7. Giả thuyết nghiên cứu
2.2.3 Mức độ tham gia hoạt động trợ giúp
Trong xã hội hiện nay, hệ thống tri thức khoa học càng phong phú, mở rộng, có nhiều hình thức khác nhau để tiếp thu kiến thức như giáo dục trong nhà trường với hệ thống trường học và các nhà giáo dục, giáo viên giảng dạy trực tiếp hay tìm hiểu thông tin qua mạng. Song vai trò và tác dụng của giáo dục gia đình mà đặc biệt là vị trí của NCT trong giáo dục và truyền kinh nghiệm về nhiều mặt trong xã hội để thế hệ trẻ trở thành người công dân chân chính, có ích cho xã hội vẫn chiếm một vị trí quan trọng và rất cần thiết. Đối với con cháu trong gia đình, NCT đặt vấn đề giáo dục đạo đức quan trọng hơn giáo dục tri thức theo quan niệm từ trước đến nay: “Tiên học lễ, hậu học văn”
49
Biểu 2.3: Mức độ tham gia giáo dục đạo đức của ngƣời cao tuổi trong gia đình (Đơn vị;%)
(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)
Kết quả điều tra định lượng cho thấy,NCT thỉnh thoảng tham gia giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình chiếm 45%, thường xuyên 42,5 %, rất thường xuyên 8,5%, hiếm khi 4%.
“Bây giờ xã hội phức tạp cho nên là ông bà, cha mẹ thì phải chỉ bảo cho con cháu, để con cháu cư xử cho đúng. Việc làm đúng.”
(PVS 6, Nam, Phường Tân Sơn)
“Các con đi ra, hoc tập, va chạm nhiều hơn bố mẹ nhưng kinh nghiệm sống hàng ngày các con không bằng bố mẹ được. Tuy các con học cao thật nhưng lối sống xã hội bây giờ không được như trước, nếu như các con muốn trở thành con người có ích thì tốt nhất các con phải nghe lời bố mẹ. Nên như thế nào thì bố mẹ sẽ dạy các con, nghe những ai. Có những cái nghe nhưng mình không làm theo vì nó đối lập lại với sự việc, ý nghĩ của mình, hay của bố, của mẹ chứ không nên đừng chống đối trước mặt người ta. Thì sẽ ảnh hưởng đến mình. Bác vẫn dạy con mình thế, phải cũng nghe, trái cũng nghe,
50
nhưng nếu thấy đúng thì mới làm và rút kinh nghiệm. Còn nếu họ nói hoặc làm không đúng thì bỏ đi. Người ta nói “thêm bạn, bớt thù”. Không nên chống đối trước mặt vì sẽ gây oán thù, nếu như bạn tốt với nhau thì nên dần dần giúp con người đó đi theo hướng tốt. Xã hội bây giờ phức tạp nếu không chín chắn sẽ rất dễ bị sa ngã”
(PVS 2,Nam, Phường Tân Sơn)
Khi giáo dục đạo đức, lối sống cho con cháu, NCT vẫn hướng đến những giá trị truyền thống như nhân, nghĩa, lễ, chí, tín dũng, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để có những phẩm chất đó, NCT rèn luyện cho con cháu đức tính chăm chỉ , chịu khó lao động, có thể là những công việc vặt trong gia đình như quét nhà, cắm cơm, nhặt rau, phơi quần áo, rửa cốc chén, cho gà ăn,…rèn luyện đức tính yêu thương động vật. Khi trẻ nhở đã có tinh thần chăm chỉ, chịu khó sẽ không lơ là việc học tập. Ngoài ra, NCT còn giáo dục con cháu trong gia đình yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, họ hàng, yêu thầy, quý bạn, biết tôn trọng người già, yêu quý trẻ nhỏ, có sự sẻ chia, thông cảm đối với những người gặp khó khăn, hoạn nạn, rủi ro trong cuộc sống.
