Chương III CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THỊ
3.3. Định hướng phát triển thị trường quyền sử đụng đất.
Mỗi loại đất được tham gia thị trường có phương hướng phát triển riêng phù hợp với đặc thù trong quản lý và sử dụng. Đối với đất nông nghiệp, thị trường QSDĐ tiếp tục bảo đảm đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, tập trung ĐĐ hợp lý và khuyến khích mở rộng đầu tư nhằm tăng năng suất, sản lượng, giá trị hàng hóa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo trong khu vực nông thôn tiến tới một nông thôn khá giả và bảo vệ môi trường. Đối với đất phi nông nghiệp không phải đất ở, thị trường QSDĐ cần tạo động lực cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, đa dạng hóa hàng hóa BĐS, phát triển thị trường trong cả khu vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng, thực hiện dễ dàng quyền thế chấp, bảo lãnh để chuyển giá trị BĐS thành vốn
đầu tư. Đối với đất ở, thị trường QSDĐ một mặt tạo hiệu quả cao trong phát triển thị trường nhà ở và mặt khác bảo đảm giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp và trung bình, người thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi.
1. Chủ động xây dựng và phát triển thị trường BĐS, trong đó có QSDĐ, trước hết ở các đô thị và ở các vùng quy hoạch sẽ phát triển đô thị.
2. Nhà nước định hướng, điều tiết và kiểm soát thị trường, có biện pháp chống các hành vi đầu cơ BĐS, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường BĐS, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong kinh doanh và bình ổn giá cả BĐS.
3. Ban hành sớm các chính sách tài chính để điều tiết lại phần giá trị tăng