Nhận thức của NCT về hoạt động trợ giúp con trong gia đình

Một phần của tài liệu Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa (qua nghiên cứu tại phường Tân Sơn, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa (Trang 37)

7. Giả thuyết nghiên cứu

2.1. Nhận thức của NCT về hoạt động trợ giúp con trong gia đình

Theo từ điển Tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hay kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy, quá trình con người nhận biết thế giới khách quan trên kết quả nghiên cứu đó. Tức là nhận thức là nhận ra, biết được và hiểu được”. Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là hoạt động. Đặc trưng nổi bật của hoạt động nhận thức là phản ảnh hiện thức khách quan. Vì thế trong xã hội, nhận thức là những hiểu biết mà mỗi cá nhân lĩnh hội được trong quá trình tương tác với những cá nhân khác trong xã hội. Hiểu theo một cách khác, nhận thức là quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của một cá nhân, một nhóm xã hội về một đối tượng hay vấn đề nào đó. Mỗi NCT tùy theo đặc điểm gia đình, hiện trạng sống, trình độ học vấn, tuổi, giới tính….sẽ có nhận thức khác nhau về vai trò và vị trí của chính họ. Người cao tuổi có một vai trò vị trí quan trọng trong gia đình. Mỗi một người cao tuổi trước khi về già đều trải qua nhiều công việc trong xã hội và gia đình. Người cao tuổi là nam giới thường đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế gia đình. Người cao tuổi là nữ thường quán xuyến việc gia đình, dạy dỗ con cái, chi tiêu gia đình. Mỗi người đều nỗ lực đều nỗ lực đảm nhiệm vị trí, vai trò của mình một cách toàn tâm toàn ý. Mặc dù sức yếu nhưng vẫn cố gắng tham gia các sinh hoạt của hội NCT, hoạt động xã hội, chăm sóc con cháu. NCT mong rằng những việc mình làm mang lại niềm vui cho người khác. Đó chính là ý nghĩa và giá trị cuộc sống của NCT.

Từ đó, NCT sẽ có những lựa chọn nhất định có tham gia trợ giúp con cái trong gia đình hay không. Vậy nhận thức của NCT về hoạt động trợ giúp con cái trong gia đình như thế nào?

39

Kết quả của cuộc nghiên cứu vừa qua cho thấy, phần lớn NCT đều có nhận thức đúng đắn và tích cực về vai trò của họ đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình.

“Vì là bà, là mẹ nên tạo điều kiện cho con cháu làm ăn, nên mình buộc phải giúp con cháu, tạo điều kiện cho con cái làm ăn. Đáng lẽ chăm sóc cháu thì bố mẹ nó phải làm, nhưng mà mình giúp con cái là bằng cách chăm sóc con và cháu. Vì thương con, thương cháu nên mình làm những việc như trông nom, chăm sóc con cháu, đưa đón cháu đi học, cơm nước giúp chúng nó thôi. Mình làm những việc này thì chúng nó có thời gian xây dựng kinh tế, cháu chắt học giỏi, mạnh khỏe là vui lắm rồi, nên tính ra cái đó mình phải làm mới được…”

(PVS 1, Nữ, xã Đông Lĩnh)

“Bây giờ tuổi già rồi, trách nhiệm của mình, thương con thương cháu thì giúp đỡ chúng nó”

(PVS 10, Nữ, Phường Tân Sơn) Với nhiều người cao tuổi, lên chức ông, bà có nhiều điều hạnh phúc nhưng cũng mang lại nhiều trách nhiệm. Các cháu là quá khứ, là hiện tại và quan trọng hơn, là tương lai của ông bà. Ông bà trao cho các cháu sức mạnh, sự khôn ngoan và những kinh nghiệm từng trải của mình, còn các cháu tạo cho ông bà cảm giác dễ chịu với nhiều sinh lực, sự vui tươi của tuổi trẻ, khiến ông bà cũng thấy tươi trẻ trong lòng. Đôi bên góp phần cùng nhau tạo ra một dây xích nối liền quá khứ với tương lai.

Ông bà là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là những người giữ gìn những di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối. Họ là những người truyền thụ, bổ sung cho thế hệ trẻ nền văn hóa gia đình, dòng tộc. Có thể nói, các cháu coi ông bà là mẫu người để noi gương là người thầy truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm, kiến thức thu lượm trong cuộc đời. Ông bà là nơi an

40

toàn để cháu nương tựa khi cần. Bên cạnh đó, ông bà cũng là cầu nối trung gian hòa giải khi các cháu có những khác biệt với cha mẹ.

