7. Giả thuyết nghiên cứu
1.2.2 Lý thuyết xã hội hoá
Xã hội hóa là quá trình tiếp thu những tri thức, những tri thức, những khuôn mẫu, những giá trị, những biểu trưng, tóm lại đó là “những cách suy nghĩ, cảm giác và hành động riêng của các nhóm, của xã hội, của nền văn minh mà một cá nhân phải sống trong đó.
Thứ hai: các yếu tố xã hội và văn hóa trở thành một bộ phận hợp thành của cơ cấu nhân cách tâm lý.
Thứ ba là kết quả chủ yếu của nó xét về mặt xã hội học: đó là sự thích nghi của cá nhân với môi trường xã hội. Một cá nhân được xã hội hóa là môt phần của môi trường , thuộc vào gia đình , nhóm , xí nghiệp, tôn giáo, dân tộc mà nó đứng trong đó.
Quá trình xã hội hóa thông qua các tác nhân chính thức và không chính thức. Trong đó, các tác nhân chính thức bao gồm tác động qua lại của gia đình, bạn hữu, các phương tiện truyền thông…Môi trường xã hội hóa chính là nơi tạo ra nhân cách đồng thời nó cũng là con đường mở rộng các kinh nghiệm xã hội của một cá nhân.
27
Xã hội hóa liên tục diễn ra trong suốt chu kì đời sống của một con người, mặc dù không phải là yếu tố quyết định, những thay đổi về sinh học tạo ra khuôn hành vi của từng cá nhân. Tùy thuộc vào giới tính, nơi sinh sống hoàn cảnh kinh tế, thậm chí cả thời đại mà một người được sinh ra, họ được xã hội hóa rồi thì ghi dấu ấn đánh dấu từng giai đoạn trong dòng đời dưới hình thức như nhận tham gia lao động, kết hôn,làm cha mẹ, sống những năm tháng tuổi già và đối mặt với cái chết.
Các nhà xã hội học thường phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn giai đoạn: thơ ấu, thanh niên, trưởng thành và tuổi già. Ở những xã hội khác nhau và giữa các cá nhân khác nhau trong một xã hội, khoảng thời gian của từng giai đoạn cũng khác nhau, thậm chí có thể không có. Tuổi ấu thơ, sự xã hội hóa diễn ra trong từng giai đoạn cũng khác nhau, thậm chí là không có. Tuổi ấu thơ, sự xã hội hóa diễn ra trong sư quan tâm bảo vệ của người lớn, đến thời thanh niên, những hành vi, nhận thức thường bị xáo trộn, nhân cách về cơ bản định hình ở tuổi trưởng thành và cá nhân thường đạt được những thành tựu chủ yếu, khi về già và đối mặt với cái chết con người lại gặp phải thách thức xã hội to lớn. Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh nghiệm.
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên có tầm quan trọng chính yếu của mỗi cá nhân. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người mà còn là nơi tái sản xuất ra đời sống tình cảm, văn hóa - quá trình biến một đứa trẻ từ một sinh vật thành con người xã hội. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa, tiểu văn háo này được xây dựng trên nền tảng văn hóa chung nhưng với những đặc thù riêng của từng gia đình. Các tiểu văn hóa này được tạo thành bởi nền giáo dục gia đình, truyền thống gia đình, lối sống gia đình.