Xây dựng các chính sách đất đai phù hợp cho phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 51)

Chương III CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THỊ

3.4.2. Xây dựng các chính sách đất đai phù hợp cho phát triển thị trường.

- giao đất sử dụng ổn định lâu dài: LĐĐ quy định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân cho Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Như vậy, chủ sở hữu đất ở đây là người dân, Nhà nước chỉ là người đứng ra quản lý, không có lý gì mà người dân không có QSDĐ của mình lâu dài, ổn định. Việc Nhà nước giao đất cho người dân sử dụng lâu dài sẽ là một chính sách đúng đắn, phù hợp với sự phát triển cuả nhân loại tiến bộ và đáp ứng được lòng dân. Theo quy định tại Điều 66 LĐĐ 2003 thì đất sử dụng ổn định lâu dài là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại Khoản 4 Điều 71 LĐĐ 2003; đất ở…còn các loại đất khác như đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối… thì thời hạn sử dụng là 20 năm ( Đ67, 68, 69, LĐĐ 2003 ). Và theo quy định của luật thì nếu đất đã sử dụng ổn định, không có tranh chấp thì sẽ được cấp sổ đỏ.

Việc đất đã được cấp sổ đỏ có một vai trò quan trọng đối với những giao dịch chuyển nhượng QSDĐ, nó sẽ thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, đồng thời bảo đảm an toàn cho người mua, hạn chế các tranh chấp ĐĐ phát sinh. Đất được cấp sổ đỏ cũng sẽ thuận lợi hơn khi nhà nước tiến hành quy hoạch, bồi thường, bởi gia đình nào đã có sổ đỏ bao giờ cũng được ưu tiên hơn, việc giải quyết bồi thường thuận lợi hơn. Vì vậy, để giúp người dân yên tâm sống, nhà đầu tư yêu tâm sản xuất, kinh doanh và các giao dịch liên quan đến ĐĐ thuận lợi thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh hơn nữa chính sách giao đất sử dụng ổn dịnh lâu dài cho người dân và có những biện pháp bảo vệ QSDĐ của họ.

- Chính sách hạn điền: Theo quy định của LĐĐ 2003 và Nghị quyết mới nhất của UBTVQH thì người dân chỉ được phép sử dụng tối đa 6 ha đất nông nghiệp ở miền Đông và Tây Nam Bộ, 4 ha ở miền Bắc. Một hộ chỉ có thể

nhận chuyển quyền 100 ha nếu để trồng rừng. Chính sách này trong nông nghiệp gọi là “hạn điền”. Mục đích của chính sách hạn điền là ngăn chặn tình trạng tích tụ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích khác; phân bố đều diện tích cho người dân, để mọi người dân đều có ruộng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng “dồn điền đổi thửa” đã xảy ra rất nhiều vấn đề nan giải, nó đã hạn chế người nông dân mở rộng quy mô trang trại sản xuất, không tạo ra được động lực cho họ phát triển, sản xuất bị manh mún, phân tán. Có thể nói tính khả thi của chính sách hạn điền không cao, chưa lường được hết những tình huống có thể phát sinh trên thực tế cho nên “lợi bất cập hại” “sợ dân nghèo bằng cách giữ cho mọi người đều nghèo”. Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang- Lê Minh Tùng nói: “đừng tưởng cứ giao đất cho những người nghèo là hết nghèo. Nhiều người dân nhận đất mà không biết quản lý, chỉ cày cấy một hai mùa là ngập đầu nợ nần” [5]. Thiết nghĩ trong thời gian tới nhà nước nên xem xét, điều chỉnh chính sách “hạn điền” sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO, không xóa bỏ hắn chính sách này, vì nó vẫn cần thiết để hạn chế tình trạng tích tụ đất quá nhiều mà không phát huy được nguồn đất đó nhưng nên mở rộng giới hạn đất cho người dân, dựa trên khả năng, thực lực thực tế của họ, nếu họ làm tốt, có hiệu quả mà cần đất để mở rộng quy mô thì nên tạo điều kiện giao thêm đất cho họ, còn những người nông dân không đủ khả năng không nên cứ giao cho họ để đất bị bỏ hoang, người cần đất thì không có đất người không làm được lại vẫn được cấp, như vậy chúng ta không những không giúp được người nông dân nghèo mà còn làm cho những người nông dân khác cũng không có cơ hội làm giàu cho bản thân và gia đình. Những người nông dân không có khả năng sản xuất, kinh doanh có thể nhượng lại đất cho người khác và đi làm thuê. Ví dụ như lương của công nhân trong các trang trại mủ cao su đã lên tới 3 triệu / tháng, cao hơn cả lương của công nhân đang làm trong các nhà máy, khu công nghiệp, và còn cao hơn rất nhiều nếu họ vẫn cố bám lấy mảnh đất nhỏ của mình mà không biết phải làm

gì trên đó. Vì vậy theo chúng tôi, chính sách hạn điền vẫn nên tiếp tục giữ nhưng không nên chỉ bó hẹp ở hạn mức tối đa 4 hay 6 ha như hiện nay mà nên căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của người dân để giao đất cho họ, tích tụ đất có hiệu quả sẽ thúc đẩy người dân đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy chuyên môn hóa, trong sản xuất nông nghiệp và đây cũng là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.

