0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM (Trang 59 -59 )

Chương III CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THỊ

3.4.4. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sớm hoàn thành hệ thống đăng ký BĐS, cấp giấy chứng nhận về BĐS thống nhất, công khai, minh bạch, sớm tin học hóa để tạo bước chuyển mới trong cải cách thủ tục hành chính, người dân có điều kiện giám sát việc thực thi pháp luật, hỗ trợ tích cực việc chống tham những, lãng phí, tiêu cực trong quản lý ĐĐ, minh bạch hóa việc giao đất, cho thuê đất của nhà nước cũng như việc tính toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giúp giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp khiếu nại, tố cáo về ĐĐ, công khai hóa mọi giao dịch về BĐS do nhu cầu đời sống người dân cũng như trong quan hệ kinh doanh.

Giấy chứng nhận QSDĐ là một điều kiện bảo đảm được quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch, cũng như sự thuận lợi dễ dàng hơn trong quản lý việc sử dụng QSDĐ.

Các giao dịch mua bán, cho thuê, chuyển nhượng BĐS trên thị trường gặp nhiều khó khăn do việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu BĐS, QSDĐ đều quá chậm so với kế hoạch đã giao của Chính phủ. Nguyên do có thể từ cả hai phía: người sử dụng do thời gian hoặc đã mất các giấy tờ hợp lệ hoặc đã qua quá nhiều chủ sử dụng, do chiến tranh… về phía Nhà nước, hiện nay thủ tục thực hiện còn rườm rà, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức không hoặc đáp ứng không đủ yêu cầu về chuyên môn… Nếu không nhanh chóng cải thiện thực trạng này thì ĐĐ, nhà ở vẫn cứ được mua bán, trao đổi trên thị trường theo các hình thức phi chính quy, vừa khó kiểm soát, vừa chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, kém hiệu quả.

Vì vậy, cần đẩy mạnh cấp giấy chứng nhân QSDĐ cho những người sử dụng đất có đủ điều kiện để tăng lượng BĐS cung cấp cho thị trường chính quy. Đó là một dịch vụ công cấp thiết cần được Nhà nước đặt lên hàng đầu mà không thể trì hoãn hơn được nữa. Để đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận

này, các cơ quan chức năng cần phối hợp thực hiện những giải pháp đồng bộ và đội ngũ cán bộ thực hiện công việc này được nâng cao chuyên môn, được khích lệ, quan tâm xứng đáng và có quy định rõ ràng về trách nhiệm của họ. Ngoài ra, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý ĐĐ theo hướng xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan hành chính, tách riêng hoạt động dịch vụ công của văn phòng đăng ký QSDĐ và hoạt động cung cấp đất của tổ chức phát triển quỹ đất, nâng cao trình độ và đạo đức của cán bộ quản lý, nhất là ổn định hệ thống cán bộ địa chính cấp xã; lập lại kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ĐĐ, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý.

Tạo cơ chế thực thi nghiêm pháp luật về ĐĐ, BĐS ở mọi cấp, mọi ngành, thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đối với cán bộ quản lý và người sử dụng đất.

Cần quan tâm, có chính sách đồng bộ đối với các khu vực của thị trường, đa dạng hóa hàng hóa BĐS, từng bước xã hội hóa mạnh việc đầu tư hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công công theo cơ chế thị trường, phát triển thị trường cho thuê nhà ở, văn phòng, cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ, có biện pháp kích cần hợp lý đối với thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, tạo sức cạnh tranh cho thị trường BĐS được hưởng chính sách ưu đãi; tạo sức cạnh tranh cho thị trường BĐS trong nước so với thị trường khu vực, có sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

Vận hành đồng bộ thị trường dịch vụ hỗ trợ cho thị trường BĐS, đặc biệt quan tâm tới dịch vụ tư vấn về lập quy hoạch sử dụng đất, dịch vụ tín dụng BĐS, dịch vụ bảo đảm giao dịch BĐS, dịch vụ cung cấp thông tin về BĐS, dịch vụ đinh giá BĐS.

Việc đổi mới chính sách ĐĐ đối với đất nông nghiệp đã làm nên điểm đột phá trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta vào năm 1986, tạo nên diện mạo mới cho kinh tế nông nghiệp nước ta. Đến nay, có thể nghĩ đến một điểm đột

phá mới trong quá trình tiếp tục đổi mới cũng từ chính sách ĐĐ và BĐS cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: tạo cơ chế thuận lợi để chuyển được nguồn vốn đầu tư tiềm ẩn trong BĐS thành vốn đầu tư phát triển BĐS, vận hành chứng khoán BĐS nhằm thu hút vốn đầu tư từ tiết kiệm của dân, khuyến khích đầu tư từ vốn của các doanh nghiệp trong nước ( tạo vốn đầu tư từ nội lực) và tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài ( thu hút vốn đầu tư từ ngoại lực). Từ đó, cũng có thể nghĩ đến một diện mạo mới cho khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ được hình thành như hệ quả của điểm đột phá này. Để thực thi, cần đồng bộ hóa hệ thống pháp luật về BĐS, nâng cao chất lượng quy hoặc sử dụng đất để có mặt bằng sử dụng đất hiệu quả và hợp lý; đổi mới hệ thống tài chính BĐS; hoàn thành hệ thống đăng ký và cấp giấy chứng nhận về BĐS; cải cách mạnh thủ tục hành chính trong quản lý, tăng cường năng lực cho bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý pháp luật phải được thực hiện nghiêm, kiểm tra, thanh tra phải có hiệu quả, sai pham phải được xử lý kịp thời. Thị trường QSDĐ sẽ là môi trường để chính sách đất đai tác động trực tiếp vào quá trình chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đất nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

KẾT LUẬN

Thị trường BĐS là một bộ phận cơ cấu thành quan trọng của nền KTTT, kể cả với nền kinh tế chuyển đổi theo hướng phát triển KTTT định hướng XHCN như ở nước ta. Trong đó, thị trường QSDĐ là hạt nhân của thị trường BĐS lần đầu tiên được quy định tại một đạo luật là LDĐ 2003. Việc quy định như vậy đã thể hiện quan điểm của Nhà nước ta thừa nhận sự tồn tại khách quan của thị trường này. Sự hình thành và phát triển của loại thị trường này chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, luật pháp, chính trị, xã hội..

Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận của thị trường BĐS, thị trường QSDĐ; xác định vị trí và vai trò quan trọng của thị trường QSDĐ trong thị trường BĐS; kinh nghiệm của thế giới về kinh doanh trong thị trường BĐS có ý nghĩa quan trọng giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về thị trường này.

Trên thực tế, hệ thống pháp luật về ĐĐ, thị trường BĐS đã bộc lộ nhiều điểm yếu kém. Việc tìm hiểu thực trạng của pháp luật và thực trạng của thị trường QSDĐ trong thị trường BĐS để kịp thời đưa ra các giải pháp tránh được những bất cập, mâu thuẫn đang tồn tại trước mắt.

Do đó, tiếp tục sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý tốt nhất cho hệ thống thị trường nói chung, thị trường BĐS nói riêng là một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi sự chủ động và quan tâm đặc biệt của Nhà nước. Có như vậy, chúng ta mới có thể chủ động xây dựng và phát triển thị trường BĐS vận hành một cách lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và bảo đảm lợi ích của Nhà nước cũng như của các chủ thể tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM (Trang 59 -59 )

×