Bảng 2.1 : Sự tham gia trợ giúp công việc của ngƣời cao tuổi (Đơn vị:%)

Tiêu chí Phần tram

Tham gia trợ giúp 99%

Không tham gia trợ giúp 1%

(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)

Mặc dù tuổi già, sức yếu nhưng lao động ở trong gia đình, người cao tuổi vẫn có tâm lý tham công tiếc việc muốn đỡ đần con cháu những việc thường ngày. Không ít người cao tuổi thấy con cái bận rộn công việc đã chủ cộng giúp đỡ một số công việc cho con cháu. Và cũng không ít người cao tuổi thấy đời sống con cái khó khăn vẫn tìm thêm việc làm vừa sức với mình để trợ giúp bản thân và con cái. Vốn thương con, thương cháu, không muốn ăn không ngồi rồi, tự giác lao động giúp con cái nên các cụ làm việc cẩn thận, chu đáo đến nơi đến chốn. Bởi lẽ vậy, không ngạc nhiên khi 200 người cao tuổi được hỏi có đến 99% người cao tuổi trả lời rằng tham gia trợ giúp con cháu và chỉ có 1% trả lời là không trợ giúp.

“Tôi thấy, những người già như chúng tôi, trừ những ai bị bệnh hiểm nghèo phải nằm một chỗ, còn nếu có sức khỏe thì làm được gì chúng tôi cũng làm. Nhưng giờ già yếu rồi nên làm những việc vặt trong nhà thôi. Nếu ở nhà mà không làm gì cả thì cũng chán, đi vào đi ra, đi chợ, cơm nước…đi ra ngoài cho vui vẻ nữa. Giúp chúng nó, cũng là giúp mình. Coi như là tự tập thể dục”

(PVS 5, Nữ, xã Đông Lĩnh)

“Bây giờ già rồi nên khỏe thì làm, yếu thì thôi, ai cũng vậy cả. Không có mình thì các con cũng phải tự làm nhưng vất vả, làm gì thì làm, các con có

41

bắt buộc đâu, thích thì làm giúp các con. Chúng nó còn nhiều khi không cho làm, bảo là chỉ cần ông, bà khỏe là tốt rồi”

(PVS 9, Nam, phường Tân Sơn)

Nhìn chung, qua khảo sát về người cao tuổi tại TP Thanh Hóa cho thấy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau song khi được hỏi về sự trợ giúp con cái thì họ đều nhận thức đúng đắn và tích cực về vấn đề này. Ở hầu hết các phỏng vấn sâu không phân biệt độ tuổi, giới tính, nơi cư trú NCT đều cho rằng xuất phát từ mong muốn của bản thân người cao tuổi, tinh thần tự nguyện muốn giúp đỡ con cháu để con cháu có thời gian làm việc, chăm lo học hành nên NCT trợ giúp con .Thêm nữa, tâm lý “ sống vui, sống khỏe, sống có ích” cũng là một trong những suy nghĩ của mà NCT tham gia trợ giúp con trong gia đình.

Điều này hoàn toàn đúng với thuyết lựa chọn hợp lý, khi NCT lựa chọn công việc trợ giúp con cháu trong gia đình thay vì dành toàn bộ thời gian cho bản thân.

2.2.Hoạt động trợ giúp con của ngƣời cao tuổi 2.2.1 Hoạt động trợ giúp trực tiếp

Chính những nhận thức đúng đắn và tích cực của NCT về hoạt động trợ giúp con cái trong gia đình sẽ là một con đường, kim chỉ nam hướng sự tiếp cận của họ tới hoạt động này. Không chỉ là nhận thức đúng đắn hướng đến hành động chuẩn mực mà nhận thức cũng chính là lát cắt để NCT để hiện thái độ, quan điểm của họ đối với hoạt động trợ giúp con cháu và ngược lại.

Nói đến vai trò của người cao tuổi, không chỉ là vị trí công tác của họ đảm nhiệm trong xã hội mà còn là vai trò của họ trong gia đình, trong xử lý công việc nhà, trong cuộc sống gia đình. Mỗi một người có một vai trò nhất định. Những người tuổi cao, nhưng sức khỏe tốt vẫn tham gia giúp đỡ con cháu trong gia đình như chăm sóc con cháu, đưa đón, dạy bảo con cháu học

42

tập, nội trợ…Đó là những công việc hợp với sức khỏe của NCT để giúp đỡ con cháu. Do đó, trong tổng số những NCT được hỏi khi tham gia trợ giúp con cháu thì có đế 61.5% là tham gia trợ giúp trực tiếp, 23,5% tham gia trợ giúp gián tiếp.

