tân Sơn, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)