7. Giả thuyết nghiên cứu
1.2.3 Lý thuyết về vai trò
28
Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong xã hội.
Vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó.
Như vậy vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội.
Để cá nhân có thể thực hiện tốt các vai trò thì một mặt các đòi hỏi, chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng. Mặt khác cá nhân phải học hỏi về
các vai trò trong quá trình xã hội hóa. [Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng: Xã
hội học đại cương. NXB Đại học quốc gia Hà Nội]
Trong xã hội, mỗi người có một số vị trí và vai trò xã hội nhất định. Ví dụ vai trò xã hội của một giáo viên là giảng dạy, vai trò một bác sĩ là chữa bệnh, vai trò của trẻ em là con ngoan, trò giỏi... Do đó, có thể nói vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định những gì cá nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những qui tắc chuẩn mực mà xã hội đã đặt ra[23].
Vai trò xã hội trong xã hội học có các các tính chất cơ bản sau:
Ðối với con người, đóng vai trò xã hội và thay đổi vai trò là công việc hàng ngày diễn ra liên tục, kế tiếp nhau và không trùng lặp về thời gian. Ở mỗi hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau con người sẽ có những vai trò xã hội khác nhau.
Không thể liệt kê số lượng vai trò của mỗi cá nhân, bởi lẽ cá nhân có bao nhiêu mối quan hệ là có bấy nhiêu vai trò.
29
Vai trò xã hội phát sinh theo nhu cầu của cá nhân. Theo George Herbert Mead, người đứng đầu học thuyết Tương tác biểu trưng trong xã hội học, sự tăng thêm các vai trò xã hội trong một cá thể là bởi con người “một mặt thừa nhận tính mong manh và hạn chế của bản thân khiến họ phải tìm kiếm những quan hệ với người khác để có thể sống còn. Mặt khác là xu hướng đi tìm và lựa chọn những kiểu hành động có lợi cho sự hợp tác, giao dịch xã hội”. [23].
Vai trò xã hội được thể hiện ở nhiều mặt: Vai trò thật là vai trò diễn ra trong đời sống hàng ngày, ngược lại là các vai trò giả thường xuất hiện trong các mối quan hệ ngoại giao... Vai trò định chế là vai trò của một cá nhân do một tổ chức qui định. Ngoài ra là các vai trò do cá nhân tự chọn.
Với đề tài này, ta có thể đặt NCT trong tổng thể các mối quan hệ xã hội, quan hệ với con cái, quan hệ với cháu chắt , quan hệ với chính quyền địa phương và các tổ chức pháp luật. Mỗi một mối quan hệ đặt các em trong một vai trò : Với con cái NCT là tấm gương, là người truyền kinh nghiệm sống cho con cháu, với chính quyền địa phương và các tổ chức pháp luật thì NCT có vai trò làm theo đúng những gì pháp luật quy định và phát huy vài trò của mình.