Bảng2.2 : Hình thức tham gia trợ giúp con cái của ngƣời cao tuổi (Đơn vị:%)

Tham gia trợ giúp 100%

Trợ giúp trực tiếp 61,5%

Trợ giúp gián tiếp 23,5%

(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)

Nếu người cao tuổi là nữ giới tham gia công việc nội trợ là rất phù hợp, NCT có thể lo bữa cơm cho cả gia đình mà không cảm thấy khó khăn vất vả trong lúc con gái, con dâu, cháu có tập trung cho học tập, làm việc hoặc đi làm ăn, công tác xa nhà. Chính bản thân NCT, họ rất thích được tham gia trợ giúp con cháu, khi đó họ có điều kiện thể hiện vai trò của mình. Cũng có luồng suy nghĩ cho rằng, khi NCT già thì phải được con cháu chăm sóc, để cho NCT nấu ăn, phục vụ con cháu là một điều đáng xấu hổ, tuy nhiên, chính những suy nghĩ như vậy làm cho NCT “buồn” và “mau già” hơn. Thực tế, con cháu nên tạo điều kiện cho NCT có thể tham gia công việc gia đình càng nhiều càng tốt. Và tốt nhất là để cả nhà cùng nhau làm việc. Có rất nhiều NCT rất quan tâm đến cuộc sống của những người xung quanh, đặc biệt là những con, cháu trong gia đình.

43

Biểu 2.1: Sự trợ giúp trực tiếp của ngƣời cao tuổi trong gia đình

(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)

Thực tế điều tra cho thấy, NCT vẫn tham gia trợ giúp cho con, và tham gia trợ giúp nhiều nhất là trông nom, chăm sóc con cháu chiếm 55,3%.

“Tôi ở với vợ chồng con trai út, hai đứa cháu, một đứa mẫu giáo, một đứa học lớp 6. Sáng thì đưa cháu nhỏ đi học, mẫu giáo nên ở bán trú, đến chiều hơn 4h, đón cháu đi học về, còn cháu lớn tự đi xe đạp về

(PVS 1, Nữ, xã Đông Lĩnh) Người cao tuổi trong các gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng và ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình trẻ, nhất là khi họ có con nhỏ. Từ khi có cháu, cuộc sống của NCT như sinh động hơn, mọi tình thương ông bà đều dồn cho cháu, chăm sóc cháu rất chu đáo. Có thể nói, khi con trưởng thành, niềm vui của NCT chuyển sang những đứa cháu. Sự gần gũi thường xuyên với NCT giúp đứa trẻ được phát triển toàn diện và có đời sống tinh thần phong phú hơn. Bên cạnh đó NCT cũng đóng vai trò hỗ trợ rất lớn

44

trong việc chăm sóc trẻ khi cha mẹ chúng phải đi làm mà không thể gửi con hoặc tìm được người giúp việc tin cậy, vừa ý.

Sự tham gia trợ giúp chiếm 30% là cơm nước (nội trợ). Đây cũng là một trong những công việc phù hợp với NCT, nhất là đối với NCT là nữ giới. Bữa cơm gia đình chiếm một vị trí quan trọng, đó cũng là hình thức giữ lửa trong gia đình. Bữa cơm gia đình ngày trở nên ít đi trong gia đình trẻ hiện nay. Phần nhiều ai cũng đi làm, cũng dành thời gian cho công việc, ít thời gian dành cho việc cơm nước, nội trợ. Có nhiều người cho rằng, nấu ăn đơn giản nhưng thực tế không phải như vậy, nhất là đối với những người làm việc theo giờ hành chính, có con nhỏ, đi làm ở xa thì việc có một bữa cơm gia đình hoàn toàn không dễ thực hiện.

“Con dâu bác đi làm ở xa, sáng sớm 7h đi làm, trưa 11h30 mới về đến nhà, chiều 1h đi làm, 5h30 mới về. Không có kịp thời gian để đi chợ, nấu cơm. Về nhà rửa bát, cho con ăn rồi xong lại đi làm. Bác về hưu nên có thời gian, đi chợ, nấu cơm cho nó, đỡ được nhiều cho mẹ con nó. Mà cu cháu ăn lâu nên tranh thủ đưa nó đi xung quanh phố rồi cho ăn, chứ nó lại không chịu ngồi ăn một chỗ, kể cũng vất vả”.

(PVS 3, Nữ, Phường Tân sơn)

Bữa cơm gia đình cũng chính là nơi kết nối các thành viên với nhau một cách hiệu quả, nếu như con cái phải dành nhiều thời gian cho công việc thì NCT trong gia đình đã giúp con cháu kết nối các thành viên trong gia đình hiệu quả thông qua việc giúp đỡ về cơm nước, nội trợ.

