Thực trạng hiệu quả sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV Bóng rổ của các trung tâm đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV nam 1213 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa (Trang 51)

16 100,0 Qua kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trong tuyển

3.2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV Bóng rổ của các trung tâm đào

luyện trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV Bóng rổ của các trung tâm đào tạo VĐV Bóng rổ ở nước ta.

Hiện nay tiêu chuẩn của các chỉ tiêu dùng để đánh giá trong tuyển chọn và huấn luyện Bóng rổ ở nước ta vẫn chưa thực sự rõ ràng và ổn định. Điều đó có nghĩa là: Khi sử dụng các chỉ tiêu để tuyển chọn thì sẽ dựa vào kết quả kiểm tra từng chỉ tiêu để xếp hạng từ đầu đến cuối. Sau đó những VĐV có nhiều chỉ tiêu đạt thứ hạng cao hơn sẽ được đánh giá tốt và có thể được tuyển vào tập luyện ở các cấp cao hơn. Trong việc xác định thành tích và thứ hạng các chỉ tiêu không tính đến hệ số ảnh hưởng của các chỉ tiêu mà thực hiện phân đều ảnh hưởng của tất cả các chỉ tiêu. Vì vậy chưa đảm bảo được tính khoa học, chính xác trong việc đánh giá tiềm năng thể thao của VĐV. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất đánh giá trình độ trong tuyển chọn và huấn luyện.

Theo khảo sát trực tiếp của chúng tôi thì hiệu suất đánh giá trong tuyển chọn của các trung tâm đều không đạt quá 36% sau mỗi đợt tuyển chọn lại hàng năm. Ví dụ năm 2005 hiệu suất tuyển chọn của các trung tâm đào tạo VĐV Bóng rổ ở các tỉnh như sau:

Hà Nội đầu năm tuyển vào 14 VĐV cuối năm thải loại còn 5 VĐV hiệu suất tuyển chọn chỉ đạt 35,7%.

Yên Bái đầu năm tuyển vào 12 VĐV cuối năm thải loại còn 4 VĐV hiệu xuất tuyển chọn đạt 33,33%.

Quảng Ninh đầu năm tuyển chọn 15 VĐV cuối năm thải loại còn 5 VĐV hiệu suất tuyển chọn đạt 33,33%.

Thanh Hoá đầu năm tuyển chọn 10 VĐV vào tập luyện cuối năm chỉ chọn được 3 em có triển vọng dựa vào tập luyện tiếp. Hiệu suất tuyển chọn đạt 30%.

Các số liệu trên đã chứng tỏ hiệu suất các chỉ tiêu đánh giá trong tuyển chọn theo các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá mà các trung tâm đào tạo VĐV Bóng rổ sử dụng hiện nay có hiệu suất tuyển chọn rất thấp. Đòi hỏi cần được đổi mới nâng cao.

Còn việc đánh giá trình độ tập luyện trong quá trình huấn luyện để điều chỉnh huấn luyện mới chỉ coi trọng đánh giá về mức độ tăng trưởng thành tích chuyên môn. Cũng có một số HLV cũng coi trọng cả việc đánh giá về sự tăng trưởng tố chất thể lực cũng như điểm kỹ thuật chuyên môn. Song nhìn chung việc đánh giá còn manh mún thiếu toàn diện và thực sự chưa có tác dụng điều chỉnh đối với huấn luyện để đảm bảo cho định hướng trong huấn luyện hợp lý, khoa học hơn.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp tập luyện môn Bóng rổ của VĐV nam 1213 tuổi các lớp Bóng rổ nghiệp dư Thành phố Thanh Hóa (Trang 51)