Biểu 2.4: Mức độ tham gia giáo dục tri thức của NCT (Đơn vị: %)
51
Bên cạnh vai trò trợ giúp con cháu về mặt đạo đức lối sống thì NCT cũng có vai trò quan trọng trong giáo dục tri thức cho con cháu. Tuy nhiên do tuổi cao,sức yếu, mắt kém (hầu hết các cụ đều phải đeo kính), trình độ học vấn…nên NCT thỉnh thoảng tham gia giáo dục tri thức cho con cháu chiếm 59%., hiếm khi chiếm 28,5%, thường xuyên chiếm 11,5%, rất thường xuyên 0,5%, không bao giờ chiếm 0,5%
“Trách nhiệm giáo dục con cái trước hết là của bố, của mẹ. Khi có cháu rồi thì ông bà vẫn có trách nhiệm đó. Tuy nhiên, khi dạy cháu thì lại hơi khác, mình thì muốn dạy cháu như thế này, nhưng bố mẹ nó thì lại dạy theo cách khác, cho nên khi dạy dỗ cháu thì sẽ kết hợp cả cách dạy của bố mẹ và ông bà”
(PVS 6, Nam, Phường Tân Sơn)
“Tôi có một cháu hiện tại bây giờ đang học lớp 6. Bà luôn nói với cháu, hiện tại bây giờ là năm đầu cấp nhớ toàn bộ kiến thức đầu cấp thì đến các lớp sau cháu sẽ học dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu như năm nay không nắm được quy tắc học thì các năm sau học rất khó. Ngày trước bà chỉ học hết lớp 7/7 thôi. Nhưng tôi vẫn dạy được các cháu.Cháu tôi nhiều khi hay nói “sao bà giảng toán cho cháu giống cô giáo. Tôi nói với các cháu tôi, ông bà được học ít thôi, nhưng mà bố mẹ các cháu ông bà dạy từ trước đó nửa năm
học.Con đầu tôi học giỏi từ mẫu giáo cho đến lớp 12, làm hết tất cả bài tập ở nhà trường, còn mua thêm sách nâng cao, các bài toán khó về làm cho bằng hết thì thôi. Tôi cũng nói với các cháu của tôi cố gắng học sinh giỏi chứ
không thể học sinh tiên tiến được vì nhà ta có gen học tập rồi. Cháu con thứ 2 nhà tôi đi thi được nhất tỉnh môn Toán ở Đắc Lắc”
52
Biểu 2.5: Mức độ tham gia hoạt động trợ giúp trông nom, chăm sóc con cháu của NCT (Đơn vị:%)
(Nguồn: Kết quả xử lý từ phiếu điều tra)
Đối với NCT khi về già, được gần gũi con cháu là một điều đặc biệt quan trọng. Hầu hết khi NCT về già thì hoạt động trông nom chăm sóc là trông nom chăm sóc cháu giúp con. Trẻ em khi còn nhỏ chịu ảnh hưởng rất lớn từ người mẹ. Tình cảm của ông, bà rất khác tình cảm của bố mẹ trẻ con. Đó là ít mang theo những đòi hỏi về kỷ luật, nhiệm vụ. Ông bà chăm sóc cháu cho con khi bận việc và thường an ủi cháu khi cháu bị bố mẹ la mắng. Đối với cháu thì ông, bà trở thành chỗ dựa vững chắc, giúp đỡ cho chúng khi khó khăn, động viên cháu khi cháu vấp ngã. Ông, bà còn là nơi giãy bày tâm sự hỏi han những điều cháu chưa biết, dạy cho cháu cách cư xử đối với người xung quanh và thay mặt cha mẹ liên hệ với nhà trường. Ông, bà là những người từng trải trong cuộc sống, có nhiều kinh nghiệm, nhận xét về con người, việc làm mang tính khách quan. Kết quả điều tra cho thấy khi được hỏi có một số ít 3,5% NCT trả lời rất thường xuyên chăm sóc, trông nom con cháu. Có 12% NCT hiếm khi trông nom, chăm sóc con cháu, 41% thường
53
xuyên chăm sóc con cháu và 43,5% NCT trả lời thỉnh thoảng chăm sóc, trông nom con cháu.