Quét dọn nhà cửa chiếm 13,8% , chăn nuôi(nuôi lợn, gà, trâu, bò) 0,9%. Đây là những công việc phù hợp với sức khỏe của NCT.

“ở đây đang phát triển phong trào liên thế hệ, mỗi cụ đang phấn đấu nuôi từ 10-20 con chim cu nhốt. Nói chung là các cụ tận dụng hết thời gian,

45

rất ít các cụ ngồi chơi cờ lắm. Tìm mọi cách để hỗ trợ chính bản thân và gia đình, con cháu”

(PVS 4, Nam, xã Đông Lĩnh)

Tóm lại, Mọi hoạt động lao động từ đơn giản nhất cũng đều thể hiện tình yêu thương của ông bà dành cho con cháu trong gia đình. Bản chất tốt đẹp của con người là lao động để nuôi sống bản thân mình, chứ không phải sống dựa dẫm vào người khác. NCT hiểu hơn ai hết điều đó. Do vậy, đối với NCT được tham gia giúp đỡ con cháu cũng là một cách lao động và giúp bản thân mình có thêm sức khỏe, cách thể hiện tình yêu thương con cháu và một phần kinh tế.

2.2.2 Hoạt động trợ giúp gián tiếp

Biểu 2.2: Sự tham gia trợ giúp gián tiếp của ngƣời cao tuổi

(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)

Người cao tuổi có nhiều cụ trước đây là công chức nhà nước đã được nghỉ hưu song các cụ vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, các cụ là những người tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, nghề nghiệp xã hội. Các cụ thực sự gương mẫu cho con cháu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, gương ông bà cha mẹ mẫu mực là tấm gương sáng trong

46

việc vận động xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chống quan liêu,lãng phí…Nhiều người cao tuổi thể hiện được vai trò xuất sắc của mình trong việc xây dựng gia đình hiếu học, làm chủ tịch hội khuyến học ở xã, phường và ở vai trò nào NCT cũng đều có uy tín đối với gia đình cũng như xã hội. Vai trò NCT trong gia đình luôn có cuộc sống hòa thuận tình làng nghĩa xóm chu đáo, tình đoàn kết trong cộng đồng được nâng cao, NCT trong dòng họ thể hiện tính gương mẫu trong lời nói, hành động.

Truyền thống đạo lý từ ngàn đời nay, thể hiện tập trung nhất là mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cái. Khi xét về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình thì đặc trưng nổi bật nhất chính là tình yêu thương một cách tự nhiên và tự nguyện. Mỗi con người từ khi nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành luôn được sự chăm sóc, tình yêu thương, lo lắng của các bậc sinh thành. Nếu như NCT không trợ giúp trực tiếp cho con cháu thì họ sẽ trợ giúp một cách gián tiếp. Kết quả khảo sát cho thấy 78% NCT trả lời : đến, gọi điện thăm hỏi động viên con cháu.

“Với con cái ở xa thì cũng phải gọi điện hỏi thăm chứ, bởi vì người mẹ nào yên tâm được khi con cái ở xa. Trong lương tâm vẫn luôn suy nghĩ không biết giờ này con cái đang làm gì, ăn uống có đầy đủ hay không, thế nọ, thế kia….Kể cả con và cháu, cháu có khỏe mạnh không? Ăn uống như thế nào? Có ai chăm nó không?Học hành như thế nào, dù ở rất là xa. Gần gũi thì có thể đến thăm con, thăm cháu được, nhưng ở đây cách xa hàng nghìn km, 2000km, thì làm sao đến được. thì chỉ có cách gọi điện hỏi thăm.Biết làm sao được. Bác có 2 con ở xa, phải liên tục hỏi thăm thôi”.

(PVS 7, nữ, xã Đông Lĩnh)

Nhưng phải nhìn nhận rằng, suốt một đời lăn lộn với cuộc sống mưu sinh vất vả, khi về già, nhiều NCT vẫn tích cực đem những kinh nghiệm, sự từng trải mà mình tích lũy được trong nghề nghiệp làm ăn truyền thụ lại cho

47

con cháu. Không chỉ truyền nghề cho con cháu NCT còn dạy cho con cháu bí quyết làm kinh tế giỏi và thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong tổng số 200 NCT được hỏi có 14,2% NCT trả lời trợ giúp gián tiếp cho

Một phần của tài liệu Vai trò của người cao tuổi đối với hoạt động trợ giúp con trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa (qua nghiên cứu tại phường Tân Sơn, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)