Nhà đầu tư có thể trở thành “địa chủ” nhưng “địa chủ” trong bối cảnh đó sẽ mang nội hàm khác với những định kiến trong quá khứ. Về vấn đề này chúng ta có thể học hỏi mô hình “hạn điền” của Đài Loan, Trung Quốc. Trước đây, sản xuất nông nghiệp của Đài Loan cũng manh mún như ta, nhưng hiện nay họ đã áp dụng mô hình 15 hộ nông dân cùng góp đất với nhau thành lập công ty nông nghiệp nhỏ và vừa để hình thành vùng sản xuất tập trung, khép kín. Hội đồng quản trị sẽ phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp. Cách làm này vừa giúp người nông dân không mang tiếng đi làm thuê trên đất mình mà còn thúc đẩy sản xuất.

- Chính sách đối với đất trồng lúa nước: Ở nước ta, khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước, không chỉ cung cấp đủ lúa gạo đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khấu sang nước ngoài. Nước ta chỉ đứng sau Thái lan về xuất khẩu gạo trên thế giới. Qua đây có thể khẳng định vai trò to lớn của nền sản xuất lúa nước ở nước ta đối với người dân và sự phát triển xã hội. Nhưng hiện nay do tác động của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đất trồng lúa đang dần dần bị thu hẹp, thay vào đó là các nhà máy, khu đô thị ùn ùn mọc lên. Theo thống kê của Bộ TNNT trong vòng 5 năm (2001-2005), tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp trên 366.000 ha, chiếm 3,9% đất nông nghiệp đang sử dụng. Bình quân mỗi năm đất nông nghiệp bị thu trên 73.000 ha, trong đó vùng ĐBSH có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ tiếp theo là vùng Đông Nam bộ với trên 100.000 hộ và 2 địa phương có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất là Hà Nội

với 138.291 hộ và thành phố Hồ Chí Minh là 52.094 hộ [6]. Theo Cục HTX- PTNT (Bộ NN- PTNT) thì mỗi ha đất thu hồi sẽ ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Không chỉ dừng lại ở đó, đất trồng lúa nước bị mất quá nhiều sẽ làm cho an ninh lương thực bất ổn, rối loạn, xuất khấu giảm. Vì vậy, cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Nhà nước cần phải chú trọng, quan tâm hơn đến việc giữ gìn và cải tạo đất trồng lúa nước, bảo đảm cuộc sống cho người dân, nếu bắt buộc phải chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì cần phải bổ sung, thay thế hoặc đẩy mạnh đầu tư, tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, nhà nước phải phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người nông dân về mặt tài chính, kỹ thuật, đào tạo nâng cao, trình độ nhận thức cho họ. Đưa công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Về vấn đề này chúng ta nên tham khảo kinh nghiệp của Nhật Bản. Ở Nhật Bản cứ mỗi bao gạo xuất khấu 60 kg thì người nông dân sẽ được Chính phủ hỗ trợ 150 USD. Trong khi đó, Việt Nam là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, thu nhập của người dân còn quá thấp so với sức lao động họ bỏ ra và yếu tố rủi ro cũng quá nhiều.

- Chính sách đối với đất khu công nghiệp: Tại các kỳ đại hội Đảng toàn quốc và gần đây là tại bài phát biểu của Bộ CN ở Hội thảo quốc tế “xây dựng và thực hiện chiến lực công nghiệp Việt Nam” (24/03/2005) đều xác định chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 là Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Để thực hiện được mục tiêu này thì Nhà nước cần phải có những biện pháp, chính sách cụ thể, hiệu quả sao cho kích thích ngành công nghiệp phát triển hơn nữa, và một trong những chính sách đó là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có đất xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, hiện đại. Thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước hầu hết các địa phương đều đã làm tốt công tác giao đất xây dựng khu công nghiệp cho các nhà đầu tư, do đó rất nhiều khu công nghiệp đã được xây dựng và hoạt động hiệu quả như khu công nghiệp

Bắc Vinh , Hòa Khánh, Tân Bình… đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước. Nhiều chính sách về giao đất, cho thuê đất đối với khu công nghiệp đã được triển khai tốt như UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định về một số chính sách ưu đãi trong sử dụng đất khu công nghiệp Bắc Vinh: đối với công ty đầu tư phát triển khu công nghiệp thì được tính giá thuê đất nguyên thổ 100 VNĐ / m2 / năm và được miễn 15 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất… hay giá thuê đất dối với các dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp Hòa Khánh cũng tương đối thấp, nếu trả từng năm một thì 0,60 USD /m2/năm, nếu trả 5 năm một lần là 0,55 USD /m2/năm và trả một lần cho toàn bộ thời hạn thuê đất thì chỉ còn 0,40 USD /m2/năm… Đối với nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh, trong khu công nghiệp, nhà nước cho phép nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng QSDĐ thuê đất, thuê lại đất.