“Bây giờ, giúp đỡ con hàng ngày thôi, mình làm được đến đâu thì làm, giúp đỡ cho con, cho cái thôi. Mọi người đều suy nghĩ thế, là bố, là mẹ, là ông,là bà đều như thế cả…làm các khoản như ăn uống, tắm rửa, đưa đón…các công việc linh tinh như thế.”
(PVS 5, Nữ, phường Tân Sơn)
Sự khác biệt giữa các thế hệ trong gia đình cũng là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Con thì cho rằng, ông bà đã già không nắm được sự phát triển tâm lý của trẻ, hay bênh vực cháu, cho cháu đùa nghịch quá đáng, cháu dễ dựa vào ông , bà để chống đối bố mẹ.Ngược lại, ông bà lại cho rằng, ông bà nuôi dạy được con nên có quyền quyết định việc dạy bảo cháu vì thế cũng ảnh hưởng đến mức đột tham gia trợ giúp khi trông nom, chăm sóc con cháu của NCT.
Biểu 2.6: Sự tham gia định hƣớng làm kinh tế của ngƣời cao tuổi (Đơn vị:%)
54
Tuy nhiên, trong nhiều gia đình, NCT không còn uy tín tuyệt đối, cương vị, trình độ văn hóa có thể kém hơn con nên nảy sinh mâu thuẫn trong tổ chức cuộc sống, cách nuôi dạy cháu khi còn bé (mâu thuẫn này hay nảy sinh giữa bố và ông), trong cách hướng dẫn cháu chọn ngành nghề, ứng xử trong cuộc sống hay định hướng làm kinh tế cho con của NCT. Kết quả điều tra cho thấy, 55% NCT thỉnh thoảng tham gia định hướng làm kinh tế cho con, 25,5% thường xuyên tham gia định hướng làm kinh tế, 15,5% hiếm khi và 4% rất thường xuyên tham gia trợ giúp định hướng làm kinh tế cho con của NCT.
“Ba đứa con nhà bác, 1 anh là làm bên địa chất, thành đạt rồi, sang năm học tiến sĩ, anh thứ 2 là làm bên máy tính, đều định hướng từ khi học trong nhà trường cả, anh thứ 3 học kém hơn, không học đại học, cho đi học nghề…con thích học nghề gì thì sẽ tạo điều kiện cho con học, anh thứ 3 vẽ giỏi, hướng cho đi học vẽ thì không thích nên phải chiều theo ý thích của con là đi lái xe, không bằng các anh nhưng nó thích thì để cho nó đi học và làm thôi. Mình không thể bắt buộc được, cái gì mà không thích thì không thể ép được…”
(PVS1, Nữ, xã Đông Lĩnh)
Biểu 2.7: Sự định hƣớng chọn bạn đời của ngƣời cao tuổi cho con cháu trong gia đình (Đơn vị:%)
55
Sự có mặt và giúp đỡ của ông, bà là một yếu tố thuận lợi cho gia đình. Mặc khác, ông bà chăm sóc cháu, giúp đỡ con cháu khi còn đủ sức khỏe cũng là hạnh phúc.Không chỉ đỡ đần con cháu về chăm sóc con cháu,nội trợ… NCT còn là trung tâm hòa giải, gỡ rối tơ lòng cho con, cháu. NCT có rất kinh nghiệm sống, cách đánh giá và nhìn nhận con người rất chuẩn xác. Với những giá trị, tiêu chuẩn phù hợp, NCT nhìn nhận rất chuẩn khi đánh giá tính cách, gia đình của “đối tượng” có phù hợp với con cháu hay không? Vì vậy khi được hỏi có đến 20,5% NCT thường xuyên định hướng chọn bạn đời cho con cháu, 8% NCT chọn rất thường xuyên, chiếm tỷ lệ cao nhất là thỉnh thoảng chiếm 56%, hiếm khi:15%, không bao giờ 0,5%.
56
CHƢƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CON CỦA NGƢỜI CAO TUỔI