Như vậy, có thể thấy nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư có đất để xây dựng, phát triển mở rộng khu công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề giao đất cho các khu công nghiệp đang xảy ra nhiều bất cập, nhất là tình trạng giao đất tràn lan, bừa bãi, đất giao thừa, không sử dụng hết công năng như ở khu công nghiệp Tân Bình, đất được giao trên 155 ha nhưng phần lớn lại để trống hoặc xây kho bãi, dịch vụ, văn phòng làm việc… không hoàn toàn dùng để xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất. Hay ở khu công nghiệp Long An diện tích đất công nghiệp được quy hoạch thuộc loại lớn nhất trong số các tỉnh phía Nam: 13.892 ha, tuy nhiên đất không được dùng hết mà chính quyền địa phương vẫn tiếp tục giao; tại một khu công nghiệp nhằm liền kề tỉnh lộ 291 (Quế Võ, Bắc Ninh) còn nghiêm trọng hơn, đất hoàn toàn bị bỏ hoang và người dân nơi đây đang đua nhau tới vỡ hoang, cày bừa trên mảnh đất khu công nghiệp này. Trước tình trạng giao đất “bừa bãi” cho các khu công nghiệp, Nhà nước cần phải điều chính lại sao cho đất được giao sử dụng triệt để, có hiệu quả, không thế vì muốn nhanh chóng xây dựng thật nhiều khu công nghiệp mà “nhắm mắt” giao đất vừa gây thiệt hại cho nguời dân bị thu

hồi đất, vừa không phát triển được nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến đúng như mong muốn.

- Chính sách đối với nông dân bị mất đất: Để triển khai kế hoạch xây dựng công nghiệp trở thành một nước công nghiệp đến năm 2020, Nhà nước ta đang đẩy mạnh quy hoạch đất để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và tất yếu nhà nước phải thu hồi từ đất nông nghiệp, đất nhà ở của người dân. Trong vòng 5 năm (2001- 2005), nhà nước đã thu hồi 366.000 ha đất nông nghiệp trung bình mỗi năm nông dân mất 73.000 ha. Trên các quốc lộ, đường liên tỉnh đâu đâu cũng bắt gặp ảnh tượng đất nông nghiệp bị thu hồi, các doanh nghiệp chia lô, xây dựng nhà máy. Theo khảo sát tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm 89%, đất thổ cư và đất khác chiếm 11%; nhiều xã bị thu hồi 80-90% đất canh tác như Xuân Đỉnh có 256.678 m2 đất thì bị thu hồi 206.678 m2, ở Mễ Trì (Hà Nội), trung bình mỗi hộ dân có 1,5 lao động và 1 ha đất thu hồi, ảnh hưởng tới việc làm của 10 lao động. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất thổ cư trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của 2,5 triệu nông dân [7]. Nước ta là một nước nông nghiệp, đa số nông dân sống bằng nghề nông (70% dân số), nếu mất đất họ sẽ không biệt làm gì khi quanh năm suất tháng chỉ gắn với đồng ruộng. Để giải quyết vấn đề này xin đưa ra một số giải pháp cơ bản như sau:(1) trước hết các địa phương phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và cả nước. Gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp tập trung với phát trển ngành nghề tại chỗ, đặc biệt quan tâm tới việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư từ 5-10%, quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp,(2) địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp sử dụng đất thực hiện theo đúng quy trình tái định cư – dạy nghề - đền bù - giải tỏa - xây dựng. Có cơ chế, chính sách ràng buộc doanh nghiệp giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu lao động, tuyến dụng từ 40-50% con em nông dân có tay nghề phù hợp vào làm việc lâu dài tại nhà máy, xí nghiệp

nơi doanh nghiệp “ đứng chân”, (3) tạo điều kiện giữa nông đân góp đất làm cổ phần, cổ đông của nhà máy, doanh nghiệp,(4) tổ chức các cuộc giao dịch cung- cầu lao động bố trí việc làm cho người lao động, đào tạo nghề, cấp thẻ học bổng cho họ, thực hiện trợ cấp khó khăn (30 kg gạo/tháng/ người). Đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài nếu họ có nhu cầu, tiến hành hỗ trợ kinh phí tài liệu học cho họ, (5) Chính phủ cần tăng cường nguồn lực cho các dự án hỗ trợ dạy nghề cho người lao động ở khu việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đồng thời dành nguồn lực thỏa đáng cho các dự án vay vốn tạo việc làm từ Qũy quốc gia giải quyết việc làm cho những địa phương có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w